Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hành trình đi tìm nguyên mẫu vợ chồng A Phủ

Thứ năm, 14:41 26/01/2012 | Xã hội

GiadinhNet - Ít ai biết rằng, nội dung cốt truyện, nguyên mẫu nhân vật chính đều có thật ngoài đời

“Vợ chồng A Phủ”, tác phẩm văn học xuất sắc của nhà văn Tô Hoài đã được viết cách đây hơn nửa thế kỷ. Nhưng ít ai biết rằng, nội dung cốt truyện, nguyên mẫu nhân vật chính đều có thật ngoài đời. Những con người bằng da, bằng thịt vẫn đang sống ở những nơi từng là nỗi ám ảnh của người Mông, Thái, Mường trên mảnh đất Tà Xùa, Hồng Ngài (huyện Bắc Yên, Sơn La)...
 

 "Ngôi nhà hạnh phúc" của Vợ chồng A Phủ.

 
Vợ chồng A Phủ ngày ấy

Truyện "Vợ chồng A Phủ" được rút ra từ tập "Truyện Tây Bắc" và là truyện ngắn xuất sắc nhất của tập sách này của nhà văn Tô Hoài. Truyện có hai phần: Phần đầu kể chuyện Mỵ và A Phủ ở Hồng Ngài; phần sau là thời kỳ của Phiềng Sa, hai người gặp cách mạng và trở thành du kích. Nhưng trong chương trình giảng dạy văn lớp 12 chỉ trích dạy phần đầu của tác phẩm.

Theo nhà văn Tô Hoài, năm 1952, khi đó ông là phóng viên của báo Cứu Quốc (báo Đại Đoàn Kết bây giờ), được cử đi viết về những căn cứ cách mạng và đời sống ở vùng mới giải phóng ở phía Tây Bắc như Sơn La, Lai Châu... Nơi bạt ngàn những cánh rừng xanh thẳm và là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào người Mường, Thái, Mông...

Ông cũng tiết lộ rằng, câu chuyện trong Vợ chồng A Phủ là câu chuyện hoàn toàn có thực. Tức là có nguyên mẫu ở ngoài đời sống. Đó là chuyến công tác Tà Xùa (nay thuộc huyện Bắc Yên) sang Phù Yên (Sơn La). Ở Tà Xùa, ông gặp một cặp vợ chồng người Mông vào đúng dịp tết truyền thống của họ. Ông đã ở lại đây ăn Tết rồi nghe anh chồng kể chuyện. Anh kể về cuộc đời anh, cuộc đời chị vợ, về chuyện thống lý (tương đương với lý trưởng, chánh tổng) ở bản anh làm tay sai cho Pháp, rất tàn ác, cho nên anh phải đưa vợ chạy trốn đi nơi khác. Câu chuyện của đôi vợ chồng này cộng với vốn hiểu biết của ông về đời sống của người Mông đã làm cho cốt truyện cứ sáng tỏ dần. Cũng thời gian này, Tô Hoài đã gặp và làm bạn với thống lý Hồng Ngài (Bắc Yên) khi đó là Mùa Chống Lầu, người này theo và giúp đỡ cách mạng rất nhiều bởi ông có tầm ảnh hưởng rất lớn với đồng bào người Mông ở đây. Và "Vợ chồng A Phủ" ra đời từ đó.

Những thông tin này, người ta chi biết khi nhà văn Tô Hoài tiết lộ qua những bài trả lời phỏng vấn trên báo. Tuy một số tình tiết câu chuyện và nhân vật được nhà văn vay mượn, chắp nối từ nhiều con người, địa phương nhưng bối cảnh chính của Vợ chồng A Phủ vẫn được nhà văn Tô Hoài đặt chính ở xã Hồng Ngài, thuộc huyện Bắc Yên (Sơn La ngày nay).

Có lẽ đây là những điều mà rất ít người được biết, kể cả bao thế hệ học sinh đã từng được học tác phẩm nổi tiếng này. Chính những điều đó, đã thôi thúc tôi tìm lên Hồng Ngài, nơi những nguyên mẫu của Vợ chồng A Phủ đã từng sinh sống, nơi cuộc sống từng được nhà văn Tô Hoài miêu tả như "địa ngục" bởi bọn thống lý, cường hào và sự đàn áp của thực dân Pháp...

"Cán bộ A Châu" kể chuyện Tô Hoài viết  “Vợ chồng A Phủ”

Trước khi gặp gỡ ông Đinh Văn Tôn, nguyên mẫu chính của cán bộ A Châu, tôi không nghĩ được sự may mắn của cuộc hội ngộ này.
 

 "Cán bộ A Châu" Đinh Văn Tôn.


Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, cán bộ A Châu là người đã giúp đỡ và giác ngộ cách mạng cho A Phủ. Điều đặc biệt, "cán bộ A Châu" Đinh Văn Tôn chính là người đầu tiên đọc tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, đồng thời ông đã góp ý nhiều thứ từ địa danh, đổi tên nhân vật... cho nhà văn Tô Hoài.

Bước sang tuổi 82 với hơn 60 tuổi Đảng, ông Tôn là người dân tộc Mường, sinh ra và lớn lên ở bản Mùng, xã Tân Phong, huyện Phù Yên. Ông đi theo cách mạng từ rất sớm và và là một cán bộ cốt cán của lực lượng Việt Minh hoạt động tại địa bàn tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và huyện Phù Yên.
Ngồi trò chuyện với ông, bao nhiêu ký ức thời chiến tranh, thời trẻ "làm cách mạng" như khơi dậy niềm tự hào trong con người "cán bộ A Châu". Ông say sưa kể cho chúng tôi nghe về những khó khăn, vất vả của hơn nửa thế kỷ trước.

Ông sinh năm 1930, khi vừa tròn 20 tuổi, ông nhận nhiệm vụ gây dựng cơ sở, tuyên truyền cách mạng cho đồng bào Mông, Mường, Thái ở Khu 99 (nay thuộc huyện Bắc Yên) để tạo điều kiện cho Việt Minh mở rộng địa bàn hoạt động bên tả ngạn sông Đà, kết nối Chiến khu Việt Bắc với chiến trường Sơn La và Điện Biên Phủ. "Bây giờ các cháu đi đường như thế này là sướng gấp vạn lần thời bọn tôi làm cách mạng. Ngày ấy, không chỉ nơi đây mà cả cái khu Tây Bắc này nghèo và lạc hậu lắm. Đã như vậy còn bị lính Pháp, cường hào cướp bóc nên cái đói, cách rách cứ triền miên. Để làm tốt nhiệm vụ chính là tuyên truyền các dân tộc đoàn kết, giúp đỡ bộ đội đi lại, tôi phải sống chung, gần dân, hướng dẫn đồng bào cách phòng, chống bệnh tật; cùng bà con ăn sắn, ăn ngô; chỉ cho họ cách chọn đất tốt làm nương, làm rẫy... Người ta thấy bộ đội Cụ Hồ tốt như vậy thì họ vui cái bụng lắm, họ theo mình để làm cách mạng, ủng hộ bộ đội, chống lại lính Pháp và cường hào ác bá...".

Khi chúng tôi đề cập đến thống lý Pá Tra, A Phủ, Mỵ, A Sử, A Châu... ông bảo đó đều là những nhân vật có thật ngoài đời. Có chăng là đã đổi cái tên, bỏ cái họ khi nhà văn đưa vào tác phẩm. Tất nhiên, truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” đã thêm, bớt nhiều chi tiết, kể cả nhân vật để đôn nội dung lên, cũng như tôn vinh niềm tự hào của đồng bào làm cách mạng.

Ông Đinh Tôn kể: "Thống lý Pá Tra là nguyên mẫu của ông Mùa Chờ La, bố ông Mùa Chống Lầu. Mùa Chờ La  chuyên đàn áp, cướp bóc của cải người dân nên bà con rất căm thù. Tuy nhiên, đến đời con, thống lý Mùa Chống Lầu lại đi theo cách mạng, theo Việt Minh và giúp đỡ cho bộ đội chúng ta rất nhiều. Ông Mùa Chống Lầu đã xây dựng cơ sở, vận động tất cả người Mông khu 99 theo cách mạng, theo bộ đội Cụ Hồ".

Theo ông Tôn, trước khi gặp ông, nhà văn Tô Hoài đã quen thân với Mùa Chống Lầu trước và ông Tôn cũng là người trực tiếp một mình vào đồn La Hu Ván, nơi đóng quân của thực dân Pháp để cứu gia đình Mùa Chống Lầu khi gia đình ông Lầu bị Pháp bắt nhốt. Qua việc làm này của ông Tôn, thống lý Mùa Chống Lầu càng tin tưởng hơn ở những người làm cách mạng, chính vì thế, sau này ông Lầu là một trong những người ủng hộ Việt Minh hết sức nhiệt tình và có công lao lớn trong chống Pháp, chống Mỹ.

Ban đầu, nhà văn Tô Hoài viết truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”, hầu như các tên nhân vật đều được lấy thật. Sau đó, dưới sự góp ý của ông Đinh Văn Tôn, nhà văn Tô Hoài có cắt đi một số đoạn, đồng thời đổi tên các nhân vật, thứ nhất để không ảnh hưởng đến ông Mùa Chống Lầu, thứ hai để tôn niềmtự hào của đồng bào người Mông làm cách mạng. Mặt khác, theo ông Tôn, lúc này chúng ta đã thành lập chính quyền ở đây và đã có Ủy ban hành chính. Ông Mùa Chống Lầu lúc bây giờ đang là ủy viên Ủy ban Mặt trận tổ quốc khu.

Nguyên mẫu nhân vật thống lý Pá Tra là ông Mùa Chờ La, còn cái tên Pá Tra là của một thống lý có thật nhưng ở tận Mù Cang Chải (một huyện của Yên Bái ngày nay). Thời nhà văn Tô Hoài viết truyện này thì thống lý Pá Tra đang phải chịu án tù do tội ác mà hắn gây ra.

Ông Đinh Văn Tôn cho biết, lúc đầu, tên thật của ông cũng được nhà văn Tô Hoài sử dụng. Nhưng ông có góp ý rằng, như vậy cũng không hay, vì cần phải gắn liền vào đồng bào dân tộc. Sau khi bàn lên, bàn xuống, ông cùng nhà văn Tô Hoài thống nhất lấy cái tên chung chung của đồng bào Mông và không lấy họ, chỉ có tên đệm là A đằng trước thôi. Thế là cái tên A Phủ (tên này người Mông không có), A Sử, A Châu, A Mỵ... được đặt lại trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.

Khi tôi hỏi ông Đinh Văn Tôn, ông có thông tin về những nhân vật có thật trong truyện ngắn của Tô Hoài hiện nay thế nào không thì ông bảo cũng biết nhiều đấy. Vì sau khi cách mạng thành công, cả bản thân ông, ông Mùa Chống Lầu, Lầu A Phử đều có những vị trí trong chính quyền cả. Tuy nhiên, ông Mùa Chống Lầu thì đã mất lâu lắm rồi, ông Lầu A Phử trước cũng mấy chục năm làm Chủ tịch xã Tà Xùa, Hồng Ngài. Còn vợ A Phủ thì ông cũng không biết còn sống hay chết, nhưng địa chỉ cụ thể thì ông nắm rõ ở bản Lung Tang, xã Hồng Ngài. Bởi sau khi trốn khỏi nhà thống lý Mùa Chờ La, hai vợ chồng A Phủ đã về sinh sống và làm cách mạng ở xã Hồng Ngài rồi.

Cầm địa chỉ mà ông Đinh Văn Tôn tiết lộ, chúng tôi tiếp tục hành trình tìm đến Mỵ, nhân vật chính của “Vợ chồng A Phủ”.
 

Tác giả bên nguyên mẫu của “Vợ chồng A Phủ”.

Nhân vật Mỵ - Mùa Thị A hiện nay.


Mỵ ngày ấy và Mỵ ngày nay

Chia tay "cán bộ A Châu" Đinh Văn Tôn khi mặt trời bắt đầu chuyển sang giờ chiều. Chúng tôi bám theo con đường đất đỏ đang được phá đá, san núi đầy ổ gà, ổ voi đến bản Lung Tang, xã Hồng Ngài.

Mặt trời chói chang giữa đầu đông khiến chúng tôi thầm mừng trong bụng, bởi con đường độc đạo này có tí mưa là không đi được. Tất nhiên, những con dốc cao vút và những vực sâu hun hút cũng khiến những tài xế không chuyên như chúng tôi phải dè chừng.

Vừa đi vừa lân la hỏi đường, chúng tôi không khỏi băn khoăn khi đường đến bản Lung Tang còn gần 50km. Sẽ chẳng có gì để nói, nếu đó là con đường dưới đồng bằng thẳng băng và được rải nhựa thẳng tắp. Theo những người bản địa, nếu đi nhanh cũng mất 3 tiếng mới đến được bản Lung Tang, hôm nay đường đang làm, ít nhất cũng phải 4 tiếng, vì vừa đi vừa chờ để công nhân họ nổ mìn, phá đá.

Rồi hành trình đến với vợ chồng A Phủ cũng thành công, chúng tôi đến bản Lung Tang khi mặt trời bắt đầu khuất sau những ngọn núi. Ở đỉnh cao nhất của xã Hồng Ngài này, 5 giờ chiều đã có những luồng không khí lạnh bao trùm cả bản làng. Đồng bào Mông cũng đã vắng trên những cánh đồng ngô và bắt đầu quây quần bên những bếp củi sưởi ấm.

Do ở quá xa với trung tâm nên người dân ở đây biết tiếng Kinh rất ít. Cộng với bản tính người Mông hay e thẹn, những thông tin chúng tôi hỏi về vợ chồng A Phủ và Mỵ đều nhận những câu trả lời quen thuộc "chử pâu, chử pu" (không biết, không thấy). Vất vả lắm chúng tôi mới tìm được nhà anh Lầu A Dua, là Bí thư chi bộ bản Lung Tang.

Lầu A Dua cũng mới làm "cán bộ" được vài năm gần đây, tiếng Kinh của Lầu A Dua cũng ngọng ngịu không tròn câu chữ. Khi chúng tôi hỏi có biết bà Mỵ, vợ của A Phủ không thì A Dua bảo biết biết. "Giờ tối rồi, cán bộ cứ ở lại ăn cơm, uống rượu với nhà mình đã. Sáng mai, nhà mình đưa đến nhà của Mỵ", A Dua nhiệt tình và tỏ ra rất phấn khởi với các "cán bộ" dưới xuôi lên công tác.

Sáng sớm, khi làn sương còn chưa tan trên đỉnh Lung Tang, khi cái giá lạnh còn đang bao phủ thì chúng tôi đã được A Dua gọi dậy để sang nhà Mỵ. Bởi theo A Dua nếu không đến sớm, cả gia đình đi lên nương sẽ khó gặp lắm.

Theo tay chỉ của Lầu A Dua, ngôi nhà sàn của A Mỵ nằm thấp lè tè bên cạnh một ngọn núi. Trong nhà, nhân vật chính mà chúng tôi tìm kiếm đang ngồi sưởi ấm bên bếp củi. Cả gia đình, con cháu của bà đã lên nương hết cả.

Hơn 80 tuổi, nhưng trông bà vẫn còn khỏe lắm. Tuy nhiên, bà lại không biết tiếng Kinh để giao tiếp. Qua "phiên dịch viên" Lầu A Dua, những câu chuyện về Mỵ, về thống lý Mùa Chờ La, Mùa Chống Lầu dần được tái hiện trong trí nhớ của người phụ nữ Mông chứng kiến gần như cả lịch sử của bản làng này.

Bà bảo, trước đây bà bị thống lý Mùa Chờ La bắt về phục dịch, rồi chồng bà sau này, ông Lầu A Phử cũng bị bắt về nuôi trâu, nuôi ngựa, rồi trồng thuốc phiện. Bởi hơn nửa thế kỷ trước, ở cái xã Tà Xùa, Hồng Ngài và cả Khu 99 này bạt ngàn cánh đồng hoa anh túc.

Khi đến thì còn gái, đã biết e thẹn, hẹn hò thì bà bị bắt về nhà thống lý Mùa Chờ La. Cuộc sống khổ cực lắm, nhưng cũng có bao nhiêu người chung hoàn cảnh với bà. Thời đó, nếu ai được nhà giàu bắt về làm vợ thì không những không được sung sướng, ăn ngon mặc đẹp mà còn khổ cực gấp trăm, vạn lần. Làm vợ ở nhà nhà nghèo còn sướng hơn nhiều. Tuy vậy, con của Mùa Chờ La là Mùa Chống Lầu lại tốt. Khác với nhân vật A Sử trong “Vợ chồng A Phủ”, đánh đập, bắt trói bà thì Mùa Chống Lầu chưa bao giờ đánh đập bà cả.

Khi cách mạng về, bà cùng Lầu A Phử trốn đi, hôm ngủ trong rừng, hôm ngủ trong hang. Cái hang mà thời xưa bà và chồng bỏ trốn giờ vẫn còn, người ta gọi là hang A Phủ.

Trước đây, với 7, 8 tháng công tác, nhà văn Tô Hoài cũng đã từng ăn Tết người Mông với chồng bà, với Mùa Chống Lầu, với cả chính bà nữa. Nhưng bà lại không hề biết, mình là nguyên mẫu của nhân vật chính trong “Vợ chồng A Phủ”. Hỏi tên Mỵ bà cười, bảo "chử pâu"-  không biết.

Tên thật của bà là Mùa Thị A, giờ sức đã yếu rồi nên bà chẳng lên nương nữa. Ở nhà hàng ngày bà giúp cháu con những việc cơm nước, lùa trâu vào chuồng thôi. Kể về cuộc sống hiện tại bà bảo "ưng cái bụng" lắm. Giờ đi đâu cũng có xe máy, ngô lúa thì năm nào cũng đủ ăn. Bọn trẻ bây giờ được học hành, được biết cái chữ, đứa nào cũng có cơm no, quần áo để mặc.

Cái bà "ưng cái bụng" nhất là con gái lớn lên không bị bắt đi làm vợ nữa. Giờ bọn trẻ đã biết yêu, đứa nào thích nhau thì đã hẹn hò trước. Đến ngày, đến giờ cứ thế mà "bắt" về nhà để cúng Giàng rồi làm vợ, làm chồng. Chứ thời bà, có thích ai thì cũng không được yêu, được lấy. May là cả bà và chồng dám bỏ trốn, rồi may mắn được gặp cách mạng.

Khi kể về người chồng A Phủ  - Lầu A Phử, bà tự hào lắm. Bà bảo hai người sống rất hạnh phúc, đến khi chết, bà đã cố gắng đi lấy rất nhiều thuốc cho ông ấy uống nhưng mà không qua được. Trước khi nhắm mắt về với Giàng, về với núi rừng, ông cứ dặn bà đừng lấy chồng nữa, ở thế thôi. Nghe lời ông, từ ngày ông mất, bà cứ ở thế đến bây giờ...

Không biết chữ, không nói, nghe được tiếng phổ thông, bà cũng không biết mình bao nhiêu tuổi. Chỉ áng chừng lúc bà bị bắt mới 15, 16 mùa lá rụng thì đến nay cũng hơn 80 tuổi vậy thôi...

Chia tay bà, một nhân vật bao nhiêu năm qua đã đi vào lòng người qua tác phẩm nổi tiếng “Vợ chồng A Phủ”, chúng tôi dường như đã thỏa ước mong được một lần trò chuyện. Tiếc là bà không được đọc tác phẩm văn học, cũng như không được nghe, không được xem bộ phim “Vợ chồng A Phủ”. Ở đó, Mùa Thị A chính là nguyên mẫu của Mỵ... 
 
Phùng Bình
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
1 chính sách liên quan đến sổ đỏ sẽ thay đổi, người dân cần phải đặc biệt chú ý

1 chính sách liên quan đến sổ đỏ sẽ thay đổi, người dân cần phải đặc biệt chú ý

Xã hội - 30 phút trước

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ ban hành và áp dụng Bản giá đất mới vì vậy kéo theo đó chi phí làm sổ đỏ có thể tăng.

Bắt đối tượng hiếp dâm bé gái 13 tuổi mới quen qua mạng xã hội

Bắt đối tượng hiếp dâm bé gái 13 tuổi mới quen qua mạng xã hội

Pháp luật - 57 phút trước

Sau thời gian ngắn quen biết qua mạng xã hội, nam thanh niên 20 tuổi tới nhà chơi và quan hệ tình dục với bé gái 13 tuổi.

Nữ kế toán từ nạn nhân đầu tư trên mạng trở thành kẻ lừa đảo

Nữ kế toán từ nạn nhân đầu tư trên mạng trở thành kẻ lừa đảo

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Để có tiền nạp vào app bán hàng trên mạng, Tuyết đã lừa người chị họ số tiền hơn 3 tỷ đồng.

Cái kết đau lòng của người đàn ông từ chối nhậu nhẹt

Cái kết đau lòng của người đàn ông từ chối nhậu nhẹt

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Mang rượu đến nhà bạn để nhậu nhưng bạn từ chối, Xuyên liền lấy một đoạn gỗ vào nhà tấn công nạn nhân dẫn đến tử vong.

Người nước ngoài lao động tại Việt Nam có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Người nước ngoài lao động tại Việt Nam có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo quy định, khi người lao động làm việc tại Việt Nam nếu thu nhập phát sinh thì vẫn phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, đối với những người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Video: Xe tải lấn làn tông trúng xe ô tô con, kéo lê hàng chục mét trên cao tốc Pháp Vân

Video: Xe tải lấn làn tông trúng xe ô tô con, kéo lê hàng chục mét trên cao tốc Pháp Vân

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Xe tải khi đang di chuyển bất ngờ lấn làn, tông trúng một xe ô tô con đang đi song song. Va chạm mạnh khiến xe ô tô con xoay ngang, bị xe tải kéo lê hàng chục mét trước khi dừng lại.

Vay tiền không trả, gã thanh niên 2 lần đốt nhà con nợ trong đêm

Vay tiền không trả, gã thanh niên 2 lần đốt nhà con nợ trong đêm

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Tại cơ quan điều tra, Chung khai nhận do anh T. vay tiền của mình nhưng không trả khiến bản thân bức bức xúc. Do đó, đối tượng đã hai lần thực hiện hành vi phóng hỏa đốt nhà nạn nhân.

Nhà hàng phục vụ mại dâm, kích dục 'quý ông, quý bà' hoạt động ra sao?

Nhà hàng phục vụ mại dâm, kích dục 'quý ông, quý bà' hoạt động ra sao?

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Nhà hàng ở quận 1 hoạt động từ 23h hôm trước đến khoảng 4h hôm sau, đồn đoán là thiên đường ăn chơi, khách khi tới TPHCM phải trải nghiệm.

Tạm giữ hình sự 3 phụ nữ bán dung dịch vệ sinh giả

Tạm giữ hình sự 3 phụ nữ bán dung dịch vệ sinh giả

Pháp luật - 6 giờ trước

Qua công tác nắm tình hình, Công an TP Thanh Hóa đã làm rõ và tạm giữ hình sự 3 người phụ nữ về hành vi kinh doanh sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ giả

Tạm giữ hình sự thanh niên xâm hại bé gái quen qua TikTok

Tạm giữ hình sự thanh niên xâm hại bé gái quen qua TikTok

Pháp luật - 7 giờ trước

Thanh niên 27 tuổi đưa bé gái 14 tuổi quen qua mạng xã hội TikTok vào nhà nghỉ và nhà nội để xâm hại.

Top