Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội sẽ gặp phiền toái khi “số hóa” tên đường?

Chủ nhật, 15:00 23/04/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã giao Sở Văn hóa - Thể thao nghiên cứu thêm việc đặt tên đường theo số để phù hợp cho việc áp dụng công nghệ “số hóa” trong quản lý, ứng dụng sau này. Thông tin trên đã dấy lên nhiều ý kiến tranh luận xung quanh các vấn đề văn hóa - lịch sử - xã hội gắn liền với tên phố tên đường, thậm chí thêm cả dự đoán về phiền toái ban đầu của việc “số hóa”. Để mở rộng cách tiếp cận, PV Báo Gia đình & Xã hội đã có cuộc trò chuyện với các nhà nghiên cứu, kiến trúc sư về đề xuất này.

Tại TPHCM, việc “số hóa” tên đường đã được thực hiện (Trong ảnh: Đường D5 giao với đường D2 ở quận Bình Thạnh). Ảnh: TL
Tại TPHCM, việc “số hóa” tên đường đã được thực hiện (Trong ảnh: Đường D5 giao với đường D2 ở quận Bình Thạnh). Ảnh: TL

Đô thị thế giới tồn tại cùng lúc nhiều hình thức…

Việc “số hóa” tên đường phố bằng kí tự được nhận định như một xu hướng tất yếu cho đô thị nhằm giải quyết những tiện ích về tìm kiếm địa điểm, công tác quản lý hành chính, phục vụ đời sống dân sinh, phát triển du lịch và tránh sự trùng lặp… Chẳng hạn ở TPHCM, khi hỏi đường Nguyễn Đình Chiểu thì phải là Nguyễn Đình Chiểu Phú Nhuận hay Nguyễn Đình Chiểu quận 3? Hỏi đường Lê Lợi thì là Lê Lợi ở Gò Vấp hay Lê Lợi quận 1?...

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, GS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhận định: “Theo tôi, việc số hóa đường phố là chủ trương đúng, trùng với xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền văn minh đô thị phát triển. Tất nhiên, họ không đánh số theo kiểu đơn giản là 1, 2, 3, 4… mà có quy ước rất logic, chặt chẽ về địa lý. Từ đó, thống nhất việc lấy chữ cái cùng phần chữ số. Từ một đường phố đã được “số hóa”, rất dễ xác định vị trí, quản lý hành chính. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi tất cả người dân phải biết sử dụng bản đồ thành thạo chứ không phải cứ lơ mơ đi lạc rồi lại… “tôi tưởng!”.

GS Nguyễn Quang Ngọc chia sẻ thêm, dù là xu hướng chung nhưng việc đặt tên đường theo số chỉ nên áp dụng ở những khu đô thị mới, đang bắt đầu xây dựng, quy hoạch còn những đường phố đã được đặt tên ổn định, tồn tại hàng trăm năm mà bây giờ “đè” ra đánh số đều không ổn. Ông nói: “Nếu mã hóa để tiện quản lý thì phải mã hóa kiểu khác chứ không nên trưng ra mặt đường những ký tự, chữ số này kia. Chính đô thị trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây vẫn tồn tại cùng lúc nhiều hình thức: Đường phố đặt theo tên danh nhân, theo tên đất và kí tự đã được mã hóa… họ kết hợp các hình thức rất rành mạch, không trùng lặp hay gây phiền toái gì cả”.

Trước câu hỏi: “Thường mọi thay đổi dần sẽ quen, chẳng hạn đường Thanh Niên (Hà Nội) trước đây có tên là đường Cổ Ngư, giờ nếu đổi thành một cái tên đã “số hóa” thì có hợp lý không?”, GS Nguyễn Quang Ngọc cho hay: “Tôi thường đồng tình với ý tưởng giữ lại các tên cổ bởi điều đó phản ánh chiều sâu văn hóa nhưng sự thay đổi như tên đường Thanh Niên là một câu chuyện lịch sử đánh dấu sự chuyển đổi từ thời “Đường Cổ Ngư xưa chầm chậm bước ta về” đến biểu tượng cho thời kỳ đổi mới, phát triển, thanh niên Thủ đô và cả nước đồng sức đồng lòng xây dựng tương lai. Ban đầu, lúc đặt tên mới, nhiều người thấy tiếc. Dần dần, trải qua nửa thế kỷ, tên đường Thanh Niên đã đi vào đời sống công dân Thủ đô và cả nước, gắn bó với du khách quốc tế. Bây giờ, con đường ấy mà đổi thành kí tự kiểu x, y, z nào đó là bất ổn. Tên đất, tên người một khi đã in vào tâm khảm con người lẫn chiều sâu văn hóa thì không nên thay đổi nữa”.

“Tôi tự ứng cử và cần 30 ngày để thực hiện!”

Kiến trúc sư Nguyễn Vĩnh Tiến.
Kiến trúc sư Nguyễn Vĩnh Tiến.

Trao đổi với chúng tôi xung quanh ý tưởng đặt tên đường theo số, kiến trúc sư Nguyễn Vĩnh Tiến cho biết: “Với tư cách vừa là kiến trúc sư, vừa là nhà quy hoạch, tôi cho rằng ý tưởng này mới nghe thì tưởng sẽ thuận tiện hơn nhưng trên thực tế không hẳn là như vậy. Chẳng hạn ở TPHCM, có những tên quận đặt theo số nhưng khi thực hiện các thủ tục hành chính, người ta đều phải ghi chú cả phần số và phần chữ vào văn bản nhằm đảm bảo sự chặt chẽ, tránh bị điều chỉnh, can thiệp. Như vậy, tưởng thuận tiện hóa ra phiền phức thêm. Chưa kể, về phương diện văn hóa, việc đặt tên theo số sẽ khô khan, còn theo chữ giúp người ta có cảm giác về vùng đất, yếu tố văn hóa, nhân vật, không gian, thời gian…”.

Trước lo ngại về vấn đề nếu đặt tên đường phố bằng tên danh nhân thì sẽ không đủ tên để đặt, kiến trúc sư Nguyễn Vĩnh Tiến khẳng định: Sẽ có nhiều cách để đủ! Cụ thể, đó là sự phân chia theo thời kỳ lịch sử, nhân vật xuất chúng, chuyên ngành (khoa học, y học, văn học nghệ thuật, âm nhạc, hội họa…), tôn giáo, thiên nhiên-đặc trưng vùng miền… và cần mở rộng, triển khai theo hướng: Không phải cứ người đã khuất mới được đặt tên cho đường phố mà những người làm nên kì tích chưa ai làm được đều xứng đáng được đặt tên đường. “Những nghệ sĩ lớn như Đặng Thái Sơn rất xứng đáng được đặt tên đường, đó vừa là cử chỉ văn hóa, vừa là động lực cho hàng triệu người nỗ lực cống hiến, không phải để tên mình được đặt tên đường mà vì họ có niềm tin vào giá trị của sáng tạo, cống hiến sẽ được ghi nhận một cách xứng đáng”, anh nói.

Qua cuộc trao đổi cùng chúng tôi, kiến trúc sư Nguyễn Vĩnh Tiến bày tỏ nguyện vọng tự ứng cử, không yêu cầu kinh phí và nếu được lãnh đạo TP Hà Nội chấp thuận, anh cần khoảng 30 ngày để giải quyết ngay những vấn đề bất cập của thành phố đó là: Trùng tên đường, số nhà lủng củng và bến chờ xe bus không tên.

Theo kiến trúc sư Nguyễn Vĩnh Tiến, về việc trùng tên đường, cần mở rộng triển khai đặt tên theo nhiều chủ đề như đã đề xuất. Ví dụ, về chủ đề tôn giáo, ở gần các đền chùa, những con đường nhỏ có thể mang tên các vị chư Phật hoặc thần thánh liên quan. Chủ đề thiên nhiên, dựa vào đặc trưng văn hóa vùng đất, có thể đặt tên đường phố theo tên các loài hoa, làng nghề, sản vật, thành hoàng làng. Như làng nghề Bát Tràng, tên phố sẽ ý nghĩa hơn nếu đặt theo các loại gốm hoặc tên những người có công khai mở, xây dựng vùng đất.

Kiến trúc sư Nguyễn Vĩnh Tiến không ủng hộ ý tưởng “số hóa” tên đường phố vì theo anh, với người dân Việt Nam tư duy định lượng không phải là thế mạnh mà mạnh về tư duy định tính. Anh nói: “Nhờ tư duy định tính mà dân tộc ta đã làm được biết bao nhiêu việc lớn lao, vĩ đại trong chiến tranh và công cuộc đổi mới. Vậy kể cả việc đặt tên đường, cũng phải dựa vào tư duy định tính, từ đó kết hợp hài hòa với nhiều yếu tố khác nhằm tạo nên sơ đồ mạch lạc về giao thông. Tôi nghĩ, TP Hà Nội không cần phải tốn kém mà cứ mời tôi hoặc những người giỏi hơn tôi, họ sẽ làm trong khoảng 30 ngày, như thế là nhanh chóng, tiết kiệm nhất”.

Riêng việc đặt tên cho các bến chờ xe bus, kiến trúc sư Nguyễn Vĩnh Tiến cho biết, ở các nước châu Âu, tất cả bến chờ đều được đặt tên riêng và người ta coi đó như một địa điểm về văn hóa chứ không đơn thuần chỉ là chỗ chờ xe. Anh cho biết: “Chúng ta thử hình dung xem, sẽ đẹp đẽ biết bao nếu một ngày nào đó, ta nói với nhau: “Tôi đang ở bến chờ xe bus Hoa đào!” (người nghe biết ngay ở khu Nhật Tân), hay: “Tôi đã ở bến chờ Làng Lụa” (người nghe biết ngay ở Vạn Phúc, Hà Đông)… Tóm lại, các địa điểm phải trở thành “bản đồ trí nhớ” và đi vào đời sống văn hóa, xã hội, lịch sử của người dân”.

Thành Nam

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng quận Hoàng Mai (Hà Nội) chỉ tên hàng trăm công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy, trong đó có nhà sách Tiến Thọ số 695 – 697 Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội).

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 1 giờ trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Thời sự - 2 giờ trước

Đại diện sân bay Nội Bài cho biết đơn vị vừa được tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024. Cụ thể, Nội Bài xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Pháp luật - 2 giờ trước

Khi chủ tiệm ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa lấy vàng từ trong tủ ra, nam thanh niên dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt. Kẻ gây án cùng đồng bọn cướp đi khoảng 2 cây vàng.

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Pháp luật - 2 giờ trước

Thấy cháu H. (SN 2011) đang đạp xe trên đường, Thành đi xe máy phía sau dùng tay sàm sỡ khiến cháu H. hoảng loạn.

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Trường đại học đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ là Học viện Phụ nữ Việt Nam với mức điểm cao nhất là 25,5 điểm.

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH – Giữa lòng thủ đô Hà Nội có một phố nghề độc đáo luôn nức hương thơm. Thứ hương thơm này chỉ cần lướt qua phố nghề đã thấy bớt căng thẳng, mệt mỏi, có cảm giác rất dễ chịu, thư thái.

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau một ngày đón mưa dông nền nhiệt giảm, nắng nóng mở rộng thêm ở khu vực Bắc Bộ. Hà Nội là một trong những điểm tăng nhiệt và xảy ra nắng nóng, mức nhiệt dự báo tăng thêm 3 độ.

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Đời sống - 4 giờ trước

Đến chiều tối 18/4, những cơn dông, lốc và mưa rào lớn đã làm hơn 1.600 ngôi nhà ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị bay mất nóc, tróc mái lợp, thủng dột, hư hại...

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Giáo dục - 4 giờ trước

Trở thành thủ khoa đại học năm 2003 với số điểm tuyệt đối, sau 21 năm, PGS Hà Khải Minh hiện là một trong những nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới.

Top