Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội đề xuất chia sẻ dữ liệu dân cư: Cần thiết nhưng phải thận trọng

Thứ bảy, 07:26 14/07/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Mới đây, chính quyền TP Hà Nội đưa ra đề xuất Chính phủ cho thí điểm thu giá dịch vụ đối với việc chia sẻ dữ liệu dân cư đối với các ngành như ngân hàng, công chứng... Là một trong số những chuyên gia đầu tiên thực hiện Dự án thí điểm hợp tác giữa Việt Nam - Na Uy về Cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia bắt đầu từ năm 1997 đến năm 2000, TS Nguyễn Quốc Anh - nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, thông tin và dữ liệu (Tổng cục Dân số, Bộ Y tế) cho rằng: Đề xuất đó đã thể hiện việc làm cần thiết, nhưng cần thận trọng và phải có lộ trình về một việc làm mới.


Người dân đi làm Chứng minh thư nhân dân. Ảnh minh họa

Người dân đi làm Chứng minh thư nhân dân. Ảnh minh họa

Dữ liệu dùng chung nên cần được chia sẻ

Theo TS Nguyễn Quốc Anh, việc chia sẻ dữ liệu dân cư phải xuất phát đầu tiên từ cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia nói chung và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nói riêng - tức là nguồn tài nguyên số chung của quốc gia cần được khai thác, chia sẻ sử dụng phục vụ cho các yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và ngay cho cả các cá nhân.

Từ năm 1997, Ủy ban Quốc gia Dân số và kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) do GS Mai Kỷ là Bộ trưởng, Chủ nhiệm được Thủ tướng Võ Văn Kiệt giao thực hiện đề án thí điểm hợp tác với Na Uy về xây dựng hệ thống đăng ký dân số và CSDL dân cư quốc gia tại 3 tỉnh Hà Tây, Bình Thuận, Tây Ninh ở 3 miền đất nước. Khi đó Na Uy đã cử Trung tâm dữ liệu Hoàng gia Na Uy (SDS) trợ giúp kỹ thuật và chuyển giao công nghệ với nguồn vốn viện trợ của Cơ quan hỗ trợ quốc tế Hoàng gia Na Uy (NORAD). Về nguyên lý đây là xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia và có vai trò để sử dụng chung cho các cơ quan quản lý nhà nước và hoàn thiện hơn là cho mọi tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác, sử dụng. Đây là CSDL sơ cấp (primary database), sẽ chia sẻ để hình thành các CSDL thứ cấp (secondary database) như hệ CSDL quản lý thuế thu nhập, CSDL bảo hiểm . . . thuộc hệ thống các CSDL quản lý của nhà nước.

Đến năm 2007, khi CSDL dân cư đã được thí điểm thành công, đã tổ chức lấy ý kiến các Bộ, ngành nhiều lần và tổ chức Hội thảo quốc tế tại Hà Nội để chuẩn bị các bước triển khai mở rộng ra toàn quốc, nhưng do thay đổi về tổ chức bộ máy, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định chuyển giao CSDL quốc gia về dân cư từ Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em Việt Nam sang cho Bộ Công an thực hiện (do phụ trách công tác đăng ký và quản lý hộ khẩu). Tuy nhiên, hiện nay Tổng cục Dân số vẫn duy trì kết quả đã làm trong thời gian trước và mở rộng hình thành CSDL DS-KHHGĐ để phục vụ nhu cầu quản lý chuyên ngành, trong đó đã hình thành có hệ thống các bản khai các thông tin cơ bản của từng cá nhân (trên 90 triệu bản khải) để tổng hợp các số liệu phục vụ nhu cầu sử dụng quản lý chuyên ngành. Hiện nay theo Nghị quyết 137 của Chính phủ ban hành kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 21–NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 khóa XII ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới, trong đó giao cho Bộ Y tế chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan kiện toàn CSDL DS-KHHGĐ để cung cấp thông tin, số liệu về dân số phục vụ sử dụng, đồng thời tổ chức kết nối với CSDL bảo hiểm xã hội nhằm phát huy việc chia sẻ cơ sở số liệu về dân số phục vụ sử dụng chung. “Do vậy, có thể thấy đề xuất chia sẻ dữ liệu về dân cư của Hà Nội là hợp lý và cần thiết, nhằm sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu cơ bản đã xây dựng hoàn thành”, TS Nguyễn Quốc Anh nói.

Không chia sẻ, khai thác sử dụng là sự lãng phí lớn

Khi có thông tin chia sẻ CSDL cá nhân, đã có nhiều ý kiến lo ngại việc chia sẻ dữ liệu dân cư theo đề xuất của chính quyền TP Hà Nội sẽ làm lộ thông tin cá nhân. TS Nguyễn Quốc Anh cho rằng: “Theo tôi, nếu cứ lo sợ chung chung mà không xem xét cụ thể để khai thác sử dụng thì không đúng là CSDL quốc gia dùng chung và cũng sẽ gây ra sự lãng phí rất lớn. Trên thế giới nhiều nước đã thực hiện chia sẻ dữ liệu từ lâu rồi, họ hình thành khoa học về dữ liệu mở và đồng thời cũng xây dựng ra những nguyên tắc sử dụng chia sẻ dữ liệu chặt chẽ, trong đó quy định rõ trách nhiệm của phía cung cấp và trách nhiệm của phía sử dụng và áp dụng cho từng trường hợp chia sẻ CSDL cụ thể. Chúng ta bắt đầu thực hiện và sẽ có những bài học kinh nghiệm quý có thể học tập. Theo đó, trước khi chia sẻ dữ liệu, chính quyền cần căn cứ từ yêu cầu cụ thể và qui định những nguyên tắc để bảo đảm không vi phạm quản lý thông tin cá nhân. Tức là phải quy định rõ trách nhiệm của bên chia sẻ và bên được chia sẻ, ai sai phải chịu trách nhiệm và thực thi nghiêm, do đó không lo ngại những vi phạm có thể xảy ra”.

Trước thông tin Hà Nội dự kiến sẽ chia sẻ 7 thông tin trong Chứng minh thư nhân dân với ngân hàng, phòng công chứng, TS Nguyễn Quốc Anh cũng khẳng định: “So với thời gian xây dựng cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia thì chúng tôi và chuyên gia Na Uy có chọn lựa và xây dựng 11 thông tin cơ bản là những thông tin cơ bản có thể phục vụ các yêu cầu sử dụng chung. Hiện nay Hà Nội nếu đề xuất 7 thông tin cơ bản thì chắc cũng đã cân nhắc và lựa chọn kỹ, đây là việc làm cần thiết khi bắt đầu chia sẻ dữ liệu cùng sử dụng. Việc chia sẻ CSDL đầu tiên cho hai hoạt động ngân hàng và công chứng cũng là điều cân nhắc thận trọng vì hai lĩnh vực này thuộc quản lý của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tư pháp. Rõ ràng, điều này cũng thể hiện chính quyền thành phố đã thận trọng, thử nghiệm từng bước cho một vấn đề mới. Còn về lâu dài, từ kết quả những thử nghiệm và nếu đạt kết quả tốt, theo tôi sẽ nên mở rộng dần, đáp ứng từng bước các yêu cầu của các đối tượng cần chia sẻ, sử dụng dữ liệu dân cư để tránh lãng phí nguồn tài nguyên dữ liệu này”.

Chia sẻ phải có nguyên tắc

Theo TS Nguyễn Quốc Anh, trước khi thực hiện chia sẻ dữ liệu như CSDL dân cư thì dữ liệu đó phải được hoàn thiện, đầy đủ và bảo đảm tính chính xác đồng thời cũng có nguyên tắc. Ông cho hay, theo kinh nghiệm của quốc tế, trong đó có Na Uy, có hai nguyên tắc trong việc chia sẻ dữ liệu dân cư.

Thứ nhất, nếu dữ liệu được chia sẻ cho cơ quan quản lý nhà nước, chẳng hạn cơ quan Thuế sử dụng để tạo dựng cơ sở dữ liệu về thuế, thu nhập thì việc làm này là chia sẻ nguồn tài nguyên dữ liệu của quốc gia theo quy định giữa các cơ quan của Nhà nước.

Thứ hai, khi chia sẻ với các đơn vị doanh nghiệp, công ty tư nhân thì từ cơ sở dữ liệu này, cơ quan quản lý thường kết xuất từ CSDL ra các biểu số liệu theo yêu cầu của bên sử dụng. Chẳng hạn, cơ quan quản lý từ CSDL về ngày sinh của từng con người tổng hợp ra các biểu số liệu như số người trong độ tuổi lao động, số người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, số người trong độ tuổi trẻ có nhu cầu cao sử dụng những sản phẩm công nghệ… để cung cấp theo yêu cầu sử dụng và các đơn vị yêu cầu phải trả phí xử lý thông tin.

TS Nguyễn Quốc Anh chia sẻ: “Các thông tin cũng có thể được cung cấp theo các yêu cầu của cá nhân, ví dụ như năm 2000, khi tôi sang thăm quan Trung tâm dữ liệu Hoàng gia Na Uy, sau khi trình bày cho đoàn Việt Nam, họ có hỏi tôi có yêu cầu thử nghiệm gì không? Tôi hỏi CSDL dân cư của Na Uy có nắm biết được những người Viêt Nam hiện đang cư trú ở Na Uy không? Họ đã kết xuất từ CSDL và cho biết hiện có khoảng 3.000 người Việt Nam họ Nguyễn hiện đang cư trú (dĩ nhiên là chính xác đến từng người) và họ nói việc cung cấp bản khai thông tin cá nhân của từng người đó thì cần có quy định riêng”.

Ông cũng cho biết, khi sang tham quan hệ CSDL này ở Đài Loan thì cũng thấy đã ứng dụng để phục vụ yêu cầu của cá nhân con người, như trong cuộc sống rất nhiều việc phải nộp bản khai cá nhân như sơ yếu lý lịch ở ta. CSDL dân cư Đài Loan có thể kết xuất ra bản khai cá nhân của từng con người, khi cá nhân có yêu cầu, xuất trình thẻ ID cá nhân, cơ quan quản lý dân cư sẽ tra số ID và kết xuất, in ra bản lý lịch, cá nhân đọc và kiểm tra lại, khi đồng ý thì cơ quan quản lý dữ liệu sẽ đóng dấu xác nhận để cá nhân sử dụng bản khai đó nộp thực hiện các thủ tục hành chính như xin đi làm, xin đi học… và đương nhiên sẽ trả một khoản lệ phí tương đương 10.000 đồng Việt Nam.

Như vậy cho thấy việc chia sẻ, khai thác sử dụng CSDL dân cư là rất đa dạng và phục vụ rất hữu ích cho công tác quản lý xã hội. Tuy nhiên, TS Nguyễn Quốc Anh vẫn nhấn mạnh: “Dù việc khai thác mang lại sự thuận tiện, phục vụ cho mọi người dân nhưng vẫn cần thận trọng, đảm bảo tính nguyên tắc và chính xác”.

TS Nguyễn Quốc Anh nói: “Lâu nay chúng ta thường cung cấp, chia sẻ thông tin, số liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước (cung cấp theo giấy giới thiệu), chứ chưa mang lại nguồn lợi từ việc khai thác dịch vụ về số liệu. Đó là một sự lãng phí rất lớn, bởi chưa có sự chia sẻ nên khi cơ quan nào cần phục vụ công việc chuyên môn thì lại tổ chức điều tra riêng, mà cuộc điều tra nào thì cũng cần thu thập các thông tin cơ bản về cá nhân con người, như vậy là trùng lặp rất tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc”.

Mai Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Thời sự - 35 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau một ngày đón mưa dông nền nhiệt giảm, nắng nóng mở rộng thêm ở khu vực Bắc Bộ. Hà Nội là một trong những điểm tăng nhiệt và xảy ra nắng nóng, mức nhiệt dự báo tăng thêm 3 độ.

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Đời sống - 1 giờ trước

Đến chiều tối 18/4, những cơn dông, lốc và mưa rào lớn đã làm hơn 1.600 ngôi nhà ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị bay mất nóc, tróc mái lợp, thủng dột, hư hại...

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Giáo dục - 1 giờ trước

Trở thành thủ khoa đại học năm 2003 với số điểm tuyệt đối, sau 21 năm, PGS Hà Khải Minh hiện là một trong những nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới.

Tạo trend 'đi tìm kho báu bà Trương Mỹ Lan' coi chừng pháp luật; Hàng loạt tác giả tuyên bố dừng hợp tác với Nhã Nam

Tạo trend 'đi tìm kho báu bà Trương Mỹ Lan' coi chừng pháp luật; Hàng loạt tác giả tuyên bố dừng hợp tác với Nhã Nam

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Những ngày qua cư dân mạng dựng hàng loạt clip về việc bà Trương Mỹ Lan giấu kho báu 673.000 tỉ đồng ở biển khơi. Dù biết là đùa giỡn theo trend nhưng người dân phải hết sức cẩn thận, tránh vi phạm pháp luật

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Sơn La vừa bắt giữ 2 đối tượng gây ra vụ giết người vào đêm 17/4 tại huyện Mai Sơn.

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Mới đây, trên fanpage của Nhã Nam đã bất ngờ đăng tải một thông báo về việc ra quyết định tạm thời ngừng vị trí công tác Tổng giám đốc của ông Nguyễn Nhật Anh tại công ty.

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Xã hội - 11 giờ trước

Chiều 18/4, hàng nghìn người dân đổ về vui chơi, giải nhiệt tại công viên nước Đầm Sen (quận 11, TPHCM) trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH – Tối 18/4, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra chủ nhân tấm vé trúng giải Jackpot 2 của xổ số Power 6/55.

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Bố bé Đ.T.N.L cho biết do không có điều kiện chăm sóc nên định tìm một trung tâm bảo trợ nhờ hỗ trợ nuôi dạy bé trai mới sinh 2 năm tới.

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Dự án đầu tư xây dựng một phần tuyến đường 70 (đoạn từ cầu Ngà đến hết ranh giới Làng giáo dục quốc tế) và đường quanh Làng giáo dục quốc tế thuộc địa phận quận Nam Từ Liêm, cùng một phần huyện Hoài Đức, khởi công từ 2020 nhưng đến nay vẫn ngổn ngang.

Top