Hà Nội
23°C / 22-25°C

GS-BS Nguyễn Tài Thu: 20 năm đi tìm mộ "người dưng"

Thứ tư, 08:11 30/04/2008 | Xã hội

Giadinh.net - 7 cuốn nhật ký đã ố vàng. GS Tài Thu lần giở từng trang ghi chép từng ca mổ những năm tháng ở chiến trường. Giọng đọc ông nghèn nghẹn khi nhắc tới những chiến sĩ đã chết trên tay ông.

Sau bao nhiêu năm, hình ảnh của những chiến sĩ dũng cảm nằm trên gường bệnh vẫn khiến hai con mắt đỏ hoe trên gương mặt nhiều nếp nhăn của vị bác sĩ tận tâm...

Ám ảnh lời nói trước lúc hy sinh

Người được GS Nguyễn Tài Thu nhắc đến nhiều nhất là liệt sĩ Trần Quốc Khánh. Chỉ vì một câu nói trước giờ phút hy sinh của Khánh, mà hơn 20 năm sau, GS Tài Thu lặn lội đi tìm mộ của Khánh để đem về cho gia đình anh.

Hơn nửa thế kỷ trôi qua, chiến tranh đã lùi vào quá vãng! Nhưng hồi ức tươi nguyên về một thời máu lửa đầy hào hùng của dân tộc vẫn còn in đậm trong tâm trí những người lính năm xưa... Những tên tuổi lớn của quân y, ngành Y và nhiều tướng lĩnh trận mạc đã tề tựu cùng nhau trong cuộc giao lưu với cán bộ, phóng viên Báo Gia đình và Xã hội và toàn thể sinh viên, thầy cô giáo của trường ĐH Y tế công cộng (ngày 24/4) nhân kỷ niệm ngày Chiến thắng 30/4 và 7/5. Chúng tôi xin lần lượt trích đăng một phần những hồi ức sống động của những tên tuổi này, mời độc giả đón đọc.

GS Tài Thu đọc cuốn nhật ký trong nghẹn ngào: “Chiều thứ Bảy nắng quái, Hoàng Hoa nhuộm thẫm thêm màu xanh của núi rừng yên lặng. Thương binh Trần Quốc Khánh, người xã Giao Long, huyện Giao Thuỷ, Nam Hà đang hấp hối, gương mặt hốc hác, tay gầy, hai mắt quầng thâm, miệng nói khe khẽ trong những tiếng thở nấc. Lòng mình se lại, chạy vội về lấy hai quả cam, bóc từng múi đưa cho Khánh. Khánh nuốt ngon lành, mắt hé mở từ từ: “Anh Thu à...”. Mình nắm chặt tay Khánh, mạch trần vi vô lực yếu, bệnh trọng quá, đã hết sức cứu chữa rồi mà vẫn không qua khỏi...

Tối thứ Bảy, ngày 12/11/1972, gần 5h chiều. Mình rẽ tới các lán bất động trước khi đi ăn cơm. Quốc Khánh đang sắp rời bỏ cõi trần. Lúc đó là 14h45 phút, mắt Khánh còn hé mở, mặt xám ngoét, môi tím, chân tay buông thẳng, mình lay lay cánh tay ấm ấm của Khánh nhưng đã cứng đờ: “Khánh ơi, Khánh”. Lúc đó, Khánh đã hy sinh rồi. Vuốt lại đôi mắt còn hơi hé mở cho Khánh. Mình nhớ lại những hình ảnh của chàng dũng sĩ giải phóng quân. Hôm qua Khánh tỉnh táo lại và nói với mình: “Anh Thu, khi nào hoà bình, anh về nhà báo với bố mẹ em rằng em đã hy sinh anh dũng nhé, đừng kể cho họ biết em chết thế nào”. Mình chạy vội đi gặp chị cấp dưỡng, xin mấy thẻ hương thắp bên cạnh xác Khánh. Rồi lại vội chạy sang lán phía trên, xem những thương binh bất động số 3, gặp vội vàng các chiến sĩ Hào, Khanh, Nhân, Doãn... chỉ sợ ai cướp mất họ đi...”.

GS Tài Thu nhớ rõ, đêm mùng 3/8/1972 mưa to lắm. Cũng đúng đêm đó, hơn 50 thương bệnh binh được chuyển về lán. Phần lớn là những người thương nặng, liệt nửa người hoặc hôn mê vì trúng đạn, bom bi, sập hầm. “Bệnh viện” được nằm ở dưới hầm sâu 2m. Nước ngập sũng nước, lội bì bõm. Giường được kê dưới hầm. “Tôi còn nhớ rõ những giọt nước mắt của Khánh nhỏ xuống nhiều lần cứ mỗi khi đến bữa cơm. “Vì sao em khóc?”- Khánh trả lời: “Em có khóc đâu. Nhưng cứ động nuốt là nôn. Anh bảo em sống làm sao được. Em chỉ chán là mãi không khoẻ để tiếp tục được cầm súng ra chiến trường”. Khánh ăn vào là nôn vì bị tổn thương cột sống, viên đạn cũng đã chạm thần kinh phế vị nên cứ ngửi thấy thức ăn là nôn thốc nôn tháo. Trước khi chết, Khánh có nói với tôi địa chỉ quê và dặn khi nào hoà bình, nhắn với bố mẹ là Khánh đã hy sinh rất anh dũng. “Chì vì câu nói này mà tôi đã dành những thời gian có thể đi tìm mộ Khánh. Cuối cùng, mất những 20 năm mới đưa được Khánh về với bố mẹ”- GS Tài Thu bồi hồi nói.

Những mũi kim làm dịu cơn đau. Ảnh: PV
Theo lý lịch, gia đình Khánh ở huyện Hải Hậu (Nam Hà) nhưng do đất lở bồi, nên gia đình chuyển sang Giao Long. Sau này, đi tìm nhà Khánh vài chục lần mà không thể tìm ra vì địa chỉ sai. GS Tài Thu đã đi tìm khắp Giao Long mà không có một nghĩa trang nào có mộ Khánh. Rất nhiều lần sang các nghĩa trang lân cận của Giao Long nhưng cũng không có ai tên là Trần Quốc Khánh. Sau đó, bẵng đi một thời gian, đến năm 2000 GS Tài Thu có mở lớp châm cứu tại Hải Hậu, ông lại đi tìm mộ của liệt sĩ Khánh. Ông xuống tới huyện Xuân Trường, Giao Thủy, Giao Long mở sổ ghi người hy sinh cũng không tìm thấy. Năm 2003 và 2004, ông lại tiếp tục xuống mở lớp châm cứu tại Giao Long, Xuân Trường, nhờ mọi người giúp đỡ đi tìm nhưng vẫn biệt tăm.

“Tôi quyết tâm đi tới Hoàng Hoa (nay là Tam Đảo) chỗ lán điều trị ngày xưa. Nhưng những người ở đây cho biết không có liệt sĩ nào từ miền Nam chuyển ra. Nghe nói có người bảo có thể ở trên nghĩa trang Tam Dương (Phúc Thọ cũ) tôi tìm, nhưng khi xem sổ sách lại thấy ghi liệt sĩ tên Trần Quốc Khánh bốc mộ về quê rồi. Song gia đình lại bảo chưa bốc” - GS Thu kể lại.

Tuy với Khánh là người dưng, nhưng lời trăn trối trước lúc hy sinh đã đeo đuổi GS Tài Thu suốt thời gian đó. “Phải đưa được Khánh về nhà” đã thúc giục GS Tài Thu tiếp tục tìm kiếm.  Lúc đó, GS Tài Thu đã  gọi điện thoại về nhờ cán bộ huyện Hải Hậu và họ ra nghĩa trang Hải Long, tìm mộ Khánh và cuối cùng họ cũng tìm thấy mộ của Khánh. Chỉ vì nhầm cái tên xã mà hơn 20 năm GS Tài Thu mới tìm thấy mộ Khánh và đưa Khánh về gia đình. Vì ở trong quân tịch người ta thấy có chữ Hải Hậu, nên đưa về xã Hải Long chôn.

Chung với nỗi đau của thương binh

GS Tài Thu còn nhớ rất rõ ca mổ bằng phương pháp châm tê cho thương binh Luận. Đáng lẽ, ca mổ của thương binh này đã được tiến hành ghép xương đùi tại Sài Gòn, nhưng bị địch phát hiện nên phải chuyển gấp ra ngoài này điều trị. Trong nhật ký, GS Tài Thu tường thuật: “Đây là một phẫu thuật lớn ở chân, mà từ trước mổ với phương pháp gây mê toàn thân, nội khí quản và có thể xảy ra tử vong, thương binh có thể chết vì choáng. Trong suốt cuộc mổ, tôi rất lo lắng vì chưa bao giờ chứng kiến một cuộc mổ lớn và kích động mạnh với tiếng búa gõ vào xương chan chát, đóng đinh vào xương. Những lúc giữa khoang tuỷ xương đóng đinh dài 30-40cm, đường kính 30-40mm vào ống xương. Tiếng khoan ken két, máu phun đầy, tiếng đập chan chát. Mình vô cùng căng thẳng, cố sức điều khiển cuộc châm sao cho thương binh không bị choáng. Thương binh vẫn tỉnh và hỏi: “Sao đập công cốc mạnh thế hả anh?”- Mình vỗ về động viên bệnh nhân: “Cố chịu đựng một chút nữa nhé, đây là đang kết hai đùi xương gẫy đấy, đừng cựa quậy nhé, cố ngủ đi Luận à”. Ca mổ thành công. Luận tỉnh táo và vui vẻ ở phòng hậu phẫu, Luận bảo: “Chỉ đau lúc đập búa thôi anh Thu ạ”.

Thoáng chút xúc động, cuộc nói chuyện dừng lại. GS Tài Thu ngước mắt nhìn xa xăm như tìm về quá khứ với những hình ảnh đầy máu và mồ hôi của các bác sĩ, với các ca mổ mà theo ông tới giờ vẫn còn là một sự ngạc nhiên. Tại Quân Y viện 105, có đến vài trăm bệnh nhân bị thương nặng lắm. Họ rất trẻ. Chính phương pháp châm tê giảm đau khiến các thương bệnh binh đêm đêm ngủ ngon, không còn tiếng rên rỉ trong đau đớn. Đêm đó cũng như mọi đêm, các thương binh thường đợi GS Tài Thu qua chỗ họ, đưa những mũi kim vào làm dịu các cơn đau, đưa họ vào giấc ngủ.

“Với tôi, ca mổ tại Quân y viện 105 vẫn còn thấy rùng mình” - Lật giở cuốn nhật ký ghi lại thời gian chiến tranh biên giới, GS Tài Thu đọc chậm: “Mình tối sầm mặt vì chứng kiến một bệnh nhân tên Vinh máu mê đầm đìa bởi bị trúng đạn găm đầy người. Một phần thân thể nát bét, chân và tay phải lùng lẳng, nằm thoi thóp thở. Mọi người hỏi: “Châm tê hay gây mê nội khí quản?”- Hội ý vội vã, bác sĩ Đạt nói: “Em sợ không hô hấp được anh à”. Vậy là quyết định mổ bằng phương pháp châm tê. Bệnh nhân bị cắt cụt 1/3 cẳng tay, cẳng chân, lấy kim khí khắp người từ mặt đến ngực, đến bụng và khâu đóng màng phổi. Máu đỏ toàn thân bệnh nhân. Cuối cùng ca mổ đã được tiến hành thành công”.

“Đến bây giờ tôi cũng chẳng nói tiếng nào nặng với các bệnh nhân. Vì những hình ảnh của thương binh trong chiến trường đã gây cho tôi nhiều sự xúc động. Những thương binh không buồn, không khóc vì vết thương nặng, những cánh tay, chân bị chặt cụt, mà họ chỉ buồn vì không còn tiếp tục được ra chiến trường. Những tấm lòng đáng quý lắm” - GS Tài Thu vừa nói vừa vuốt lại cho thẳng những cuốn nhật ký đã sờn gáy. Cả cuộc đời và tấm lòng đối với các thương binh được ông ghi chật 7 cuốn sổ. Có những thương binh trước khi chết chỉ muốn ông ôm thật chặt cho đỡ lạnh... Trái tim của người Thầy thuốc nhân dân vẫn chưa nguôi thổn thức với những chiến sĩ trẻ tuổi, can đảm hy sinh vì Tổ quốc.

* Mời độc giả đón đọc Bài 2: Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Học được chữ nhẫn từ chiến sỹ quân y

Vân Khánh

kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Pháp luật - 2 giờ trước

Không ít vụ xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian qua xảy ra khi nạn nhân chưa đầy 16 tuổi. Đa số thủ phạm đều là những “gương mặt thân quen” như hàng xóm, cha dượng, người thân trong gia đình…

Hai đợt gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc có mưa rét?

Hai đợt gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc có mưa rét?

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới thời tiết ở miền Bắc sẽ dịu hơn do có hai đợt không khí lạnh tràn về. Trời có thể có mưa, nhiệt độ cao nhất trong ngày sẽ ở mức hơn 30 độ.

Nghi vấn thiếu nữ 15 tuổi bị sát hại rồi chôn lấp thi thể trong vườn chuối

Nghi vấn thiếu nữ 15 tuổi bị sát hại rồi chôn lấp thi thể trong vườn chuối

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng TP. Hải Phòng và huyện An Dương đang phối hợp tiến hành xác minh điều tra làm rõ vụ án mạng khiến một thiếu nữ 15 tuổi tử vong. Đáng chú ý, thi thể của nạn nhân được chôn lấp tại khu vực vườn chuối...

Tin sáng 20/4: Cận cảnh voi rừng 'bẻ' cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cha già bật khóc khi tìm được con trai thất lạc 43 năm

Tin sáng 20/4: Cận cảnh voi rừng 'bẻ' cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cha già bật khóc khi tìm được con trai thất lạc 43 năm

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Clip ghi lại cảnh voi rừng ở Đồng Nai bẻ cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cụ ông 87 tuổi ở Quảng Bình đã được kết nối, nói chuyện với người con trai thất lạc cách đây 43 năm qua ứng dụng video.

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 16 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Top