Hà Nội
23°C / 22-25°C

GS Đặng Hùng Võ: 'Hôm nay mình phải thú vị hơn hôm qua'

Thứ tư, 13:15 23/03/2011 | Xã hội

GS.TS Đặng Hùng Võ trò chuyện quan niệm của ông về cuộc sống, khoa học, về việc làm tiền và sử dụng đồng tiền.

 
- Mọi người vẫn gọi ông là Thứ trưởng dị tướng? Ông có thích cách gọi này không?

- Dị tướng có nghĩa là tướng mạo bất thường, điều đó không xấu về nội dung. Người ta có gọi mình là thằng hèn hay thằng đểu mới là điều đáng sợ.

Tôi cũng tự thấy rằng mình chẳng giống ai, vậy chắc người ta gọi như thế là đúng. Hình thức là cái cha mẹ sinh ra, không nên thay đổi. Hình thức chỉ là cái vỏ bọc bên ngoài, không nói gì lên nội dung cả.

- Về hưu rồi, nhưng xem ra ông vẫn còn bận bịu lắm. Công việc ông đang làm hiện là gì?

- Bây giờ tôi tiếp tục phụ trách bộ môn địa chính của trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội, dậy thêm cho trường Nông nghiệp Hà Nội và hướng dẫn tiến sĩ cho một vài trường khác nữa như Đại học Mỏ - Địa chất, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng. Công việc đào tạo này cũng không có gì nặng nề.

Công việc chiếm nhiều thời gian hơn là làm tư vấn độc lập cho một số tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, UNDP, UN Habitat, v.v. Ngoài ra, tôi còn tham gia một số đề tài nghiên cứu khoa học. Thời gian dành cho báo chí, truyền hình, đài phát thanh cũng nhiều. Thời gian còn lại là chiêm nghiệm và viết sách. Khi về hưu, tôi có cảm giác thiếu thời gian hơn lúc còn làm cho Nhà nước, việc nhiều và thực nên làm không hết.

- Giáo sư Võ thời còn làm quan chức khác với giáo sư Võ lúc về hưu như thế nào?

Khác nhiều chứ. Khi còn đương chức thì phải nói đúng và làm tốt những công việc được nhà nước giao. Mình có nghĩ khác cũng phải nói theo quan điểm chính thống của tổ chức, đó là kỷ luật chính trị và hành chính. Nay là một chuyên gia, mình được nói theo những gì mình nghĩ.

Từ phía khác, khi còn là Thứ trưởng có quyền thì chẳng biết người ta đến với mình vì lẽ gì. Mình có nhạt nhẽo đến mấy thì mọi người vẫn cứ đến, ngày hôm nay mình có làm dở hơn hôm qua thì người đến vẫn nhiều. Còn bây giờ là một nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia, khi thú vị thì người ta tìm đến, khi thấy dở thì người ta đi.

Như vậy, mình phải làm sao để ngày hôm nay mình phải thú vị hơn ngày hôm qua.

Giáo sư Đặng Hùng Võ. Ảnh: Hương Thu.

- Ông làm rất nhiều việc, đấy là do đam mê hay tài chính?

- Nhiều người nói rằng tôi phát biểu gì cũng lọt tai, tư vấn điều gì cũng thành tâm, làm việc gì cũng trách nhiệm nên thường được họ mời cộng tác. Tôi chỉ nhận hợp tác cùng làm những việc cần tới chất xám ở khu vực nghiên cứu, không làm thuê cho doanh nghiệp. Như vậy có thể thấy tôi muốn làm những việc mình thích, không có tiền cũng được, có thì cũng tốt, không làm vì tiền.

Tôi thích làm với giới báo chí vì muốn dùng kiến thức của mình để nâng cao dân trí. Tôi cũng muốn làm với các tổ chức quốc tế vì kết quả nghiên cứu của mình được quảng bá rất rộng. Tôi nghĩ chắc không phải vì háo danh, nhưng cứ thích tham gia các cuộc thi thố tri thức quốc tế. Thích để người nước khác khẳng định rằng ở Việt Nam có những người có chính kiến và biết tư duy. Thế là đủ rồi.

- Ông luôn đưa ra ý kiến trái chiều về một vấn đề nào đó. Ông không sợ “vạ miệng”?

- Tôi cho rằng quan trọng nhất là cái tâm. Mình có nói điều gì ngược lại mà tâm trong sáng thì chắc "vạ miệng" cũng không ập vào mình. Cũng biết rằng "trung ngôn" thì "nghịch nhĩ", nhưng tính từ bé đã như vậy, đi học chẳng bao giờ được thầy cô yêu, đi làm cũng chẳng được mấy thủ trưởng quý. Hôm nay có thể mọi người ghét nhưng rồi cũng đến lúc mọi người thấy mình nói đúng.

Cũng có bài báo tôi viết và nhận được ý kiến bạn đọc nói rằng sao ông không nói điều này từ khi đương chức Thứ trưởng. Ví dụ như một số bài báo tôi viết về quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai, cũng có vài ý kiến như thế.

Vấn đề không phải là khi đương chức thì sợ, nay hết chức thì không sợ. Tôi có nguyên tắc là khi đương làm cho nhà nước thì trước công luận không được nói ý kiến khác với chủ trương của nhà nước, ý kiến khác chỉ được nói trong thảo luận nội bộ. Khi không làm việc trong bộ máy nhà nước thì mình được nói lên ý kiến của chuyên gia, thảo luận công khai trên công luận.

- Trong suốt thời kỳ bao cấp, ông tự nhận không nhận bất kỳ sự phân phối nào. Ngay cả ở cương vị thứ trưởng? Không lẽ không chưa từng nhận quà biếu của doanh nghiệp, cá nhân?

- Trong thời kỳ bao cấp, mỗi khi phân phối hàng hóa thì không khí ồn ã lắm. Nhiều khi nghe thấy những ý kiến tranh nhau "khốc liệt" quá mà thấy buồn. Tốt nhất là lảng tránh đi cho tâm nhẹ hơn. Cho đến năm 1996, Bộ xây dựng có hai suất đất ở phân cho lãnh đạo Tổng cục Địa chính chưa có nhà ở. Ban lãnh đạo Tổng cục phân một suất cho tôi, mặc dù chưa được phân nhà đất lầm nào nhưng tôi cũng không nhận. Vì suất đất này dành cho lãnh đạo chưa có nhà ở, nhưng tôi lại đã mua được nhà ở rồi bằng tiền dành dụm khi học tập ở nước ngoài mang về. Nhiều người cho rằng làm như vậy là "ấm đầu", cứ lấy đi cũng chẳng ai nói được gì. Tôi muốn nhẹ nhõm trong lòng nên không lấy, đến giờ tôi vẫn cho rằng không lấy là đúng.

Ở cương vị Thứ trưởng, Tết nhất mà nhận chai rượu, gói bánh của anh em mang tới chúc Tết thì cũng có vì đó là cái tình người của anh em. Còn ai đó đem đến bất kỳ cái gì gắn với công việc thì không bao giờ tôi nhận. Cũng đã có nhiều trường hợp người dân bị oan khuất về đất đai, muốn Bộ có công văn gửi địa phương đã để lại khá nhiều tiền nhưng tôi yêu cầu anh em đang thụ lý vụ việc phải trả ngay lại. Giá trị của mình không thể rẻ như thế, mình không thể mua được bằng tiền.

Nhiều người rất tâm đắc với câu nói của một doanh nhân Mỹ rằng "Cái gì không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền". Tôi luôn muốn chứng minh rằng câu nói này không đúng, rằng it nhất, có một người không thể mua được bằng tiền cũng như không thể mua được bằng rất nhiều tiền.

Về đồng tiền, tôi đề ra nguyên tắc không nhận đồng tiền không do mình làm ra, không được đánh cắp sức lao động của người khác. Cái khó khăn nhất của con người là vượt qua sự cám dỗ của vật chất, đây là điều kiện duy nhất để mình được là mình.
 
- Ngoài công việc chuyên môn, ông giải trí thế nào?

- Tôi là người chịu khổ quen rồi, có sức bền và chịu đựng tốt. Làm việc nhiều, ngủ ít chính là cách kéo dài thời gian sống cho mỗi người. Quỹ thời gian luôn hạn chế mà công việc còn rất nhiều việc, nên tăng thời gian làm việc là giải pháp duy nhất.

Tôi đã từng làm việc liên tục 24 giờ liền trong hai ngày liên tục để hoàn thành một công việc đúng kế hoạch đặt ra.

Tôi giải trí bằng văn học nghệ thuật, đọc sách văn học, nghe nhạc, xem tranh. Hứng lên nữa thì mình tự chơi nhạc, làm thơ, vẽ tranh.

- Với tính cách của mình, ông có được nhiều phụ nữ mến mộ không?

- Trước hết tôi phải nói rằng tỷ lệ đàn ông mến mộ tôi vẫn cao hơn đàn bà, người già mến mộ tôi nhiều hơn người trẻ. Mỗi người mến tôi cũng có những cách nhìn khác nhau. Người thì nói rằng tôi thông minh vì nói mà không cần "phao", người thì khen là dám nói thẳng, cũng có vài phụ nữ trẻ cho rằng cười cũng duyên mà nói cũng duyên. Câu chuyện mến mộ cũng chỉ đến vậy thôi, họ thấy lạ nên tò mò thì đúng hơn.

Có thể tôi cũng được mọi người ưu vì luôn nhún mình trong giao tiếp, tôn trọng người khác, luôn lắng nghe và đồng cảm. Văn hóa ứng xử rất quan trọng, phải nhẫn nại để tìm thấy cái hay của đối tác, tìm thấy cái mình cần phải học.

- Xin hỏi tò mò một chút, số tiền ông kiếm được lúc về hưu so với lúc đương chức như thế nào?

- Tôi công bố thẳng thắn, lúc đương vị lương tháng được khoảng 5 triệu đồng, họp hành cũng được thêm khoảng 2 triệu nữa. Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, tham gia đào tạo ở các trường đại học cũng được thêm khoảng 100 triệu mỗi năm. Khi về hưu, trong tay cóp nhặt được chưa đầy 1 tỷ, tôi dùng để mua cái xe ô-tô hiện tại đang đi.

Sau khi về hưu, thu nhập của tôi cao hơn rất nhiều. Mỗi năm tôi cũng có thu nhập khoảng 800 triệu sau thuế thu nhập cá nhân.

- Ông đánh giá số tiền ấy như thế nào?

- Cả cuộc đời làm việc mà để ra được 1 tỷ đồng cũng là hợp lý. Xe ô-tô tôi đang đi là xe Fortuner, 7 chỗ, loại ấy cũng bình thường. Xe chỉ là phương tiện để đi lại cho an toàn, không phải là đại gia mới có ô-tô. Có thể đại gia hiện nay người ta dùng những loại xe đắt tiền khác.

Nói thêm về đại gia, mỗi người lại có một quan niệm khác nhau. Thông thường, đa số cho rằng đại gia là người có rất nhiều tiền, có thể từ tham nhũng, buôn lậu, ăn cắp, và sử dụng phung phí kiểu "công tử Bạc Liêu", đi xe "độc", uống rượu "độc", đệ tử tứ phía, chân dài mười phương. Còn theo tôi, đại gia nên được hiểu là người làm được việc mà người khác không làm được.

-Khi làm nghiên cứu sinh ở Ba Lan, ông từng kiếm nhiều tiền. Ông đã làm thế nào?

Đúng là có kiếm được tiền và tạo ra hướng cho người Việt Nam ở đó kiếm tiền. So với tiềm lực kinh tế của dân ta lúc đó cũng có thể gọi là nhiều, nhưng bây giờ thì chẳng là gì cả. Điều quan trọng là tại đất nước này, tôi đã thay đổi quan niệm về đồng tiền. Những du học sinh Việt Nam khi đó thường kiếm tiền bằng cách mua đồ từ nước ngoài gửi về nước để bán kiếm lời. Vòng quay vốn rất chậm chạp và gian nan. Tôi coi thường việc này, cho rằng vớ vấn, phải đi kiếm tiền là "mạt" rồi.

Thế rồi gia đình cũng khó khăn mà tôi thì vẫn "cao đạo" không thể gửi gì về để trợ giúp, tiền học bổng cũng chỉ đủ ăn mà thiếu mặc. Bạn bè cũng xúm lại cho vay tiền để mua chút ít gửi về, tôi cũng làm theo. Vay rồi cũng chẳng biết lấy gì để trả. Lúc đó mới thấm thía rằng đồng tiền cũng là một phương tiện xuất sắc.

Tôi quyết định phải làm tiền và thay đổi phương thức làm tiền. Câu hỏi đặt ra là: nên buôn bán với trong nước, vòng quay vốn chậm và dòng vốn nhỏ; hay là nên buôn bán giữa các nước châu Âu, dựa vào vốn của thương nhân bản xứ và mạng lưới phân phối của người Việt Nam. Tôi chọn cách thứ hai vì vòng quay vốn ngắn hơn và dòng vốn lớn hơn.

Tôi đã thành công, người Việt Nam ở Ba Lan ngày càng khá hơn, đi đâu cũng ngẩng cao đầu. Đang lúc hệ thống "làm ăn" ổn định nhất thì tôi bảo vệ xong bằng tiến sĩ khoa học bậc 2, hết hạn ở đó và tôi quyết định về nước. Mặc dù thành công trong làm tiền nhưng tôi vẫn giữ nguyên tắc "hãy để tiền là một tên đầy tớ giỏi, không thể để tiền nhẩy lên làm một ông chủ tồi".

- Kiếm nhiều tiền, sao ông không ở lại? Nhất là khi đó đất nước ta còn khó khăn?

- Tôi có kiếm được chút tiền cũng chỉ coi như có thêm phương tiện tốt để làm việc. Sao lại cứ có tiền thì phải ở lại nước ngoài, vậy để nước mình cho ai. Tôi không phải dân kinh doanh chuyên nghiệp, thấy khó chịu thì tự tư duy mà làm, việc nghiên cứu khoa học mới là chính.

Thực ra, khi bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ bậc 2 tôi cũng đã có phân vân nên về hay nên ở lại, không phải vì lý do tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn mà vì đắn đo ở đâu có thể cống hiến cho khoa học nhiều hơn.

Tôi đã hỏi ông "sếp" của tôi, viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Ba Lan, rằng tôi nên về nước hay nên ở nước ngoài làm khoa học. Ông nói với tôi không nể nang: "Tôi không nghĩ ông lại hỏi tôi câu này, sao nhiều người Việt Nam muốn ở lại đây thế, vậy ai là người có trách nhiệm làm việc cho Việt Nam?

Tôi hơi ngượng và nói rằng coi như tôi không hỏi ông câu đó. Tôi ra ngay phòng vé máy bay đặt vé về nước sớm nhất.

- Ở Ba Lan có kỷ niệm nào ông nhớ nhất?

Kỷ niệm mà tôi khó quên là về người thầy hướng dẫn luận văn tiến sĩ của tôi. Khi đó ông là Giáo sư Đại học Bách khoa Warsaw, đồng thời là Thứ trưởng Bộ Quy hoạch của Ba Lan. Sau khi bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ, tôi có tổ chức một bữa tiệc mừng cùng các thầy và các bạn trong bộ môn.
 

Giáo sư Đặng Hùng Võ, 65 tuổi, chủ nhiệm Bộ môn Địa chính, Đại học Quốc gia Hà Nội; cố vấn cao cấp cho Tổng cục Quản lý đất đai, tư vấn độc lập cho nhiều tổ chức phát triển quốc tế.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường từ 2002 đến 2007.

Năm 1984, tiến sĩ tại Đại học Bách khoa Warsaw, Ba Lan. Năm 1988, tiến sĩ khoa học tại Học viện Mỏ - Luyện kim Krakow. Năm 1992, được phong Giáo sư.

Ông được đánh giá là một trong những chuyên gia hàng đầu về chính sách đất đai, kinh tế bất động sản, hạ tầng thông tin địa lý.

Tại bữa tiệc đó, tôi có ngỏ lời cảm ơn sâu sắc sự giúp đỡ khoa học của thầy hướng dẫn. Thầy hướng dẫn của tôi nói ngay, tôi chỉ có việc đọc kỹ những gì ông đã làm, thấy đều hay và đề nghị lập Hội đồng để ông bảo vệ; ngoài ra tôi chẳng giúp được ý tưởng khoa học nào cho ông. Tôi nói ngay rằng thầy đã giúp tôi những chân lý, vượt lên trên cả ý tưởng, và tôi đã làm theo chân lý ấy.

Đó là một điều mà thầy đã nói với tôi trước đó 3 năm: "Cuộc sống này rất giản dị, chân lý luôn bên cạnh chúng ta, chỉ cần với tay sang bên rồi suy ngẫm là thấy được các quy luật của vận động, con người chỉ tự làm phức tạp lên thôi." Từ đó tôi ghi nhận và coi đây như một phương pháp tư duy: những gì tốt đẹp nhất luôn ở ngay bên cạnh mình, không phải tìm ở đâu xa xôi cả.

- Ông nghĩ sao khi nhiều sinh viên Việt Nam du học và ở lại luôn?

- Sự thực, tôi không có ác cảm với những người bỏ lại tổ quốc mà ra đi sinh sống ở nước khác. Mỗi người có một hoàn cảnh riêng, nhưng quan trọng nhất là con người có quyền tự do cư trú.

- Có phải những hạn chế trong nghiên cứu khoa học Việt Nam đã khiến người đi học không muốn quay về?

- Khoa học Việt Nam có nhược điểm nhiều hơn ưu điểm. Trước hết, bệnh hình thức quá nhiều, bằng cấp thì nhiều mà thực học thì ít. Sau đó, khoa học nước ta chỉ toàn lý luận, bằng phát minh, sáng kiến công nghệ chẳng có bao nhiêu. Một số máy móc cải tiến gần đây cũng toàn do nông dân nghĩ ra từ thực tế sản xuất. Cuối cùng, hạ tầng cho nghiên cứu khoa học của nước ta còn rất yếu kém, từ trang thiết bị tới thông tin khoa học - công nghệ đều vậy. Thử hỏi rằng nghiên cứu khoa học ở nước ta đã làm gì để cuộc sống này tốt hơn chưa? Ít lắm. Có lẽ người thành công nhất là Lioa, sản phẩm hoàn toàn nội địa đã chiếm lĩnh hết thị trường ổn áp trong nước.

- Ông đã bao giờ thấy tuyệt vọng?

Tôi không có khái niệm tuyệt vọng, chịu khó tư duy là tìm ra giải pháp. Tôi luôn cười, vì nghĩ rằng không nên để nỗi buồn xâm chiếm tư duy. Cần biết cách chấp nhận và hài lòng với những gì mình có và những gì mình đã mất. Cái đã mất là cơ hội để bắt đầu phát triển cái tốt hơn. Đến khi lực bất tòng tâm thì cũng không nên để tâm tồn tại nữa!

- Bao giờ ông mới thực sự nghỉ hưu?

Không bao giờ, chỉ khi không còn ở trên đời mới thôi. Còn sống là còn làm việc. Khi làm được điều gì có ích cho ai đó thì có được một niềm vui. Sau khi nghỉ hưu tôi còn làm việc nhiều hơn lúc đang làm việc cho nhà nước và rất hài lòng với những gì mình đã làm.
 
Theo Hương Thu
VnExpress
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Vỉa hè đường Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm); vỉa hè ngõ 78, 86, 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) đang được cải tạo, lát đá mới. Một số chỗ vừa mới lát xong đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe ô tô.

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Bằng thủ đoạn làm giả giấy mời của Chi cục thuế TP Huế, đồng thời giả cán bộ thuế gọi điện, kết bạn zalo, cung cấp đường link và hướng dẫn nộp quyết toán thuế, các đối tượng lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tài sản.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Xã hội - 5 giờ trước

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 25/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Lên mạng xã hội Facebook để tìm cho con khóa học hè về "rèn kỹ năng, tăng trải nghiệm" cho con một phụ huynh ở Thanh Xuân, Hà Nội bị các đối tượng lừa chiếm đoạt 600 triệu đồng.

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật lần đầu được giới thiệu đến công chúng.

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ 26/4.

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 8 giờ trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Quy định về chế độ tai nạn lao động được hưởng, có thể nhiều người người chưa nắm rõ

Quy định về chế độ tai nạn lao động được hưởng, có thể nhiều người người chưa nắm rõ

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Top