Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gốm Chi, nét “độc” trong mắt nghệ nhân"dị"

Thứ tư, 08:00 10/02/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Dung dị mà độc đáo, những hình khối không cân xứng nhưng lại rất "vừa mắt", đáng yêu, gốm Chi hút hồn bao thế hệ yêu gốm không bằng những họa tiết trang trí cầu kỳ, kiểu dáng ngay ngắn "bằng nhau chằn chặn", mà bởi những phá cách rất ngẫu hứng, rất duyên. Gần nửa thế kỷ qua, gốm Chi làm người ta "say" bằng cái duyên ngầm đầy tinh tế. Nét duyên ấy, càng ngắm càng thêm yêu…

 

Nghệ nhân Nguyễn Hồng Tân đang say sưa tạo hình tay cầm cho bình trà cỡ lớn phục vụ Tết Bính Thân. Ảnh: Chí Cường
Nghệ nhân Nguyễn Hồng Tân đang say sưa tạo hình tay cầm cho bình trà cỡ lớn phục vụ Tết Bính Thân. Ảnh: Chí Cường

Yêu những thứ không"đụng hàng"

Chiều cuối năm, chúng tôi tìm đến xưởng sản xuất gốm Chi ở Yên Viên, Gia Lâm (Hà Nội). Không có những âm thanh vốn quen thuộc của làng nghề với ống khói ngút trời, tiếng động cơ máy móc, tiếng lao xao mua bán, sau cánh cửa sắt sơn xanh nhuốm màu xưa cũ được vắt khóa hờ, xưởng gốm Chi khá lặng lẽ, u tịch. Cái tĩnh lặng lý tưởng để người nghệ sĩ phiêu diêu sáng tạo, cho ra đời những sản phẩm gốm độc bản, không bao giờ "đụng hàng".

Dưới vòm khế sum suê, anh Nguyễn Hồng Tân, con trai thứ của ông chủ gốm Chi đang thả hồn say sưa hoàn thiện những chiếc ấm đất pha trà cỡ lớn. Gọi là xưởng sản xuất nhưng ở đây rất ít khuôn hình (để sản xuất đại trà), bởi đa số sản phẩm gốm Chi đều được làm thủ công. Trên sân, mười chiếc ấm vừa được tạo hình đang phơi, mỗi chiếc một kiểu dáng, cách tạo vuốt khác nhau. Gần Tết, thiên hạ hối hả sắm sửa, còn anh vẫn mải mê, thong thả với những “cục đất” này. “Là nghệ thuật nhưng vẫn phải đảm bảo công năng sử dụng. Những chiếc ấm trà này còn có thể dùng để cắm hoa ngày Tết. Chúng rất hợp với những cành ly rực rỡ hay bó cúc vàng!” – anh Tân vừa chia sẻ vừa luôn tay điều chỉnh tay nắm của chiếc ấm.

Không chỉ ấm trà mà hầu hết các sản phẩm gốm Chi đều được làm độc bản, đầy tính ngẫu hứng, mang đậm dấu ấn cá nhân, bởi như anh Tân nói: “Vội vàng để sản xuất theo lô, theo khuôn thì không phải gốm Chi”. Có khi cùng một loại sản phẩm, nhưng mỗi chiếc đều có tên riêng, gắn với một thời khắc “phát tiết tinh hoa” mà bàn tay nghệ sĩ đã vuốt đất tạo hình, nhúng tráng men hay đưa bút vẽ. Nếu đã trót thích những gì vuông vắn, tròn trịa, cân đối, e rằng bạn khó “hợp” với gốm Chi. Bởi điều làm nên sự khác biệt của dòng gốm Chi mà các nghệ nhân làng gốm khác như ở Bát Tràng, Hương Canh, Chu Đậu, Phù Lãng... không có - Đó là màu men, kiểu dáng, trang trí mang hơi hướng lãng du không theo quy chuẩn, nguyên tắc nào nhưng lại duyên dáng vô ngần.

Bất cân đối mà lại cân đối

Tùy vào từng điều kiện ánh sáng, góc nhìn khác nhau, gốm Chi cho cảm nhận về màu men khác biệt. Ảnh: Chí Cường
Tùy vào từng điều kiện ánh sáng, góc nhìn khác nhau, gốm Chi cho cảm nhận về màu men khác biệt. Ảnh: Chí Cường

Gốm Chi có màu men tự nhiên biến ảo, những vết màu loang đầy ngẫu hứng trên thân bình hoa, ấm trà, cốc nước với cách nhúng men khẽ khàng, điệu nghệ của một nghệ nhân nhiều ý tưởng. Lớp men này được chủ nhân cố tình tráng không đều đặn, mà phủ chỗ dày, chỗ mỏng, chỗ để trống, chỗ khác lại nhỏ giọt buông lơi tựa hồ lớp tuyết lãng đãng bám trên bề mặt căn nhà châu Âu mùa đông giá. Nhưng, có khi chính nó, những giọt men như lớp nến hờ hững ôm lấy thân gốm lại gây cảm hứng tự nhiên đến lạ. Đặc biệt, tùy theo từng điều kiện ánh sáng khác nhau, góc nhìn khác nhau, bình gốm sẽ cho người xem một cảm nhận về sắc men khác biệt.

Kiểu dáng các sản phẩm gốm Chi tạo cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng cho người ngắm chúng. Đơn cử như bình hoa. Hiếm khi thấy cặp bình hoa “song sinh” nào, bởi mỗi sản phẩm đều là kết quả của sự “lai tạo” nhiều kiểu dáng khác nhau. Từ dáng lục bình, củ tỏi, đàn tỳ bà, trụ dài, đến dáng bầu, đàn Trumpet hay hình chum, vại, củ gừng… Giữa bình hoa dáng cao, miệng rộng, đơn giản, bất chợt người nghệ sĩ điểm xuyết, cách điệu bằng nét chấm phá là vài chiếc nụ đất như lúm đồng tiền duyên dáng trên gương mặt thiếu nữ. Anh Tân thong thả nói: “Nhìn bình thường, một số sản phẩm gốm Chi có thể tạo cho người xem cảm giác của một sản phẩm “lỗi” hay “khuyết tật”, nhưng thật ra, đó là dụng ý sáng tạo độc đáo của nghệ sĩ”.

Gốm Chi là vậy, bất cân đối mà lại cân đối, cong vênh nhưng chắc chắn, "khùm khoằm" mà đáng yêu. Những chiếc bình hoa, cái gạt tàn thuốc lá hay ấm trà cách điệu, càng nhìn càng thấy sự tinh tế, như nét duyên ngầm càng ngắm càng cảm mến, yêu thương.

Lọ hoa độc đáo hình chú khỉ - linh vật của năm Bính Thân 2016. Ảnh: Chí Cường
Lọ hoa độc đáo hình chú khỉ - linh vật của năm Bính Thân 2016. Ảnh: Chí Cường

Về họa tiết trang trí, rất khó tìm ở gốm Chi những chi tiết màu mè, rạng rỡ kiêu hãnh. “Quan điểm của gốm Chi, bình gốm đẹp phải tôn được nét đẹp của hoa, của không gian xung quanh” – anh Tân chia sẻ. Đưa cho tôi chén trà nóng, anh Tân chỉ vào những bông hoa vươn dài trên khay chén nước, bảo: “Nhìn đơn giản với bông hoa 5 cánh vươn dài, nhưng để vẽ được những chi tiết này, phải là thợ “quen hồn gốm Chi”.

Thói thường, những bình gốm được tạo ra một cách tròn trịa, bóng bảy, căng mọng, nhưng gốm Chi không bóng mà vẫn đầy tính thẩm mỹ. Đến với gốm Chi, tôi mới hiểu, không nhất thiết phải tròn đầy mới là đẹp! Tài năng của nghệ nhân gốm Chi chính là biến cái sự “thiếu – méo – thừa” đó thành khối hài hòa, ưng mắt. Lớp men sần, nhám phủ quanh thân gốm khiến khách cầm rất thật tay.

“Làm tròn thì dễ, méo mới khó. Bóng thì dễ, sần ráp mà vẫn đáng yêu mới là thử thách. Bởi nó đòi hỏi bàn tay khéo léo và cảm hứng sáng tạo bất tận của nghệ nhân” – anh Trần Sơn, người nặn gốm cho đại gia đình gốm Chi hơn 20 năm nay cho biết. Nhiều khách nước ngoài đến với gốm Chi, họ bị cuốn hút bởi màu men xưa cũ, những vết rạn trên thân gốm như những vết thời gian loang lổ, chạm vào trái tim hoài cổ người xem.

Phục dựng tinh hoa

 

“Lược kể” về gốc gác gốm Chi, anh Nguyễn Hồng Tân xa xăm: Bố anh – nghệ nhân Nguyễn Chi – người đã qua đời cách đây 5 năm - sinh ra trong gia đình có cha làm nghệ gốm ở Trà Cổ, Móng Cái (Quảng Ninh). Nhưng mãi đến năm 1970 - 1971, ông Nguyễn Chi về làm lò gốm, sản xuất cái ấm, cái bình bằng đất sét, với chất men tự tạo. Lúc đó, dòng gốm Chi “lạc điệu” “một mình một chợ” bởi trong khi người khác chỉ dùng lọ thuỷ tinh 3 ngấn, lọ lục bình và lọ đất sơn để cắm hoa thì ông lại cho ra đời bình hoa với sự phong phú về dáng và chất liệu gốm dân dã, không quy chuẩn, không rực rỡ, tươi rói.

Nhiều người am hiểu về hội họa yêu gốm Chi, thích thú với dòng gốm này vì cái lạ, cái độc. Với người yêu Hà Nội, họ còn yêu thêm khi gốm Chi đưa vào trong sản phẩm hình ảnh phố phường Hà Nội cổ, đơn sơ mà đầy mỹ cảm. Cố nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ từng ví “gốm Chi” là thơ, là nhạc, là kịch không lời… Nếu khi nói về tranh phố, người ta không thể thiếu tranh phố của danh hoạ Bùi Xuân Phái, thì nhắc đến gốm, khó mà thiếu được gốm Chi. Câu “gốm Chi, phố Phái” cũng là từ đó mà truyền tai nhau...

 

Nắp bình trà cỡ lớn được vuốt tỉ mẩn. Ảnh: Chí Cường
Nắp bình trà cỡ lớn được vuốt tỉ mẩn. Ảnh: Chí Cường

Lịch sử nghề gốm nước ta còn ghi nhận những đóng góp của gốm Chi cho việc trùng tu, phục chế những di tích lịch sử văn hoá dân tộc, đặc biệt trong việc phục dựng loại men ngói Thanh lưu ly, Hoàng lưu ly bị thất truyền.

“Sự kiện đó cũng vào thời điểm cuối năm, cận Tết. Bố tôi – khi đó 50 tuổi - nhận lời vào Huế. Mẻ ngói lưu ly ra đời trong sự hân hoan, toại nguyện của không chỉ bản thân ông, mà còn khiến lãnh đạo ngành Văn hóa Huế mừng rơi nước mắt. Bởi thế bố tôi đã được tham gia trùng tu một di sản văn hoá thế giới. Ông ký hợp đồng. 11 năm (1987 – 1998), gia đình tôi sản xuất 40 vạn viên ngói Thanh lưu ly và Hoàng lưu ly, vừa trùng tu Huế vừa góp phần trùng tu các di tích lịch sử văn hoá trong cả nước bị xuống cấp, cũng như xây dựng những công trình hiện đại, có kiểu kiến trúc cổ” – anh Nguyễn Hồng Tân, người được giới nghệ thuật đánh giá là “nắm vững hồn cốt gốm Chi” nhớ lại.

Không gian yên tĩnh nơi ngoại thành Thủ đô là nơi lý tưởng để các nghệ nhân sáng tạo nên dòng gốm Chi độc đáo. Ảnh: Chí Cường
Không gian yên tĩnh nơi ngoại thành Thủ đô là nơi lý tưởng để các nghệ nhân sáng tạo nên dòng gốm Chi độc đáo. Ảnh: Chí Cường

Nghệ nhân Nguyễn Chi cũng là người cung cấp gạch lát cho di tích cột cờ Hà Nội khi tu sửa vào cuối thập kỷ 1980. Giới mỹ thuật trước đó ai cũng biết Nguyễn Chi là người sáng tạo ra những mảnh gốm màu cho những bức tranh hoành tráng bằng gốm ở các cửa ô Hà Nội những năm 80 thế kỷ trước. Những bức tranh lớn ở Bảo tàng Hùng Vương đến những bức phù điêu lớn ghi lại chiến công oanh liệt ở trận Lũng Phầy - Lạng Sơn năm xưa cũng bằng chất liệu gốm nghệ thuật.

Nhắc đến Tết, anh Tân nhớ lại: “Những năm khó khăn khởi nghiệp gốm Chi, năm hết Tết đến, tài sản lớn nhất trong nhà chỉ còn độ hơn hai tạ đất sét đỏ... Vậy mà bên bàn xoay, cha tôi vẫn miệt mài vuốt lọ như “lên đồng”.

Xòe bàn tay dính đầy đất sét nhào nặn, anh bảo, 9 năm nay, mỗi năm đón Tết,     anh lại sáng tạo ra một sản phẩm độc, lạ đúng linh vật của năm đó như một kỷ niệm đáng nhớ. Khi thì chai rượu hình con gà, khi lại là dãy tranh gốm treo hay bình hoa hình chú ngựa phi. Tết Bính Thân 2016, anh cho biết, bản thân đã chuẩn bị đón Tết bằng cách tạo bình hoa hình chú khỉ rất đáng yêu.

Nếu đã trót thích những gì vuông vắn, tròn trịa, cân đối, e rằng bạn khó “hợp” với gốm Chi. Bởi điều làm nên sự khác biệt của dòng gốm Chi mà các nghệ nhân làng gốm khác như ở Bát Tràng, Hương Canh, Chu Đậu, Phù Lãng... không có - Đó là màu men, kiểu dáng, trang trí mang hơi hướng lãng du không theo quy chuẩn, nguyên tắc nào nhưng lại duyên dáng vô ngần...

 

“Có một dạo, cũng gần Tết, xưởng nhận quá nhiều đơn hàng khiến họa sĩ chuyên vẽ hoa trên khay “quá tải”, tôi phải thuê thợ ngoài trợ giúp, nhưng sản phẩm không được như ý, bởi cái hồn gốm Chi là ở sự thong thả, điềm đạm mà phóng khoáng. Nếu người vẽ không lỏng tay mà gò chặt, tô vẽ đậm đà chuẩn chỉnh thì không thể đúng với hồn cốt gốm Chi”, anh Tân nói.

Võ Thu/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Sơn La vừa bắt giữ 2 đối tượng gây ra vụ giết người vào đêm 17/4 tại huyện Mai Sơn.

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Mới đây, trên fanpage của Nhã Nam đã bất ngờ đăng tải một thông báo về việc ra quyết định tạm thời ngừng vị trí công tác Tổng giám đốc của ông Nguyễn Nhật Anh tại công ty.

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Xã hội - 4 giờ trước

Chiều 18/4, hàng nghìn người dân đổ về vui chơi, giải nhiệt tại công viên nước Đầm Sen (quận 11, TPHCM) trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH – Tối 18/4, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra chủ nhân tấm vé trúng giải Jackpot 2 của xổ số Power 6/55.

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Bố bé Đ.T.N.L cho biết do không có điều kiện chăm sóc nên định tìm một trung tâm bảo trợ nhờ hỗ trợ nuôi dạy bé trai mới sinh 2 năm tới.

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Dự án đầu tư xây dựng một phần tuyến đường 70 (đoạn từ cầu Ngà đến hết ranh giới Làng giáo dục quốc tế) và đường quanh Làng giáo dục quốc tế thuộc địa phận quận Nam Từ Liêm, cùng một phần huyện Hoài Đức, khởi công từ 2020 nhưng đến nay vẫn ngổn ngang.

Hà Nội và quyết tâm 'hồi sinh' những công viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Hà Nội và quyết tâm 'hồi sinh' những công viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều năm không được chăm sóc, sửa chữa, nhiều công viên, vườn hoa trên địa bàn Thủ đô hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, gây mất mỹ quan... Trước thực trạng trên, UBND TP Hà Nội đã lên kế hoạch cải tạo, chỉnh trang và đầu tư xây dựng mới các công viên, vườn hoa, qua đó nâng tầm cảnh quan, phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Kết quả xổ số (KQXS) 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Năm ngày 18/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Năm ngày 18/4/2024

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 18/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, từ đầu năm 2025

Trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất, từ đầu năm 2025

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) đã bổ sung trường hợp chuyển đổi thành đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất. Đây là quy định hoàn toàn mới so với Luật Đất đai 2013.

Người dân lên rừng tắm thác trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Người dân lên rừng tắm thác trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Xã hội - 8 giờ trước

Giữa chốn núi rừng hoang sơ ở Nghệ An, đắm mình dưới làn nước trong vắt, mát rượi là trải nghiệm mới mẻ dành cho du khách.

Top