Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giải mã tin đồn huyễn hoặc về ngôi miếu cổ phát lộ “bãi xương” người sau cơn mưa lớn

Thứ bảy, 08:28 05/07/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Thời gian gần đây, tại Cổ miếu Ba Thắc (H. Mỹ Xuyên, T. Sóc Trăng) bỗng nhiên xuất hiện rất nhiều lời đồn đoán liên quan tới những bộ xương cốt được tìm thấy nơi đây sau một trận mưa lớn.

Giải mã tin đồn huyễn hoặc về ngôi miếu cổ phát lộ “bãi xương” người sau cơn mưa lớn 1

Cổ miếu Ba Thắc. Ảnh TG

 
Nhiều người còn khẳng định, “linh khí” của cây bồ đề trong khuôn viên miếu có thể giúp trị bệnh. Vì thế, không ít người đã đến gốc bồ đề ngồi tu tập để mong chữa khỏi bệnh nhờ “linh khí” tỏa ra từ cây. Để rộng đường dư luận, PV báo GĐ&XH Cuối tuần đã tìm về địa phương làm rõ thực hư câu chuyện này.
 
Đua nhau ngồi dưới cây trong cổ tự để chữa bệnh
 
Giải mã tin đồn huyễn hoặc về ngôi miếu cổ phát lộ “bãi xương” người sau cơn mưa lớn 2

Ông Minh bên nấm mồ tập thể. Ảnh TG


Tới thị trấn Mỹ Xuyên, hỏi đường tới Miếu cổ Ba Thắc (thuộc ấp Chợ Cũ) ai cũng rất rõ. Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi không mất quá nhiều thời gian để tìm ra ngôi miếu này. Từ chiếc cổng đề chữ: “Ba Thắc Cổ Miếu” đi vào khoảng 500 mét, một ngôi miếu nhỏ hiện ra dưới chân bồ đề cổ thụ với vẻ linh thiêng, huyền bí. Nói về những chuyện kỳ lạ liên quan tới cổ miếu Ba Thắc, nhiều bậc cao niên tại ấp Chợ Cũ cho biết, trước đây trong các hốc cây đề có một cặp rắn hổ ngựa lớn, đầu to bằng trái dừa xiêm, dài đến trên 10m, người dân tôn đây là cặp Thần xà bảo vệ miếu. Điều đặc biệt, cặp rắn này ít khi xuất hiện và chưa từng gây hại ai trong vùng. Tuy nhiên, cách đây khoảng 10 năm, cặp rắn tự nhiên biến mất. Gần đây lại xuất hiện thêm tin đồn cây bồ đề này tỏa “linh khí” chữa bách bệnh. Vì thế, nhiều người từ khắp mọi nơi tìm tới để mong tiêu trừ bệnh tật.

Tại ngôi miếu, khi hỏi những người tới đây chiêm bái, cầu cúng mong chữa bệnh thì được biết, hầu hết họ đều là người ở nơi khác đến. Chị Nguyễn Thị Tâm (45 tuổi, ngụ huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) cho biết: “Tôi bị bệnh thoái hóa cột sống, nhà nghèo quá nên không có tiền đi bệnh viện. Thường ngày chỉ uống mấy loại cây người khác mách bảo có khả năng chữa bệnh này nhưng uống mãi cũng không thấy khỏi. Vì vậy, khi nghe mọi người nói nơi đây có “cây thần”, tôi đã tìm tới. Dù chưa biết thực hư thế nào nhưng tôi cũng mong sẽ gặp may mắn”. Trao đổi về việc này, bà Ngô Thị Yến (62 tuổi, người giữ miếu gần 20 năm nay) cho biết: “Hầu hết những chuyện kỳ lạ mà người dân bàn tán đều là nghe người xưa kể lại. Gia đình tôi đã nhiều đời sinh sống, coi miếu ở đây nhưng chưa bao giờ nhìn thấy rắn ở gốc bồ đề này. Còn chuyện người dân mê tín tìm tới ngồi dưới gốc bồ đề là có thật.
 
Việc này xuất hiện lần đầu cách đây khoảng 5 năm, khi một người phụ nữ ở bên thành phố qua lễ trong miếu ông Ba Thắc. Lễ xong, bà ta ra ngồi nghỉ dưới gốc cây tới tối mới về. Khoảng một tuần sau, bà ấy lại mang đồ đến lễ. Lúc đó, thấy tò mò nên tôi hỏi thử thì được biết, trước đây bà ta bị viêm gan B, chạy chữa nhiều nơi không khỏi. Nghe mọi người nói nơi đây linh thiêng nên tìm tới thăm thú. Không ngờ, khi tới đây trong người bỗng trở nên... khỏe ra như không hề có bệnh gì…”.

Bà Yến cho biết thêm, chuyện khỏi bệnh hay không thì bà không dám khẳng định nhưng bỗng nhiên có rất nhiều người từ khắp nơi cũng tìm tới ngồi dưới gốc bồ đề. Có người còn tự ý mang dao tới chặt một khúc rễ mang về để nấu nước uống bởi họ tin, cây có khả năng thần kỳ. “Theo tôi nghĩ, ở khu vực này có nhiều cây cổ thụ, không khí thoáng mát, yên tĩnh thì việc ngồi dưới cây cảm thấy thoải mái là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu vin vào đó để khẳng định rằng, cây có khả năng chữa khỏi bệnh thì khó mà tin được. Gia đình tôi ở đây, mỗi khi đau ốm đều phải đi ra ngoài lấy thuốc mới khỏi được”, bà Yến cho hay.
 
Những lý giải về “bãi xương người”
 
Giải mã tin đồn huyễn hoặc về ngôi miếu cổ phát lộ “bãi xương” người sau cơn mưa lớn 3
Bà Yến trò chuyện với Pv. Ảnh TG

Theo lời bà Yến, ngoài những truyền thuyết liên quan tới cặp rắn được người dân nhắc tới thì chuyện phát hiện xương người là có thật. “Đầu năm 2002, Ban trị sự cho người đào móng xây hàng rào quanh miếu thì thấy dưới lớp đất mặt là những bộ xương nằm chồng chéo lên nhau. Có vẻ như họ bị chôn vùi tập thể. Xương to lắm. Đến năm 2005, sau trận mưa lớn khiến lớp đất nền bị trôi đi khá nhiều thì những bộ xương lại lộ ra trên nền miếu. Vì vậy, mọi người bàn bạc cho lót gạch lên nền miếu để xương cốt không còn lộ ra. Bây giờ, nếu đào xuống khỏi nền đất trên sân miếu thì sẽ gặp ngay thôi”, bà Yến nhớ lại. Để giải mã bãi xương người trên nền đất cổ miếu Ba Thắc, nhiều nhà nghiên cứu đã nêu giả thuyết, nơi đây từng là chiến trường quyết tử giữa quân Xiêm với quân Tây Sơn (năm 1784) nên mới xuất hiện nhiều bộ xương như vậy. Đồng thời nhận định, theo truyền thống nhân đạo, nhân dân Ba Thắc đã cất một ngôi miếu để nhang khói chung cho những người chết trận. Và để tượng trưng chung cho họ, người dân địa phương dùng một cục đá hình đầu người đặt trong miếu thay cho bảng tên.

Còn với người dân nơi đây, khi nói tới bức tượng đầu người họ lại có một cách giải thích khác. Những bô lão từ nhiều đời trước truyền miệng lại cho con cháu rằng, từ đầu thế kỷ 18, Công chúa nước Lèo (tức Lào) cãi lệnh vua cha yêu một tráng sĩ thường dân tên là Bak Sak. Vua cha tức giận, ngầm sai người truy sát tráng sĩ. Công chúa nghe tin đã mật báo cho người yêu. Thế rồi hai người cùng một số gia nhân, tùy tùng lên thuyền chạy trốn. Họ đi sâu vào đất Bãi Xàu (nay là Chợ Cũ, Mỹ Xuyên) khai phá rừng hoang, xây dựng cơ ngơi. Khi ông Bak Sak mất, hài cốt được hỏa táng theo lễ nghi và xây tháp thờ tại chùa vua Bak Sak (tức chùa Bốn Mặt, cách miếu thờ Ba Thắc khoảng 500m). Để tưởng nhớ công khai phá vùng đất Bãi Xàu, đồng bào 3 dân tộc Kinh, Kh’mer và Hoa đã xây thêm một ngôi miếu thờ ông gọi là cổ miếu Ba Thắc. Cũng không ai lý giải thỏa đáng nguyên do bàn thờ ông Bak Sak không tượng, không di ảnh mà chỉ có một viên đá hình đầu người.

Trao đổi với phóng viên, ông Ngô Văn Minh - Phó Ban trị sự quản lý miếu cổ Ba Thắc cho biết, ngôi miếu được cất từ khi nào không ai rõ. Cho đến năm 1927, thấy ngôi miếu hư hỏng nặng nên ông Thái Chấn An (Hội trưởng Ban Tế tự) và ông Lê Văn Hoạch (Lý Tổng cai trị thời Pháp) đã đứng ra quyên góp để trùng tu lại. Trên tấm biển được ghi là Miếu thờ ông Bak Sak. Năm 1995, Ban trị sự ngôi miếu tiến hành tu sửa lại ngôi miếu do xuống cấp. Những chuyện người dân thường kể về ngôi miếu là chưa có căn cứ bởi hầu hết họ cũng chỉ nghe người xưa kể lại như vậy. Còn chuyện đá hình đầu người và xương xuất hiện trên nền miếu là đúng nhưng vẫn chưa ai lý giải được nguyên nhân. “Thời gian gần đây, cũng có nhiều người nghe tin đồn thất thiệt rằng, cây bồ đề trước miếu có khả năng chữa bệnh thần kỳ nên tìm đến rất đông. Nhưng thực sự tôi chưa từng thấy ai nghiên cứu hay khẳng định là cây này có thể chữa khỏi bệnh cả. Nhân đây tôi cũng khuyên bà con, nếu muốn đến chiêm bái thì tới, chứ đừng tin lời đồn thất thiệt có thể chữa khỏi bệnh mà tìm tới chỉ thêm mất công…”, ông Minh cho biết.
 
“Cây thần” chỉ là lời đồn vô căn cứ

Trao đổi với PV về miếu cổ Ba Thắc, bà Thái Thị Hồng Xuân, Phó phòng văn hóa - thông tin huyện Mỹ Xuyên cho biết, mỗi năm Ba Thắc cổ miếu tiến hành lễ cúng kị vào các ngày 21, 22 và 23/ 2 (âm lịch), thu hút hàng nghìn người tham dự. Cứ đến ngày rằm tháng Bảy, Ban Trị sự miếu và chính quyền địa phương lại mời những người nghèo tại địa phương đến nhận gạo từ thiện. Đặc biệt, Tết Nguyên đán năm nào miếu cũng có khoảng 5.000 lượt khách tứ xứ đến cúng bái. Thời gian tới, chúng tôi có ý định hướng miếu cổ Ba Thắc trở thành địa điểm du lịch văn hóa tín ngưỡng để nhiều người biết đến. “Còn những chuyện về rắn thần hay cây tỏa khí chữa bách bệnh chỉ là những lời đồn vô căn cứ. Chuyện xương người xuất hiện thì cũng cần thời gian để cơ quan chuyên môn nghiên cứu, tìm hiểu”, bà Xuân cho biết thêm.

Hồng Châu

thuytrangthuviec
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Vỉa hè ở Hà Nội vừa lát đá mới đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ ô tô

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Vỉa hè đường Lê Đức Thọ (quận Nam Từ Liêm); vỉa hè ngõ 78, 86, 15 phố Duy Tân (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) đang được cải tạo, lát đá mới. Một số chỗ vừa mới lát xong đã bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe ô tô.

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Cảnh báo giả danh Chi cục thuế thành phố Huế để lừa đảo

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Bằng thủ đoạn làm giả giấy mời của Chi cục thuế TP Huế, đồng thời giả cán bộ thuế gọi điện, kết bạn zalo, cung cấp đường link và hướng dẫn nộp quyết toán thuế, các đối tượng lấy cắp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tài sản.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Xã hội - 10 giờ trước

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Năm ngày 25/4/2024

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Năm ngày 25/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Tìm khóa học hè rèn luyện cho con, một phụ huynh ở Hà Nội bị lừa 600 triệu đồng

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Lên mạng xã hội Facebook để tìm cho con khóa học hè về "rèn kỹ năng, tăng trải nghiệm" cho con một phụ huynh ở Thanh Xuân, Hà Nội bị các đối tượng lừa chiếm đoạt 600 triệu đồng.

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Cận cảnh những hiện vật quý trong chiến dịch Điện Biên Phủ được giới thiệu tại Hà Nội

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, trong đó có nhiều hiện vật lần đầu được giới thiệu đến công chúng.

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Ngày mai (26/4), hàng triệu tài xế được hỗ trợ kịp thời nếu gặp sự cố trên cao tốc

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, đường dây nóng tiếp nhận thông tin ùn tắc, sự cố... trên cao tốc sẽ chính thức hoạt động từ 26/4.

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Đường dây đánh lô đề qua mạng với số tiền hơn 700 triệu đồng/ngày

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Để đối phó với lực lượng chức năng, các đối tượng sử dụng sim rác, tài khoản không chính chủ để giao dịch trong đường dây đánh bạc.

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội, thí sinh và phụ huynh lưu ý

Giáo dục - 12 giờ trước

GĐXH - Theo hướng dẫn tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố toàn thành phố có 12 khu vực tuyển sinh. Dưới đây là danh sách 12 khu vực tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội.

Quy định về chế độ tai nạn lao động được hưởng, có thể nhiều người người chưa nắm rõ

Quy định về chế độ tai nạn lao động được hưởng, có thể nhiều người người chưa nắm rõ

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động. Mức hưởng chế độ tai nạn lao động hiện nay được quy định thế nào?

Top