Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gia đình sống ở xó vườn dù có nhà cổ 200 m2

Thứ bảy, 00:00 03/11/2018 | Xã hội

Không muốn phạm vào ngôi nhà cổ 400 năm tuổi, ông Toàn chấp nhận để cả gia đình chui rúc ở gian nhà gạch nhỏ xíu, bừa bộn.

Nhà ông Cao Văn Toàn (56 tuổi, thôn Cam Thịnh) là một trong những ngôi nhà cổ hiếm hoi được đánh giá còn nhiều chi tiết nguyên bản ở làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).

"Nhà tôi có niên đại 401 năm, gia đình tôi là đời thứ 10 được thừa hưởng và gìn giữ nhưng chưa hề thay một chi tiết nào. Từ năm 2004 ngôi nhà này được chứng nhận di sản văn hóa, nhiều người đến hỏi mua với giá cao để dời đi nơi khác, nhưng tôi không muốn bán vì đây là tài sản vô giá của dòng tộc", ông Toàn tự hào nói.

Từ cổng chính đi vào là ngôi nhà 5 gian 2 chái rộng 200m2, còn lại là sân vườn và công trình phụ, mang dáng dấp hoàn toàn cổ xưa.


Nhà ông Toàn với kiến trúc 5 gian, 2 chái, vẫn giữ được nguyên bản với niên đại 401 năm. Ảnh: Trọng Nghĩa.

Nhà ông Toàn với kiến trúc 5 gian, 2 chái, vẫn giữ được nguyên bản với niên đại 401 năm. Ảnh: Trọng Nghĩa.

"Từ lâu vợ tôi đã thích một bộ bàn ghế mới để phòng khách khang trang, nhưng tôi sợ không theo kiến trúc cổ nên phải đóng bàn ghế tre theo đúng lối xưa, chỉ ngồi được 4 người", ông Toàn nói.

So với những nhà cổ khác trong làng, nhà ông không có nhiều nội thất, vật dụng trang trí. Thế nên, ngoài những chi tiết được khắc đẽo tỉ mỉ trên cột, kèo, hầu như gian nhà chính không có điểm nhấn nào, ngoài bàn thờ, hai cái phản lớn chỉ để bày đồ cúng và một bàn ghế tre để tiếp khách.

Hai bên chái nhà là 2 buồng ngủ. Nền nhà đất vẫn giữ nguyên qua 4 thế kỷ, nhấp nhô gợn sóng, có những ngày mối từ đất chui lên lổn nhổn. Những vật dụng bằng gỗ thấy rõ những vết lõm, từ li ti đến những mảng lớn như bàn tay, mối ăn chán cũng phải bỏ đi.

Mỗi sáng có nắng, vợ ông Toàn đều lôi chiếu trải giường ra khỏi phòng để phơi. "Mọi vật dụng đều dễ dàng bị mốc do thiếu ánh sáng mặt trời. Rêu mốc bám vào cả quần áo nếu khoảng một tuần không dùng đến", bà Trương Thị Đông (55 tuổi, vợ ông Toàn), chia sẻ.

"Nhà này tối đến không đắp chăn thì không chịu nổi vì rét, mùa hè vẫn phải có chăn mỏng để đắp", bà Đông cho biết thêm. Nhưng bà cũng cho rằng đó là một giá trị đáng quý của ngôi nhà, hiếm có công trình nhà ở hiện đại nào được như vậy.


Nền đất trong phòng ngủ đã trải qua 4 thế kỷ nhưng ông Toàn vẫn không muốn lát gạch. Ảnh: Trọng Nghĩa.

Nền đất trong phòng ngủ đã trải qua 4 thế kỷ nhưng ông Toàn vẫn không muốn lát gạch. Ảnh: Trọng Nghĩa.

Đất rộng, nhưng ông Toàn không làm nhà lầu được vì quy định của ban quản lý làng cổ không được xây cao quá 4m, các hạng mục khác muốn xây dựng phải đúng mẫu hoặc tương tự kết cấu nhà cổ.

Vì thế, đối diện với gian nhà chính, ở trong vườn, ông Toàn xây thêm căn phòng nhỏ 30m2 làm nơi sinh hoạt. 10 năm qua, đây vừa là tiệm sửa chữa đồ điện tử, xe đạp xe máy, vừa là nơi gia đình 6 người ăn uống, xem tivi... Theo kết cấu chung, căn phòng này cũng không được xây cao, không được sơn tường, nên rêu phong, ẩm mốc luôn thường trực.

Ở một góc vườn khác là nhà vệ sinh, góc khác nữa là nhà tắm, máy giặt, tủ lạnh, mỗi nơi một thứ. Những khoảng trống còn lại, ông tận dụng để đặt chuồng nuôi chim, gà, chó, mèo... Khu vườn chia năm xẻ bảy đối lập hẳn với vẻ duyên dáng của ngôi nhà cổ ở giữa khu đất.

"Nhà hư chúng tôi có thể báo ban quản lý để có phương án cải thiện. Nhưng thủ tục lâu lắm. Muốn thay cái cột cũng phải kê khai chi tiết rồi trình lên các cấp, mấy tháng trời chưa xong, nên tôi cũng lười nghĩ đến chuyện nâng cấp nhà. Mặt khác, tôi cũng không muốn phạm vào ngôi nhà cổ", ông Toàn tâm sự.


Mọi sinh hoạt của gia đình đều diễn ra ở gian nhà phụ mới xây được 10 năm. Ảnh: Trọng Nghĩa.

Mọi sinh hoạt của gia đình đều diễn ra ở gian nhà phụ mới xây được 10 năm. Ảnh: Trọng Nghĩa.

Hàng tháng, ban quản lý làng cổ Đường Lâm hỗ trợ cho gia đình ông Toàn 200 nghìn đồng để duy trì, đón khách đến tham quan, vị chi, mỗi ngày ông nhận được 8 nghìn. Ông không có thêm khoản thu nào từ ngôi nhà cổ, bởi tuy được gắn biển điểm du lịch đón khách, nhưng khách không ghé thăm, do nhà không có tên trên bản đồ du lịch.

Ông Nguyễn Trọng An, phó trưởng Ban Quản lý làng cổ Đường Lâm, cho biết nhà ông Toàn là một trong những ngôi nhà cổ tiêu biểu nhất ở đây. "Tuy nhiên, vì ban quản lý muốn tập trung du lịch vào một cụm ở thôn Mông Phụ, nên nhà ông Toàn không có trong bản đồ du lịch của làng. Đó là thiệt thòi cho gia đình ông Toàn, vì ông có ý thức gìn giữ di sản rất tốt".

Theo Trọng Nghĩa

VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Những trường hợp không được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại

Những trường hợp không được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Thừa kế luôn là một trong những nội dung được rất nhiều người dân quan tâm. Trong đó, pháp luật cũng quy định rất rõ về các trường hợp sẽ không được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại.

Ngành học đang 'lên ngôi' trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2024 là ngành học nào?

Ngành học đang 'lên ngôi' trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2024 là ngành học nào?

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Ngành Quản lý hàng hải đang trở thành một trong những ngành học 'hot' đối với sĩ tử 2006. Xem ngay bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về ngành học này.

12 ngôi trường THPT 'đỉnh' nhất 12 KHU VỰC ở Hà Nội: Phụ huynh nào cũng mê, học sinh thì phấn đấu đỗ bằng được

12 ngôi trường THPT 'đỉnh' nhất 12 KHU VỰC ở Hà Nội: Phụ huynh nào cũng mê, học sinh thì phấn đấu đỗ bằng được

Giáo dục - 2 giờ trước

Dưới đây là 12 ngôi trường có điểm chuẩn năm 2023 cao nhất ở mỗi khu vực tuyển sinh của Hà Nội.

Dấu tích năm xưa vẫn còn lưu giữ ở đình Viết, nơi thờ Vua Đinh Tiên Hoàng tại Nam Định

Dấu tích năm xưa vẫn còn lưu giữ ở đình Viết, nơi thờ Vua Đinh Tiên Hoàng tại Nam Định

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Án ngữ cạnh đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, quần thể di tích lịch sử văn hóa tâm linh đình Viết - phủ Viết (xã Yên Chính, huyện Ý Yên, Nam Định) là nơi thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Hoàng hậu Dương Vân Nga còn lưu giữ được những dấu ấn lịch sử.

Lốc xoáy thổi bay mái tôn điểm trường tiểu học lên cành cây

Lốc xoáy thổi bay mái tôn điểm trường tiểu học lên cành cây

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Trận lốc mạnh, diễn ra nhanh thổi bay mái tôn của điểm trường tiểu học lên cành cây, nhiều bản làng thiệt hại nặng nề.

Nữ sinh lớp 6 chấn động não, ho ra máu vì bị 3 nữ sinh khác đánh hội đồng

Nữ sinh lớp 6 chấn động não, ho ra máu vì bị 3 nữ sinh khác đánh hội đồng

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - "Sự việc được học sinh khác học lớp 7 dùng điện thoại quay lại toàn bộ" , mẹ nạn nhân cho hay.

Vụ thiếu nữ bị sát hại chôn xác phi tang sau vườn: Lời khai của gã bạn trai tuổi 15

Vụ thiếu nữ bị sát hại chôn xác phi tang sau vườn: Lời khai của gã bạn trai tuổi 15

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Quá trình đấu tranh, T. khai nhận, ngày 12/4, tại nhà của mình, nghi phạm và bạn gái xảy ra tranh cãi với nhau. Sau đó, nghi phạm đã đánh bạn gái ngất xỉu rồi xiết cổ kéo ra vườn nhà chôn.

Hàng triệu nam giới sẽ mừng thầm khi được hưởng thêm quyền lợi này

Hàng triệu nam giới sẽ mừng thầm khi được hưởng thêm quyền lợi này

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Góp ý cho dự thảo Luật BHXH sửa đổi, nhiều ý kiến cho rằng thời gian nghỉ thai sản của lao động nam cần được xem xét lại theo hướng tăng thêm. Nếu đề xuất được thông qua, lao động nam có thêm điều kiện chăm sóc vợ sau khi sinh.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Bảy ngày 20/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Mẹ nghẹn ngào khi con nói: 'Con làm gì có ngày nghỉ mà đi chơi'

Mẹ nghẹn ngào khi con nói: 'Con làm gì có ngày nghỉ mà đi chơi'

Giáo dục - 4 giờ trước

Hào hứng nói về lịch nghỉ cuối tuần cả nhà, chị Hường như bị dội gáo nước lạnh khi nhận được câu trả lời của cô con gái lớn: "Con làm gì có ngày nghỉ mà đi chơi".

Top