Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gặp đứa trẻ 26 năm trước chạy trốn cái chết

Thứ ba, 07:00 27/10/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Đối diện tôi là A Trình, SN 1989, một thanh niên vạm vỡ, khỏe mạnh, có nước da sạm đen “truyền thống” của con người vùng đất Tây Nguyên. Trưởng làng Măng Lon, ông A Phương nói rằng, chàng thanh niên này 26 năm về trước suýt bị dân làng mang vào rừng cúng vì nghi là “con ma rừng”.

 

A Trình được cứu sống khỏi con ma rừng nhờ mẹ Y Chải.
A Trình được cứu sống khỏi "con ma rừng" nhờ mẹ Y Chải.

 

Trắng đêm chạy trốn “ma rừng”

“Bây giờ dân làng ở trên đỉnh Đắk Xuyên đã hiểu không có “con ma rừng” nên chẳng còn chuyện xua đuổi như ngày xưa nữa. Nhưng đâu đó, vẫn có người  còn ám ảnh, sợ hãi khi nhắc tới “con ma rừng” trong quá khứ lắm. Như A Trình này, nó may mắn được mẹ A Chải cứu sống, nếu không bây giờ chẳng có vợ, có con đâu”, ông A Phương nhìn A Trình, nói trong niềm vui khôn tả.

Trong cơn mưa tầm tã cuối chiều, chúng tôi và ông A Phương, vợ chồng A Trình cùng những người hàng xóm trò chuyện với nhau về sự ám ảnh “cúng ma rừng” của người dân nơi đây. Theo A Trình, mẹ em tên là Y Ẻ, còn bố là A Rang, ngày xưa quê của bố mẹ ở tận dưới Tà Pok, xã Đắk Nông, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum). Bố mẹ em yêu nhau, rồi sau một thời gian thì về ở cùng trong một nhà. Nhưng chưa đầy một năm thì Y Ẻ đã hạ sinh một cậu con trai.

Theo tục lệ của làng Tà Pok này, cũng như ngôi làng ngày xưa mà ông A Phương từng ở bên Đắk Blô, nếu cặp vợ chồng nào chưa cưới mà có bầu thì sẽ bị dân làng xua đuổi vào rừng để sinh sống. Còn nếu sau ngày cưới, chưa đủ một năm mà sinh con thì sẽ bị dân làng mang con vào cúng “con ma rừng”. Và đa số, những đứa trẻ đó đều chết bởi hủ tục có từ lâu đời của dân làng.

Cũng như bố mẹ A Trình, khi sinh con, người làng tính ngày tính tháng rồi bảo, sao nhà nó chưa đủ 12 cái trăng tròn mà đã đẻ rồi. Như vậy, theo tục lệ của người Giẻ Triêng, già làng nói phải đưa con của Y Ẻ vào rừng cúng thôi, nếu không “ma rừng” sẽ về đây bắt cả làng mất.

Thương con, bố mẹ của A Trình là ông A Rang và bà Y Ẻ ôm nhau khóc rồi đi xin già làng và người dân cho nuôi con nhưng không ai đồng ý. “Nó là con của “ma rừng” thì phải cúng thôi. Nếu để lại thì cả dân làng phải chịu chết. Không thể nuôi nó được đâu”, già làng nói với bố mẹ đẻ của A Trình.

Nhìn đứa con còn đỏ hỏn o oe trong nôi, bố mẹ A Trình thương con chảy nước mắt. Không chịu để cho dân làng mang con đi “cúng ma rừng”. Sau khi cho con bú no, bà Y Ẻ nói với A Rang: “Phải cứu nó thôi, mày mang con sang làng khác đi”. Nghe lời vợ, A Rang quấn cho con cái chăn ấm, trắng đêm chạy xuyên rừng, xuyên núi đến ngôi làng Măng Lon này. Không có nơi ở, hai bố con A Rang lạc vào nhà bà Y Chải. Sau khi nghe chuyện, bà Y Chải, vốn là bộ đội giải ngũ nên bà hiểu những hủ tục ở vùng đất này. Không chần chừ, suy nghĩ, bà Y Chải nhận nuôi A Trình cho đến khi lấy vợ, sinh con.

“Bây giờ thì không sợ nữa”

 

Vợ chồng A Trình - Y Xuân. Ảnh: Phùng Bình
Vợ chồng A Trình - Y Xuân. Ảnh: Phùng Bình

 

Ngồi bên cạnh vợ, A Trình mỉm cười: Vợ em là Y Xuân, chúng em cưới nhau được 6 năm rồi. Từ lúc có bầu cho đến khi sinh ra, hai đứa con em chỉ có 9 tháng thôi. Nhưng bây giờ chúng em được học, được hiểu hơn nên biết rõ chẳng có “con ma rừng” nào hết.

A Trình bảo, khi đưa mình về, mẹ Y Chải đang làm công nhân của Lâm trường Đắk Ba, xã Đắk Môn nên ngày đủ hai bữa ăn đã mừng lắm rồi. “Thế nhưng, sau đó mẹ Y Chải còn nhận nuôi thêm hai em nữa. Em nhớ khi em được 6, 7 tuổi, mẹ Y Chải mang về một em gái, sau đặt tên là Y U Xin. Chưa dừng lại ở đó, khoảng 4 năm sau mẹ Y Chải lại… bế thêm một bé gái về nữa để nuôi và đặt tên là Y U Ni”, A Trình nhớ lại.

Hỏi vì sao mẹ Y Chải lâu lâu lại… đưa con người khác về nuôi như thế? A Trình bảo, bé Y U Xin là con của một phụ nữ người Kinh quê ở Thanh Hóa đến đây làm nương rẫy. Vì lo sợ không chồng mà chửa, sợ dân làng mang con đưa cúng cho “ma rừng” nên phải cho bà Y Chải nuôi. Còn bé Y U Ni, do người mẹ khi sinh Y U Ni bị chết, lo sợ dân làng “chôn con theo mẹ” nên bà Y Chải cũng xin về nuôi, với mong muốn cứu sống đứa bé.

A Trình kể, ba anh em lớn lên trong tình yêu thương của mẹ và bố nuôi. Giờ đây, Y U Xin đã 19 tuổi, có chồng và một con. Còn bé Y U Ni cũng đã 15 tuổi, đang học lớp 11 Trường Dân tộc nội trú huyện Đắk Glei. A Trình còn kể, khi đã có vợ, có con, em cũng đi tìm cha mẹ ruột. “Giờ mẹ Y Ẻ sống một mình ở xã Đắk Nhoong, huyện Đắk Glei, em bảo về ở cùng nhưng mẹ không về. Còn bố của Y U Ni là A Ban đã đến xin nhận lại con cách đây một năm nhưng Y U Ni không chịu đi”, A Trình nói.

Khi nói về mẹ nuôi Y Chải, A Trình bảo mẹ Y Chải đã mất cách đây 3 năm rồi. Với lên bàn thờ cầm tấm ảnh của mẹ Y Chải, A Trình nói, cuộc đời này, cả mình và Y U Xin, Y U Ni đều rất biết ơn mẹ Y Chải. “Nhờ mẹ mà ba anh em được sống sót và khôn lớn đến tận bây giờ. Ngày mẹ mất, mẹ bảo ba anh em phải yêu thương, đùm bọc nhau. Sau này hai anh chị lớn phải có trách nhiệm lấy chồng cho bé Y U Ni”, A Trình mắt đỏ hoe khi nhắc đến mẹ và hai em.

Ông A Phương nói rằng, sở dĩ bà Y Chải phải nói dối với A Trình không phải là "con ma rừng" mà là bố mẹ đẻ nghèo khó không nuôi được con nên nhờ mẹ Y Chải nuôi là để cho em đỡ mặc cảm với bạn bè, làng xóm. "Nhưng bây giờ thì cả làng, cả xã Đắk Môn sống quanh đỉnh Đắk Xuyên này chẳng tin có "con ma rừng" đâu. Ai cũng vui mừng vì hủ tục ngày xưa đã mất, tuy những người có tuổi như chúng tôi vẫn còn ám ảnh", ông A Phương nói.

(Còn nữa)

C.Tuân - P.Bình/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngành học nào vừa được nhiều người ngưỡng mộ lại giúp sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở?

Ngành học nào vừa được nhiều người ngưỡng mộ lại giúp sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở?

Giáo dục - 54 phút trước

GĐXH - Ngành học có vai trò quan trọng trong đời sống sẽ giúp sinh viên không phải lo lắng về việc làm, đặc biệt là những công việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Từ 4/4, ô tô khách trên 30 chỗ, xe tải nặng không vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Từ 4/4, ô tô khách trên 30 chỗ, xe tải nặng không vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Thời sự - 57 phút trước

Từ ngày 4/4, xe khách trên 30 chỗ, xe đầu kéo, xe tải nặng từ 6 trục (tải trọng trên 30 tấn) trở lên sẽ không lưu thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Ngày làm việc cuối tuần có thêm giải độc đắc gần 25 tỷ tìm về chủ

Ngày làm việc cuối tuần có thêm giải độc đắc gần 25 tỷ tìm về chủ

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Mới đây, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra tấm vé trúng giải Jackpot của xổ số Mega 6/45.

Lái xe bằng chân, thiếu niên 16 tuổi bị phạt 2,7 triệu

Lái xe bằng chân, thiếu niên 16 tuổi bị phạt 2,7 triệu

Pháp luật - 2 giờ trước

Nam thiếu niên 16 tuổi dùng chân lái xe máy ở huyện Tuy An bị công an phạt hơn 2,7 triệu đồng.

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Thời sự - 2 giờ trước

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian tới Công an thành phố sẽ báo cáo cấp trên để lắp đặt thêm camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3.

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Ông Vinh là người trực tiếp ký vào các hóa đơn thu tiền từ người đấu giá, giấy tờ thanh toán công trình do Nguyễn Thị Loan lập khống, dẫn đến ngân sách Nhà nước bị chiếm đoạt.

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Cầu Đống Cao nối liền giữa huyện Ý Yên - Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định sau hơn 1 năm thi công, các trụ cầu đã nhô khỏi mặt nước, nhiều nhịp cầu đã lắp dầm kết nối.

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết ngày mai, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây của Bắc và Trung Trung Bộ bắt đầu có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ. Dự báo mùa hè năm nay, nắng nóng gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Xe đầu kéo chờ hàng siêu trường xuất phát từ TP Đà Nẵng đến Huế để phục vụ thi công dự án. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng kiểm tra, tài xế không cung cấp được giấy tờ liên quan.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Chính sách học phí đã được HĐND TP Hà Nội thông qua. Theo đó, mức thu học phí năm học 2023-2024 ở Hà Nội là 24.000-217.000 đồng một tháng, giảm gần một nửa so với mức cũ.

Top