Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đường lên đỉnh Olympia hay đường 'cắm chốt'... Australia?

Thứ sáu, 13:21 08/08/2014 | Xã hội

Sau khi quán quân mùa thứ 14 của Đường lên đỉnh Olympia đăng quang, người ta đã tổng kết 13 nhà vô địch của cuộc thi này đang ở đâu? Hóa ra duy chỉ có một nhà vô địch về nước làm việc, còn lại thì cắm chốt ở... Australia. Đến độ đã có người đề nghị vui là đổi tên cuộc thi thành Đường lên đỉnh... Australia cho tiện.

Nhãn tiền là bài toán chảy máu chất xám, hiền tài của nước nhà một đi... không trở lại. Nhưng nếu trở lại thì sao?

Đầu kéo là đầu nào?

Đó là nan giải đầu tiên khi các du học sinh xuất sắc trở lại Việt Nam. Vì khi được nhận vào làm việc ở bất cứ nơi nào, tình trạng phổ biến là sếp có thể "dưới cơ" của lính. Cho dù sếp giàu kinh nghiệm, giàu quan hệ, nhưng nhiều khi ngoại ngữ yếu, thiếu cập nhật thông tin... nên dễ thủ cựu nhiều hơn đổi mới. Hơn nữa, lượng du học sinh còn ít, nên có khi cả phòng ban chỉ có một hai người vừa đi học về, dẫn đến tình trạng 10 thắng 1, đầu kéo đuôi.

Sau vài năm tắm mình trong không khí này, dù là vô địch đến mấy cũng sẽ bị gọt tròn xoe. Những gì đã học về chẳng dùng được bao nhiêu mà phải học thêm những thứ nếu không biết sẽ không tài nào tồn tại.

Trong khi đó, một số quốc gia khác, chẳng hạn Hàn Quốc, nơi cho du học sinh đi nước ngoài học rất nhiều, để tránh tình trạng này, trong các tập đoàn lớn họ dùng các cán bộ cấp cao, cấp trung là du học sinh giỏi, có kinh nghiệm làm việc quốc tế. Và họ dùng chính những cái đầu này để kéo theo các đuôi là những nhân viên học trong nước tiến lên. Nhờ cách làm này mà Hàn Quốc ít bị chảy máu chất xám và theo kịp những tiến bộ kỹ thuật hàng đầu. Samsung Electronic chính là ví dụ điển hình.

Đường lên đỉnh Olympia hay đường 'cắm chốt'... Australia? 1
  

Đêm chung kết Đường lên đỉnh Olympia 14

Thu nhập và điều kiện làm việc

Tôi có hai người cháu. Một cháu sau khi có bằng thạc sỹ tài chính ở Úc về nước đang chật vật, đang xếp hàng chờ phỏng vấn qua 4 vòng cam go tại 2 trong 4 tập đoàn kiểm toán hàng đầu thế giới có văn phòng ở Việt Nam. Nhưng đáng nói là, nếu đi làm cháu sẽ nhận lương khoảng 10 triệu đồng, tương đương với mức lương trước khi cháu sang Úc tu nghiệp. Trong khi đó, chi phí mà gia đình đầu tư cho một năm thạc sỹ của cháu khoảng 500-600 triệu VND/năm.

Một người cháu khác sau khi có bằng thạc sỹ dược khoa tại Anh thì được ở lại làm việc. Mức lương là khoảng 7.500 USD/ tháng, công ty thuê nhà và hỗ trợ xe hơi miễn phí. Mỗi tháng cháu tiết kiệm gửi về 5.000 USD, bù vào chi phí mẹ cháu bán 2 căn nhà lấy tiền cho đi du học.

Rõ ràng với du học sinh VN, khoảng cách về và ở lại rất xa.

Ở lại có dễ không?

Không phải dễ dàng để các du học sinh trụ lại được xứ người sau khi học xong. Theo một ước tính, chỉ có khoảng 1% trong số này có thể ở lại nước đang theo học (trừ các trường hợp kết hôn hay các trường hợp đặc biệt khác). Muốn ở lại, các du học sinh phải có thành tích học tập xuất sắc, tháo vát, nhanh nhạy và tìm được việc làm.

Mô tả cho rõ hơn để thấy con đường của các em 1% này là cực nhọc đến đâu. Ví dụ, một học sinh Mỹ chỉ cần học đạt GPA là B trở lên, thi SAT [1] đạt khoảng 1.600 - 1.700 điểm là "chắc cú" vào đại học công của tiểu bang. Khi đó, các em sẽ chỉ cần chịu mức học phí của học sinh tiểu bang, khoảng 10 - 20 ngàn USD/năm.

Nếu cha mẹ các học sinh này làm trong các công ty Mỹ có chính sách hỗ trợ cho con nhân viên thâm niên, nhân viên tài năng, số tiền này lại giảm xuống một lần nữa. Vì vậy, học sinh Mỹ có năng lực nói chung không cần quá cố gắng cũng có thể đi học đại học "ngon lành". Ra trường, các em cũng sẽ tìm việc dễ dàng và nhận lượng cao hơn so với du học sinh.

Trong khi đó, học sinh VN thường nỗ lực để vào các trường đại học tư để có học bổng cao, trường công thì ít hoặc không có học bổng. Muốn vậy các em phải có điểm Toefl từ 100 điểm trở lên, điểm SAT từ 2.000 trở lên, GPA phải là A trở lên. Nếu không gia đình sẽ phải nộp học phí khoảng 35-50 ngàn USD/năm tùy trường.

Khi ra trường, phải rất giỏi và rất may mắn các em mới xin được việc làm, với mức lương có thể thấp hơn đáng kể. Do đó, nếu học sinh bản xứ cố gắng 1 thì học sinh VN phải cố gắng cả trăm, cả ngàn lần. Nên có thể nói mỗi em ở lại được xứ người trọng dụng phải rất ý chí, can đảm, có khả năng cạnh tranh, là hiền tài của đất nước.

Làm sao trọng dụng nhân tài?

Cựu Thủ tướng Singapore, Lý Quang Diệu từng nói: "Nhân tài được đào luyện chính là chất men làm xã hội chuyển hóa và thăng hoa". Nhờ thu hút nhân tài nước ngoài có trình độ kỹ thuật cao mà Singapore đã gia tăng đáng kể sự phát triển kinh tế.

Còn tại Trung Quốc, các chính quyền như Bắc Kinh và Thượng Hải cam kết nếu người tài đồng ý phục vụ lâu dài thì vợ con sẽ được hưởng dịch vụ y tế suốt đời. Đó là chưa kể nhiều người được cấp xe, cấp nhà, miễn thuế thu nhập và nhiều ưu đãi khác, v.v...

Ở VN, cải tiến cơ chế trọng dụng nhân tài là việc khó, nhưng có thể bắt đầu từ các doanh nhân. Bởi vì họ có thể đi tiên phong và đủ sức chi trả cho người giỏi nếu hữu dụng.

Nhớ lại bài học của CEO Yun Jong Yong khi ông lãnh đạo Samsung Electronic có thể thấy chính sách chiêu hiền đãi sĩ với du học sinh Hàn Quốc có tác dụng lớn thế nào. Năm 1999, lần đầu tiên trong lịch sử Samsung, ban quản trị có các giám đốc nước ngoài. Đồng thời Yun cũng bỏ chi phí thuê 53 thạc sĩ kinh doanh trong nước từng tốt nghiệp MBA tại Mỹ... Nhờ sự "thay máu" này và sau đó là hàng loạt hành động khác mà tập đoàn có bước tiến vượt bậc như ngày nay.

Khi giới doanh nhân VN tích cực săn tìm và trọng đãi hiền tài với hiệu quả cao thì các bộ phận khác trong xã hội có thể chuyển động. Muốn thay đổi thì phải bắt đầu, và phải rất nhẫn nại, bước một sẽ khó nhưng khi làm xong sẽ đến bước hai, bước ba... Khi ấy, chúng ta mới không còn thấy cảnh một đi không trở lại của hiền tài như bây giờ nữa.
 
Theo Vietnamnet
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dấu tích năm xưa vẫn còn lưu giữ ở đình Viết, nơi thờ Vua Đinh Tiên Hoàng tại Nam Định

Dấu tích năm xưa vẫn còn lưu giữ ở đình Viết, nơi thờ Vua Đinh Tiên Hoàng tại Nam Định

Đời sống - 13 phút trước

GĐXH - Án ngữ cạnh đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, quần thể di tích lịch sử văn hóa tâm linh đình Viết - phủ Viết (xã Yên Chính, huyện Ý Yên, Nam Định) là nơi thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Hoàng hậu Dương Vân Nga còn lưu giữ được những dấu ấn lịch sử.

Lốc xoáy thổi bay mái tôn điểm trường tiểu học lên cành cây

Lốc xoáy thổi bay mái tôn điểm trường tiểu học lên cành cây

Xã hội - 45 phút trước

GĐXH - Trận lốc mạnh, diễn ra nhanh thổi bay mái tôn của điểm trường tiểu học lên cành cây, nhiều bản làng thiệt hại nặng nề.

Nữ sinh lớp 6 chấn động não, ho ra máu vì bị 3 nữ sinh khác đánh hội đồng

Nữ sinh lớp 6 chấn động não, ho ra máu vì bị 3 nữ sinh khác đánh hội đồng

Giáo dục - 47 phút trước

GĐXH - "Sự việc được học sinh khác học lớp 7 dùng điện thoại quay lại toàn bộ" , mẹ nạn nhân cho hay.

Vụ thiếu nữ bị sát hại chôn xác phi tang sau vườn: Lời khai của gã bạn trai tuổi 15

Vụ thiếu nữ bị sát hại chôn xác phi tang sau vườn: Lời khai của gã bạn trai tuổi 15

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Quá trình đấu tranh, T. khai nhận, ngày 12/4, tại nhà của mình, nghi phạm và bạn gái xảy ra tranh cãi với nhau. Sau đó, nghi phạm đã đánh bạn gái ngất xỉu rồi xiết cổ kéo ra vườn nhà chôn.

Hàng triệu nam giới sẽ mừng thầm khi được hưởng thêm quyền lợi này

Hàng triệu nam giới sẽ mừng thầm khi được hưởng thêm quyền lợi này

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Góp ý cho dự thảo Luật BHXH sửa đổi, nhiều ý kiến cho rằng thời gian nghỉ thai sản của lao động nam cần được xem xét lại theo hướng tăng thêm. Nếu đề xuất được thông qua, lao động nam có thêm điều kiện chăm sóc vợ sau khi sinh.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Bảy ngày 20/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Mẹ nghẹn ngào khi con nói: 'Con làm gì có ngày nghỉ mà đi chơi'

Mẹ nghẹn ngào khi con nói: 'Con làm gì có ngày nghỉ mà đi chơi'

Giáo dục - 2 giờ trước

Hào hứng nói về lịch nghỉ cuối tuần cả nhà, chị Hường như bị dội gáo nước lạnh khi nhận được câu trả lời của cô con gái lớn: "Con làm gì có ngày nghỉ mà đi chơi".

Luật sư bà Trương Mỹ Lan đề nghị xử lý người tạo cơn sốt 'đi tìm kho báu'

Luật sư bà Trương Mỹ Lan đề nghị xử lý người tạo cơn sốt 'đi tìm kho báu'

Pháp luật - 2 giờ trước

Luật sư Giang Hồng Thanh, người bào chữa cho bà Trương Mỹ Lan, đã có đơn gửi các cơ quan chức năng đề nghị xử lý người tạo xu hướng "ra khơi tìm kho báu" gây sốt thời gian qua.

Con gái mất tài khoản Facebook, bố bị lừa ngay 230 triệu đồng

Con gái mất tài khoản Facebook, bố bị lừa ngay 230 triệu đồng

Pháp luật - 2 giờ trước

Người đàn ông ở Bình Định mất 230 triệu đồng vì đối tượng lừa đảo hack Facebook của con gái, sau đó nhắn tin nhờ chuyển tiền để lo cho cháu ngoại đang bị nạn đang cấp cứu ở bệnh viện.

Thông tin mới nhất về phần thi đánh giá của Bộ Công an đối với thí sinh dự thi văn bằng 2

Thông tin mới nhất về phần thi đánh giá của Bộ Công an đối với thí sinh dự thi văn bằng 2

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Bộ Công an đã có thông báo về phương án đổi mới công tác tuyển sinh văn bằng 2. Theo đó, các thí sinh dự thi văn bằng 2 sẽ thi một phần thi bắt buộc và một phần thi tự chọn.

Top