Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đường đến trường của học sinh PaKô, Vân Kiều đã bớt gập ghềnh

Thứ tư, 09:29 27/05/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Từ nguồn hỗ trợ theo Chương trình 30A, ngôi trường bán trú Tà Long được xây dựng mới khang trang với đủ phòng học, phòng ăn, nhà để xe. Cộng với việc được Chính phủ trợ cấp tiền ăn, nhiều học sinh PaKô, Vân Kiều không còn muốn bỏ học nữa.

Rớt nước mắt khi học sinh Pa Kô, Vân Kiều phải bỏ học vì đói

Ông Hồ Văn Diên, Chủ tịch xã Tà Long (huyện ĐăkRông, Quảng Trị) cho biết, Tà Long là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc PaKô và Vân Kiều. Cả xã có 641 hộ, thì gần một nửa là hộ nghèo.

Trước đây, do điều kiện kinh tế khó khan, nhiều em học sinh PaKô và Vân Kiều không được đến trường. Bản xa nhất đi đến trung tâm xã phải mất 3 ngày đi bộ. Nhiều em do phải đi bộ, trèo đèo vượt sông, suối mới đến trường nên khi mưa lũ phải nghỉ học 5 – 7 ngày là bình thường.

“Khó khăn vất vả đối với các em học sinh PaKô và Vân Kiều là chuyện của những năm 2014 trở về trước. Năm 2014, Viettel hỗ trợ xây dựng ngôi trường bán trú 2 tầng khang trang với đầy đủ phòng ở, phòng học, phòng ăn, nhà để xe nên con em đồng bào PaKô và Vân Kiều đã được học và ở trong ngôi trường mới”, ông Hồ Văn Diên nói.

Vị lãnh đạo huyện này còn cho biết, ngoài việc hỗ trợ xây trường cho huyện nghèo theo chương trình 30A của Chính phủ, Viettel còn đồng hành cùng nhiều hoạt động xoá đói, giảm nghèo khác ở địa phương.

Trường bán trú Tà Long do Tập đoàn Viễn thông quân đội xây dựng theo chương trình 30A của Chính phủ.

Thầy Phạm Đức Toàn, Hiệu trưởng trường THCS Tà Long cho biết, ở xã nghèo nhưng nhiều hộ gia đình dân tộc PaKô và Vân Kiều vẫn quyết cho con em mình theo học chữ. Khó khăn là vậy, nhưng một số bà con mang tre, gỗ đến dựng lán tạm ở trường để cho con em mình đi học.

Các em nhỏ mang thức ăn, gạo ở nhà để tự nấu cơm, quyết theo học cái chữ và từ đó hình thành mô hình trường bán trú dân nuôi với 24 học sinh. Một số em học sinh có điều kiện hơn thì thuê nhà dân hoặc ở nhà họ hàng quanh trường.

Điều kiện ăn ở lúc đấy của các em học sinh dân tộc PaKô và Vân Kiều rất khó khăn bữa no, bữa đói nên nhiều em học sinh đã bỏ học về nhà. Thấy các em hoàn cảnh như vậy, nhà trường đã vận động ban ngành trong xã để có thêm bữa ăn cho các em học sinh và các thầy cô khăn gói vào bản tìm vận động gia đình và các em học sinh trở lại học.

Năm 2003, khi thầy Toàn mới được phân công đến trường Tà Long, có gặp trường hợp em học sinh Hồ Thị Tẹo học rất giỏi và có năng khiếu văn nghệ, nhưng bố mẹ bắt phải bỏ học vì nhà quá khó khăn. Thỉnh thoảng Tẹo vẫn trốn bố mẹ đến trường học. Lúc đó, thầy Toàn và cô Hiền phải đến tận nhà vận động Tẹo đi học.

Khi đến nhà Tẹo thì gia đình em nói nhà quá khó khăn, có 5 người con cơm không đủ ăn thì lấy gì cho con đi học. Lúc đó, thầy Toàn đã động viên gia đình cho Tẹo được ở nội trú. Khi Tẹo học hết trung học thì thầy Toàn xin cho Tẹo vào làm cán bộ phong trào của xã Tà Long.

Học sinh “đổi đời”

Em Hồ văn Long dân tộc Vân Kiều ở thôn Chài xã Tà Long kể rằng, mấy năm trước bố mang tre nứa đến trường dựng lán cho em ở tạm. Mỗi tuần lại về nhà mang củ mì (củ sắn) mang đến lán để ăn, nhưng nhà cũng không có củ mì mà ăn. Đói, nhớ nhà nên Long đã bỏ học. Sau đó thầy Hải đã lặn lội đến tận nhà Long 2 lần để vận động em trở lại trường đi học. Long chỉ nhớ thầy bảo gắng đi học cho tốt cho sau này đỡ khổ.

Năm 2014, Long đã được học trường nội trú khang trang nên thích lắm. Ở trường nội trú, giờ Long được trợ cấp ăn ở, bố mẹ không phải nuôi nữa.

Em Hồ Văn Quyết, học lớp 8 Thôn chài, xã Tà Long nhớ lại, trước khi chưa có ngôi trường mới, em phải trọ ở nhà dân. Mỗi tháng bố mẹ cho 200.000 đồng, nhưng trả tiền thuê nhà mất 100.000 đồng. Với số tiền ít ỏi còn lại Quyết luôn trong cảnh bữa no, bữa đói.

Những ngày mưa lũ kéo dài, không về nhà xin tiền bố mẹ được nên chỉ ăn một gói mì tôm cho qua ngày. Đến mùa làm chổi đót, Quyết cùng các bạn mình đi bóc đót về bán lấy tiền đi học và mua mì tôm. Thế nhưng, gia đình quyết quá khó khăn không đủ chu cấp tiền cho 5 anh em nên Quyết phải bỏ học.

Sau đó cô giáo Hiền đến tận nhà vận động em tiếp tục đi học. Giờ được ở trong ngôi trường mới và được Chính phủ hỗ trợ tiền ăn hàng tháng, Quyết cùng các bạn không còn phải chịu cảnh khổ cực như mấy năm về trước. Quyết nói muốn học tốt để sau này làm cán bộ xã.

Cũng như hoàn cảnh của Quyết, em Hồ Văn Pẹ 13 tuổi nhà ở thôn Sa Ta, xã Tà Long nói rằng, trước đây em phải phải thuê nhà dân mất 100.000 đồng tháng. Chuyện bữa no bữa đói là chuyện quen thuộc đối với em. Bây giờ, được ở trong ngồi nhà khang trang do Viettel xây dựng, Pẹ vui lắm. Mỗi tuần em về nhà 1 lần nhưng về nhà là lại muốn đến trường.

Nguyễn Hà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Đời sống - 11 phút trước

GĐXH - Cơ quan chức năng quận Hoàng Mai (Hà Nội) chỉ tên hàng trăm công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy, trong đó có nhà sách Tiến Thọ số 695 – 697 Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội).

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 45 phút trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Thời sự - 1 giờ trước

Đại diện sân bay Nội Bài cho biết đơn vị vừa được tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024. Cụ thể, Nội Bài xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Pháp luật - 1 giờ trước

Khi chủ tiệm ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa lấy vàng từ trong tủ ra, nam thanh niên dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt. Kẻ gây án cùng đồng bọn cướp đi khoảng 2 cây vàng.

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Pháp luật - 1 giờ trước

Thấy cháu H. (SN 2011) đang đạp xe trên đường, Thành đi xe máy phía sau dùng tay sàm sỡ khiến cháu H. hoảng loạn.

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Trường đại học đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ là Học viện Phụ nữ Việt Nam với mức điểm cao nhất là 25,5 điểm.

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH – Giữa lòng thủ đô Hà Nội có một phố nghề độc đáo luôn nức hương thơm. Thứ hương thơm này chỉ cần lướt qua phố nghề đã thấy bớt căng thẳng, mệt mỏi, có cảm giác rất dễ chịu, thư thái.

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau một ngày đón mưa dông nền nhiệt giảm, nắng nóng mở rộng thêm ở khu vực Bắc Bộ. Hà Nội là một trong những điểm tăng nhiệt và xảy ra nắng nóng, mức nhiệt dự báo tăng thêm 3 độ.

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Đời sống - 3 giờ trước

Đến chiều tối 18/4, những cơn dông, lốc và mưa rào lớn đã làm hơn 1.600 ngôi nhà ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị bay mất nóc, tróc mái lợp, thủng dột, hư hại...

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Giáo dục - 3 giờ trước

Trở thành thủ khoa đại học năm 2003 với số điểm tuyệt đối, sau 21 năm, PGS Hà Khải Minh hiện là một trong những nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới.

Top