Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đua bò liệt truyện

Thứ bảy, 09:16 20/09/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Những cuộc đua bò nổi tiếng của đồng bào dân tộc Khmer đã và đang biến vùng Bảy Núi - An Giang thành địa điểm kinh doanh bò lớn nhất miền Tây Nam Bộ.

Bí quyết đua bò

Ngày hội đua bò thường tổ chức vào tháng 8 âm lịch hàng năm, đúng dịp lễ cổ truyền Dolta của đồng bào dân tộc Khmer. Sân chùa Tà Miệt ở ven triền núi Dài (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn), được coi là đấu trường lâu đời nhất, bởi có miếng ruộng rộng hơn 10 công (1ha).

Vào hội, ngay từ sáng sớm, hàng vạn người từ khắp các tỉnh miền Tây tề tựu về chật kín đấu trường, để chiếm những chỗ xem có góc nhìn rộng, thấy được toàn cục. Thể lệ đua theo hình thức loại trực tiếp. Từng đôi bò sẽ xuất phát, đôi trước, đôi sau chứ không dàn hàng ngang. Hễ đôi sau bắt kịp đôi trước là thắng. Người xem đua bò cũng “tích cực” cá cược, nhưng chỉ dừng lại ở mức kiếm một chầu nước, vài gói thuốc hút, lai rai vài xị sau giờ tan cuộc, gọi là vui vẻ với anh em trong ngày gặp gỡ. “Vận động viên” tham dự cuộc đua thì mong ước đôi bò nhà mình có thứ hạng cao, lấy tiếng nuôi bò giỏi, bò hay...

"Khám bệnh" cho bò trước khi nhập chuồng

Người ta rất phục tài chăn nuôi của đồng bào dân tộc Khmer ở chỗ, cùng một giống bò vàng địa phương, cách thức chăm sóc như nhau, nhưng khi đem cày kéo dưới đồng bằng thì đôi bò Bảy Núi lại vượt trội hơn về sức khỏe, nhanh lẹ và ngay cả độ bền bỉ ngày mùa. Ai cũng cho đây là bí quyết, cho nên dù giá đắt hơn đôi chút nhưng cũng phải mua cho bằng được. Khi đôi bò đua có giá trị kinh tế, các cuộc đua ở từng phum, sóc và khu vực đất nhà chùa cũng bắt đầu nâng lên tranh tài cấp ấp, giữa các xã, cấp huyện và toàn vùng Bảy Núi.

Tranh đổi trao thủ chiến thuật trước giờ thi đấu

Nông dân Bảy Núi đều tôn các ông Năm Lai, Sáu Thường ở Lương Phi và ông Hai Tấn ở xã Châu Lăng, là bậc tiền bối trong nghề nuôi bò đua và từng đứng ra làm trọng tài cho các cuộc đua quan trọng. Dần dà về sau, có thêm ông Chín Tàn ở Chi Lăng, ông Ba Đổng ở Ba Chúc, ông Tư Chồi ở An Nông... Thời gian gần đây có Hai Luận ở Lương Phi, Tư Lắm ở Lê trì, Chau Chap ở Ô Lâm... mới nổi lên, cũng được xem là những đối thủ lợi hại, từng gây nhiều “sóng gió” qua các cuộc đua.

Tại hội đua bò Bảy Núi lần thứ 15 và 16 (năm 2006 và 2007) ông Hai Tấn ở xã Châu Lăng liên tiếp đoạt giải nhì 2 năm liền. Đôi bò của ông đã có người đến trả giá 30 triệu đồng, nhưng ông vẫn không chịu bán. Hai Tấn cho biết. “Giá này đã cao gấp 3 lần so với bò cày kéo, nhưng bán thì tiếc lắm. Bởi muốn có một đôi bò đua vừa ý phải mất ít nhất 5 năm”.

Cũng theo ông Hai Tấn, chọn bò để đua nhất định phải lựa con sừng tròn, mặt dài, lưng cong và đuôi hơi quá gối một chút. Rồi sau đó, mỗi người sẽ có cách huấn luyện và chăm sóc riêng, không ai giống ai. Đặc biệt, anh nào làm “tài xế” cầm cương cho bò chạy phải hiểu được tính nết của nó, “nói chuyện” được với nó.

Từ đua bò đến chợ bò

Nhiều con bò đua có tiếng đều được tuyển lựa từ những chợ bò ở khu vực này. Trong đó nổi tiếng nhất có lẽ phải kể đến chợ bò Tà Ngáo (ấp Phú Tâm, xã An Phú, huyện Tịnh Biên, An Giang). Suốt đoạn đường hàng mấy cây số, rộng thênh thang, dẫn từ quốc lộ 91 vào phum Tà Ngáo rồi trổ ra tỉnh lộ 55A, tấp nập người qua lại, ra vào các trại bò. Mấy chiếc xe tải biển số TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông đang đậu, chờ “ăn hàng” gần trại bò của ông Nuôl Sóc - trại lớn nhất vùng này.

Trao "cúp" cho nhà vô địch

Thấy có khách, chủ nhà từ cánh đồng cỏ sau nhà tất tả đi vào. Cách nay hơn 6 năm, Nuôl Sóc là người đầu tiên thành lập trang trại bò, góp phần khai sinh ra cái chợ bò độc đáo, thuận lợi cả đường bộ lẫn đường sông này. Nuôl Sóc dẫn chúng tôi tham quan trại bò, vừa đi vừa huyên thuyên: “Mấy con này tui vừa đem bên Tà Keo (Campuchia) về. Mình bắt có 6,5 triệu đồng/con, nhưng bây giờ có người từ Trà Vinh qua trả 8,5 triệu đồng mà chưa chịu bán...”.

Bò của Nuôl Sóc tốt thật, con nào cũng bóng mượt, gù to, chân dài, kéo cày cả ngày cũng không biết mệt. Mối lái các tỉnh, xa thì tới miền Trung, gần thì các tỉnh lân cân như Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long cũng thường tìm đến đặt hàng. Nhờ thuộc như lòng bàn tay địa bàn, lại rất sõi tiếng Campuchia, nên Nuôl Sóc thường xuyên lùng sục khắp các phum sóc từ đồng sâu đến núi cao trên đất bạn để tìm nguồn hàng. Chọn được con nào, bỏ cọc độ 10-20% giá trị, rồi nhờ chủ bò  thuê người dẫn về Việt Nam, trả nốt số tiền còn lại. Chi phí thuê dẫn từ 250-500 ngàn đồng/con tùy khoảng cách lộ trình.

Bò mang về được tắm rửa, bồi bổ với chế độ chăm sóc “đặc biệt”, có khi còn cho uống cả hột gà, mật ong pha với bia, được ngủ mùng, đắp chăn, tắm rửa hàng ngày. Sau khoảng tháng vỗ béo, bò sẽ béo mượt hẳn lên. Trừ toàn bộ chi phí, mỗi con bò, Nuôl Sóc thu lãi chí ít cũng 500-800 ngàn đồng.

Lợi nhuận cao, nên trong xóm rất nhiều người đã học nghề của Nuôl Sóc và cứ thế chợ bò Tà Ngáo ngày càng mở rộng. Lái bò các tỉnh đã trở nên quen thuộc những cái tên Chau Sóc Oanh, Chau Thưn, Néng Bâu... Ngay cả Chau Y, Trưởng phum Tà Ngáo cũng là một chủ bò có tiếng ở đây.

Bò từ Campuchia đang đưa vào chợ Tà Ngáo.

Ngược lên biên giới, dọc tỉnh lộ 55A và kinh Vĩnh Tế, hàng chục điểm mua bán bò “dã chiến” trong mùa lũ, với những tấm biển “ Tại đây có bán bò giống mập” đập vào mắt. Chiều sắp tắt, một thanh niên tên Công, quê Chợ Mới (An Giang) đang lùa đàn bò 5 con, lớn bé có đủ, cho biết vừa mua với  giá 35 triệu đồng và đang chờ xe đến chở về. “Mấy người bà con kêu tôi mua về cho họ nuôi rẻ. Thôi kệ, giúp người ta mà mình cũng có thu nhập...”- Công nói.

Chợ bò phát triển cũng làm phát sinh các dịch vụ “ăn theo”. Chỉ riêng khu vực chợ Tà Ngáo và các điểm mua bán bò dọc kinh Vĩnh Tế, đội xe tải nhẹ chở bò thuê đã lên đến hàng chục chiếc. Mỗi chiếc có thể chở 10-20 con bò trưởng thành, giao tận nhà khách hàng các tỉnh lân cận. Thường mỗi chuyến đi như vậy mất hơn ngày, nhưng bù lại, các lái xe có thể thu nhập cả triệu đồng.

Mỗi sáng, chiều trên các tuyến đường dẫn vào các phum sóc, từng đoàn cả chục người, đa số là người Khơmer đạp xe máy đi cắt cỏ thuê. Trong nửa ngày, mỗi lao động có thể cắt được 2-3 bao khoảng 10 kg, được chủ trại bò mua với giá từ 10.000-15.000đ/bao. Ngoài ra, đội quân chăn thả bò thuê, hốt phân bò cũng đông đúc không kém, mỗi tháng lao động được trả công 1,2-1,5 triệu đồng, chủ bao luôn cơm nước.

Từ việc mua bán bò, cũng hình thành dịch vụ đổi từ tiền đồng Việt Nam sang tiền riel Campuchia để trả cho chủ bò bên đất bạn. Thường 4 đồng tiền Việt đổi ra 1 riel. Đổi 1 triệu riel, phải mất phí 20 ngàn đồng tiền Việt. Cả khu chợ bò Tà Ngáo có không dưới chục điểm đổi tiền, mỗi ngày lượng tiền giao dịch lên tới cả tỉ đồng.

Chưa có thống kê chính thức, nhưng theo một người buôn bò lâu năm ở chợ Tà Ngáo, thì lượng bò mua đi bán lại ở khu chợ này lên tới cả ngàn con/ngày, với hơn 30% dân số ở địa phương tham gia. Và chợ cứ đang phình ra, trở thành địa điểm kinh doanh bò lớn nhất miền Tây.

Hoàng Mai

thuha
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Thời sự - 51 phút trước

GĐXH - Liên quan đến vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não, Cục Trẻ em đã có báo cáo với Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về vụ việc.

Hà Nội chốt 3 môn thi chính thức thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Hà Nội chốt 3 môn thi chính thức thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Giáo dục - 52 phút trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội có văn bản chấp nhận tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội về phương án thi vào lớp 10 năm học 2024-2025. Học sinh Hà Nội sẽ thi 3 môn: Toán, Văn, Ngoại ngữ.

Báu vật nghìn năm trong ngôi đền cổ nhất xứ Thanh

Báu vật nghìn năm trong ngôi đền cổ nhất xứ Thanh

Xã hội - 53 phút trước

GĐXH - Đền Lê Hoàn ở Thanh Hóa là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt, được ví như ngôi đền cổ nhất xứ Thanh. Nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều cổ vật quý, trong đó có đôi đũa kim loại, chén bạc và đĩa ngọc có niên đại lên tới hơn 1.000 năm.

Cựu cán bộ ngân hàng MSB chiếm đoạt 338 tỷ đồng của khách, Công an TP Hà Nội kêu gọi các bị hại trình báo

Cựu cán bộ ngân hàng MSB chiếm đoạt 338 tỷ đồng của khách, Công an TP Hà Nội kêu gọi các bị hại trình báo

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Công an TP Hà Nội kêu gọi các bị hại là khách hàng bị mất tiền khi gửi, đầu tư vào Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) trình báo cơ quan chức năng thành phố.

Tổ chức hàng trăm chuyến cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép, nhóm đối tượng nhận kết đắng

Tổ chức hàng trăm chuyến cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép, nhóm đối tượng nhận kết đắng

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Trong khoảng một năm, các đối tượng đã tổ chức hàng trăm chuyến nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, thu lợi bất chính hàng tỉ đồng.

Cú điện thoại 'trị giá' gần 1,2 tỷ đồng khiến người phụ nữ nghẹn đắng

Cú điện thoại 'trị giá' gần 1,2 tỷ đồng khiến người phụ nữ nghẹn đắng

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Lo sợ liên quan đến đường dây phạm pháp, người phụ nữ đã chuyển cho kẻ tự xưng là công an gần 1,2 tỷ đồng.

Mưa đá bất thường ở Mù Cang Chải

Mưa đá bất thường ở Mù Cang Chải

Thời sự - 2 giờ trước

Sáng nay tại huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) xảy ra trận mưa đá bất thường, tàn phá nhiều hoa màu của dân.

'Nữ doanh nhân' sang chảnh lĩnh án tử hình

'Nữ doanh nhân' sang chảnh lĩnh án tử hình

Pháp luật - 2 giờ trước

Mỹ tạo vỏ bọc doanh nhân sống sang chảnh để buôn bán ma túy. Hành vi phạm tội của bị cáo này được một cô gái quê Quảng Bình giúp sức.

Bắt các đối tượng đưa 21 người xuất cảnh trái phép

Bắt các đối tượng đưa 21 người xuất cảnh trái phép

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Hai đối tượng Quốc tịch Trung Quốc đang tổ chức cho 21 người Việt Nam xuất cảnh trái phép sang Lào thì bị lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện, bắt giữ.

Đề nghị phạt nặng doanh nghiệp xâm hại di tích quốc gia

Đề nghị phạt nặng doanh nghiệp xâm hại di tích quốc gia

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH - Doanh nghiệp múc đất đá trái phép tại chân lèn Hai Vai, làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh cấp quốc gia này.

Top