Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Đình công ở công ty Katolec Việt Nam": Lãnh đạo Hà Nội làm việc với Đại sứ quán Nhật Bản

Thứ hai, 08:04 31/05/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Liên quan đến vụ đình công và những vấn để nảy sinh ở công ty Katolec Việt Nam, chiều ngày 28/5, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng cùng đại diện Sở Ngoại vụ, Sở LĐ,TB&XH, Ban quản lý các KCN, KCX, Công an thành phố đã làm việc với đại diện Đại sứ quán Nhật Bản.

 
Mổ xẻ vi phạm Luật Lao động của doanh nghiệp

Việc chưa chấp hành tốt luật pháp Việt Nam là nguyên nhân dẫn đến đình công. Ảnh: TG

 
Trong buổi làm việc này, đại diện các sở, ban, ngành TP Hà Nội đã chỉ ra những vi phạm pháp luật lao động nói chung và Luật Lao động nói riêng của Công ty Katolec cũng như nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư trên địa bàn Hà Nội. Theo đó, những biểu hiện rõ nhất sự vi phạm trong các doanh nghiệp Nhật Bản đó là không xây dựng thỏa ước lao động, không thành lập công đoàn, hay công đoàn cơ sở không hoạt động đúng vai trò, nhiệm vụ của mình. Tiêu biểu là Công ty Katolec Việt Nam, tuy có thành lập công đoàn nhưng là công đoàn lâm thời. Đặc biệt, công ty không xây dựng thỏa ước lao động giữa chủ sử dụng với người lao động nên 2 bên không có thỏa thuận nhằm tạo sự đồng nhất. Mọi quyết định đưa ra đều dựa trên ý chí chủ quan của lãnh đạo công ty.

Việc Công ty Katolec “giam lỏng” 13 công nhân Việt Nam từ 6h - 17h như GĐ&XH đã nêu cũng thể hiện việc không chấp hành tốt các quy định về lao động của Việt Nam. Theo ý kiến trong buổi họp, ngay cả việc Công ty Katolec đưa công nhân từ nơi khác vào làm việc trong khi công nhân của công ty đang đình công đòi quyền lợi cũng là việc làm “thiếu tế nhị”. Trong buổi họp, các ban ngành TP Hà Nội cũng yêu cầu các doanh nghiệp Nhật Bản tìm hiểu thêm về phong tục, tập quán người Việt để tránh những bất đồng không đáng có.

Buổi họp trên cũng đã nêu rõ: “Những manh nha về bất đồng quan điểm, quyền lợi dẫn đến cuộc đình công đã được công an địa phương và công đoàn KCN, KCX cảnh báo cho Công ty Katolec trước hàng tháng nhưng công ty đã làm ngơ. Cách hành xử của lãnh đạo Công ty Katolec như thế là không hợp tác”.

Trước buổi họp, những bất cập tồn tại trong Công ty Katolec Việt Nam cũng đã được Ban quản lý các KCN, KCX chỉ ra. Còn trong báo cáo của tổ công tác liên ngành với UBND TP Hà Nội về sự vụ Công ty Katolec yêu cầu 13 công nhân Việt Nam “học nội quy” cũng nêu rõ: “Lãnh đạo công ty đã có hành động phân biệt đối xử với một số người lao động để tập trung 13 công nhân tại nhà ăn công ty từ 6h đến 17h và nói là để học tập thêm nội quy lao động nhưng thực chất là phân biệt đối xử, cách ly và có người theo dõi (nguyên văn báo cáo - PV). Hành động trên trái với thỏa thuận giữa công ty và công nhân ngày 11/5 và chưa đúng với quy định của pháp luật. Ban quản lý và Công đoàn KCN, KCX Hà Nội, Công an huyện Mê Linh đã đến làm việc và lập biên bản sự việc, yêu cầu công ty chấm dứt việc làm trên”.

Hàng vạn người lao động thiệt thòi

Như các số báo trước chúng tôi đã đề cập về việc ban hành Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng, bà Tống Thị Minh, Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương (Bộ LĐ,TB&XH) cho biết, vào khoảng tháng 7 hàng năm, Vụ Lao động - Tiền lương thường lấy ý kiến từ các địa phương để sửa đổi mức lương tối thiểu vùng cho phù hợp với thực tế, tránh thiệt thòi cho người lao động.

Tuy nhiên, theo Sở LĐ,TB&XH Hà Nội, trước khi trình Chính phủ ban hành Nghị định 98/2009/NĐ- CP quy định mức lương tối thiểu vùng với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có hiệu lực từ 1/1/2010, Bộ LĐ,TB&XH đã không lấy ý kiến từ địa phương. Bà Nguyễn Thị Châu Long, Trưởng phòng Chính sách Lao động - Việc làm (Sở LĐ,TB&XH Hà Nội) cho biết: “Khi Chính phủ ban hành Nghị định 111/2008/NĐ- CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có lấy ý kiến các địa phương. Khi ban hành nghị định 97, 98 về mức lương tối thiểu vùng thì lại không lấy ý kiến địa phương nữa mà dùng các vùng của các Nghị định 110, 111 đưa sang mà thôi”. Cũng theo bà Châu Long, việc đưa huyện Mê Linh vào vùng III chỉ phù hợp với thời điểm trước đây. Hiện nay, kinh tế hồi phục, số doanh nghiệp đầu tư vào một số huyện vùng III tăng mạnh, từ đó kéo theo giá cả sinh hoạt tăng, mức sống tăng cao nên một số huyện vẫn phải ở vùng III là không phù hợp. Sắp tới, Phòng sẽ kiến nghị lên Sở LĐ,TB&XH Hà Nội và các cấp trên nhằm chuyển 2 huyện Mê Linh và Chương Mỹ sang vùng II.

Mặc dù có thể sắp tới, Mê Linh sẽ được đưa vào vùng II nhưng trong trường hợp này, hàng vạn người lao động ở KCN Quang Minh nói chung và huyện Mê Linh nói riêng thiệt thòi hàng tỷ đồng tiền lương do chênh lệch vùng II và vùng III suốt thời gian qua.
 
Công Tâm - Đắc Kiên
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngành học nào vừa được nhiều người ngưỡng mộ lại giúp sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở?

Ngành học nào vừa được nhiều người ngưỡng mộ lại giúp sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở?

Giáo dục - 6 phút trước

GĐXH - Ngành học có vai trò quan trọng trong đời sống sẽ giúp sinh viên không phải lo lắng về việc làm, đặc biệt là những công việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Từ 4/4, ô tô khách trên 30 chỗ, xe tải nặng không vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Từ 4/4, ô tô khách trên 30 chỗ, xe tải nặng không vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Thời sự - 9 phút trước

Từ ngày 4/4, xe khách trên 30 chỗ, xe đầu kéo, xe tải nặng từ 6 trục (tải trọng trên 30 tấn) trở lên sẽ không lưu thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Ngày làm việc cuối tuần có thêm giải độc đắc gần 25 tỷ tìm về chủ

Ngày làm việc cuối tuần có thêm giải độc đắc gần 25 tỷ tìm về chủ

Xã hội - 13 phút trước

GĐXH - Mới đây, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra tấm vé trúng giải Jackpot của xổ số Mega 6/45.

Lái xe bằng chân, thiếu niên 16 tuổi bị phạt 2,7 triệu

Lái xe bằng chân, thiếu niên 16 tuổi bị phạt 2,7 triệu

Pháp luật - 1 giờ trước

Nam thiếu niên 16 tuổi dùng chân lái xe máy ở huyện Tuy An bị công an phạt hơn 2,7 triệu đồng.

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Thời sự - 1 giờ trước

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian tới Công an thành phố sẽ báo cáo cấp trên để lắp đặt thêm camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3.

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Ông Vinh là người trực tiếp ký vào các hóa đơn thu tiền từ người đấu giá, giấy tờ thanh toán công trình do Nguyễn Thị Loan lập khống, dẫn đến ngân sách Nhà nước bị chiếm đoạt.

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Cầu Đống Cao nối liền giữa huyện Ý Yên - Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định sau hơn 1 năm thi công, các trụ cầu đã nhô khỏi mặt nước, nhiều nhịp cầu đã lắp dầm kết nối.

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết ngày mai, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây của Bắc và Trung Trung Bộ bắt đầu có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ. Dự báo mùa hè năm nay, nắng nóng gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Xe đầu kéo chờ hàng siêu trường xuất phát từ TP Đà Nẵng đến Huế để phục vụ thi công dự án. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng kiểm tra, tài xế không cung cấp được giấy tờ liên quan.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Chính sách học phí đã được HĐND TP Hà Nội thông qua. Theo đó, mức thu học phí năm học 2023-2024 ở Hà Nội là 24.000-217.000 đồng một tháng, giảm gần một nửa so với mức cũ.

Top