Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Dị nhân" trên sông Đồng Nai

Thứ bảy, 11:00 19/01/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Ngày nắng cũng như ngày mưa, ông vẫn âm thầm cùng chiếc phao tròng trành trên từng khúc sông, bắt từng con tôm, cá mang ra chợ bán.

"Dị nhân" trên sông Đồng Nai 1

Dù tuổi ngoài 50 nhưng ngày ngày ông vẫn phải trầm mình đánh cá kiếm cơm cho gia đình.

 
Bao nhiêu năm qua, trên dòng sông ấy đã găm vào trí nhớ của ông những biến cố cuộc đời đầy giông bão, tưởng như những khó khăn cuộc sống mưu sinh có thể giết chết được ông, nhưng giữa dòng sông trầm đục ấy, sức sống của ông càng mãnh liệt. Những người lênh đênh trên dòng sông nước gọi ông là "thuồng luồng", hay “dị nhân”.
 
"Dị nhân" trên sông Đồng Nai

Trưa đứng bóng, cái nắng chát chúa buổi giao mùa khiến mặt sông thêm oi ả, ông Trần Văn Phước (50 tuổi, ngụ KP. 1, Bửu Long, TP. Biên Hòa, Đồng Nai), trầm mình dưới làn nước đục, vần từng vạt lưới để gở những con cá dính bẫy. Thấy chúng tôi đứng trên bờ gọi, ông dừng tay rồi hướng mặt về phía tiếng kêu, cất lời: "Ai kêu tui đấy?". Rồi ông vồ lấy chiếc lốp xe đang căng hơi khua nhanh bàn chân bơi đến. Gặp chúng tôi ông mới thở phào cười: "Ôi trời, tôi tưởng là có người bị đuối nước". Với ông, dường như đó là phản xạ tự nhiên rồi. Như ông nói thì với một người quanh năm làm bạn với tôm cá trên mặt sông như mình thì chẳng có khách khứa nào lại tìm gặp làm gì. Có chăng đó là những tiếng kêu dồn, tiếng la thất thanh của người sẩy chân đuối nước dội lên đâu đó từ mặt sông.

Ông Phước dáng người lam lũ, da đen sạm vì tháng năm chan nắng, đôi bàn tay trắng nhợt do quanh năm dầm nước. Điểm duy nhất đối ngược với dáng người lam lũ ấy là cặp kính trắng. Nhưng như ông nói, đó là sự "đánh lừa" người ta thôi, chứ thực tế đôi mắt ông không còn nguyên vẹn nữa. Ông cho biết, mắt bên phải hiện đã mù hoàn toàn, con mắt còn lại cũng chỉ còn nhìn được khoảng 30% thị lực và đang mờ dần. Ông tâm sự, do hoàn cảnh nghèo khó, trước đây ông làm đủ nghề, phu hồ, bốc vác, sửa xe đạp... nhưng cuộc sống vẫn không đủ ăn. Mọi thứ càng trở nên chật vật khi hai vợ chồng không có nghề nghiệp ổn định, cái nghèo kéo theo kém hiểu biết, những đứa con cứ lần lượt ra đời mà cái ăn cứ ghì nặng đôi vai. Rồi ông Phước phải tính kế sinh nhai khác, cuối cùng ông chọn nghề bắt ốc, đánh lưới cá trên sông Đồng Nai, công việc ấy đem lại miếng ăn cho cả gia đình đến tận bây giờ.

Ngày bước chân xuống sông, ông vay được ít tiền mua vạt lưới và xin một chiếc lốp xe ô tô người ta thải ra làm phao bơi, chỉ chừng ấy phương tiện cũng đủ biến ông thành một ngư dân ngay giữa lòng phố thị. Đối với người sáng mắt, công việc sông nước đã khó, còn với một người "ngoại đạo" quen sống trên bờ, lại bị khiếm thị nên khó khăn vạn lần. Ông phải học làm từ đầu như tập bơi, tập lặn, tập đánh lưới... và nhất là dò dẫm để "găm" vào trí nhớ những đoạn sông nào nông cạn. "Đối với người thị lực kém như tôi thì buộc phải làm quen những đoạn sông nào nông sâu, đoạn nào lắm tôm cá, nếu không khi sẩy chân thì chỉ có nước chết", ông Phước tâm sự.

Đoạn sông Đồng Nai chảy vắt qua phường Bửu Long (TP. Biên Hòa, Đồng Nai), bên kia cầu là phố thị thuộc địa phận tỉnh Bình Dương, đó là nơi ông thường ngày mưu sinh. Nhiều năm làm nghề ngụp lặn, ông chứng kiến không biết bao trường hợp người bị đuối nước, có già, có trẻ, có nam, có nữ. Người đi tắm, đi câu cá, đi chơi... vô tình sẩy chân, kẻ cố tìm đến cái chết vì thất tình, thua đề, vỡ nợ... bao nhiêu trường hợp là bấy nhiêu cảnh đời. Nhưng dù ai đó vô tình hay cố quên sinh thì ông cũng cố dành lại sự bằng được sự sống cho họ, chỉ khi nào sự cố gắng vẫn không đủ sức giữ lại mạng sống của người ta thì ông mới bất lực đành chịu mà thôi.


Thế rồi khó khăn dần qua, từ không biết đến biết, rồi trở thành "thuồng luồng", rành con nước như một hoa tiêu, bây giờ từng ngõ ngách sông Đồng Nai ông đều thuộc nằm lòng. Ông Phước trầm ngâm: "Cái nghề sông nước của mình từ nhiều năm qua cũng chỉ kiếm bát cơm qua ngày mà thôi, nhiều lúc thiếu trước hụt sau, cuộc sống chật vật đủ bề. Nhưng cái gì làm nhiều cũng thành quen chú ạ, chứ ngồi chỗ mà than vãn số phận thì ai nuôi vợ con? Còn sức thì còn làm, đến khi nào trời không cho phép nữa thì phải chịu thôi". Công việc của ông thường ngày là dậy từ lúc gà gáy, ra sông chăng lưới, ngồi trông coi và đon lúc để gỡ cá. Ông chỉ về nhà khi trời sẫm tối, ăn xong ngủ vội lấy mấy tiếng đồng hồ rồi lại trở đây.

Ngày nắng cũng như ngày mưa, ông vẫn âm thầm cùng chiếc phao tròng trành trên từng khúc sông, bắt từng con tôm, cá mang ra chợ bán. Ông cho biết, mỗi ngày từ sáng đến tối chỉ bòn vét được mấy cân cá tôm đủ loại, mang ra chợ bán mua ít gạo và chi tiêu gia đình là vừa hết. Ông mà ốm đau, nghỉ ở nhà thì coi như hụt bát cơm của vợ con.
 
Triết lí sống của ông lão đánh cá nghèo

Với những biệt tài của mình, người ta gắn cho ông Phước không biết bao nhiêu là biệt danh. Nhưng người dân trong vùng thường gọi ông bằng cái tên thân thiện: "Ông Phước cứu người". Ngồi trò chuyện cùng ông trên chiếc xuồng ba lá, với những con sóng vỗ dập dềnh, ông Phước nheo nheo đôi mắt hướng ra cửa sông, giọng trầm “cứu người đuối nước là trách nhiệm, lẽ nào thấy người gặp nạn lại đứng nhìn đứng nhìn”? Hàng chục năm qua, âm thầm và lặng lẽ trầm mình mưu sinh trên mặt sông bằng nghề đánh cá, chỉ với chiếc săm xe làm phao cứu sinh, một người kiếm thị như ông đã giành giật không biết bao nhiêu người từ "miệng hà bá" trên sông Đồng Nai.

Ông Phước kể, khoảng 11h ngày 23/10/2012 mới đây, đang ngồi trên chiếc săm xe thả lưới tại mé sông gần Trường đại học Lạc Hồng (TP. Biên Hòa), thì ông giật mình nghe tiếng tri hô có người đuối nước cách đó khoảng 400m. Biết có ngay có người gặp nạn, ông Phước quăng phắt tay lưới đang kéo dở, đạp mạnh chiếc phao men theo bờ sông lởm chởm đá, đến hướng người kêu cứu. Qua cặp kính trợ lực cực mạnh ông thấy lờ mờ bóng người đang chới với đôi tay dưới dòng nước xiết. Không thể chậm trễ, ông thả phao lao người lặn một hơi đến người gặp nạn. Thì ra là một đứa trẻ, ông lấy hết sức bình sinh nắm tóc lôi mạnh nạn nhân ngoi lên để thở rồi dìu vào bờ. Nghe mọi người la hoảng vẫn còn một em nhỏ nữa đã chìm gần khu vực lúc nãy, ông lại choàng người quay lại tiếp tục lao ra lặn tìm, trong phút chốc ông đã mang được nạn nhân vào bờ.

Ông Phúc tức tốc dùng kinh nghiệm sơ cứu, hô hấp để dốc nước trong bụng hai em ra. May được cứu, chữa kịp thời nên chỉ một lúc sau cả hai đứa trẻ đã tỉnh lại. Lúc này ông mới thấy toàn thân ê ẩm, thân thể rã rời nên ngồi ra một góc để thở. Sau hỏi han mới biết, đó là hai em học sinh, tranh thủ lúc nghỉ học rủ nhau ra sông tắm rồi gặp nạn. Thấy các em khỏe lại, ông khuyên nhủ mấy câu rồi vác phao trở lại công viêc bình thường, trước sự thán phục của mọi người.

Ông Phước bảo, đối với trường hợp vô tình bị sẩy chân, ông đều khuyên nhủ để họ cẩn thận hơn. Tuy nhiên có những trường hợp đuối nước nhưng là cố tình tự tử thì rất rắc rối. Cứu họ lên rồi còn phải lại dành thời gian ngồi phân tích, khuyên nhủ để họ nhận ra sai lầm mà về nhà nếu không họ lại… tiếp tục nhảy xuống. Ông tâm sự: "Có nhiều người không hiểu sao họ lại tìm đến cái chết, dẫu có bế tắc ở bản thân thì cuộc đời vẫn còn nhiều ý nghĩa, bao điều tốt đẹp để chúng ta phấn đấu. Chết rồi đâu phải là hết, đằng sau đó là nỗi đau, niềm tiếc thương của cha, mẹ, anh em, vợ con... bạn bè thân hữu. Được sống đã là điều hạnh phúc nên dù khó khăn thế nào vẫn phải biết vui vẻ hưởng thụ cuộc sống". Vì thế, ông Phước cảm thấy buồn, khi lớp trẻ ngày nay học rộng, biết cao nhưng nhiều lúc bồng bột, hễ có chuyện là nảy sinh ý nghĩa bi quan tiêu cực.

Hơn chục năm bám khúc sông này, ông đã tham gia cứu 12 trường hợp tắm sông bị sẩy chân và tự tử, trong số đó có 7 trường hợp sống sót. Năm 2011 ông cứu được 2 trường hợp, đó là một phụ nữ làm nghề ăn xin và một thanh niên đi tắm bị nước cuốn, một thanh niên còn lại dù cố gắng nhưng ông đành bất lực. Những trường hợp cố gắng nhưng vẫn không cứu được tính mạng họ, ông không khỏi đau lòng. Bản thân không bao giờ coi việc cứu người để nhằm mục đích vụ lợi, chờ người ta đến hậu tạ trả ơn. Ông tâm niệm: "Nếu cứu người mà bắt người ta trả ơn thì nay tôi đã giàu rồi, chứ làm gì phải đi bắt tôm, bắt ốc trên sông nữa". Ông làm việc ấy cũng đơn giản như cái tên Phước của ông do cha mẹ đặt vậy, sống là làm việc thiện, tích phúc cho đời.

Hồ Ái Trinh

thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 29 phút trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 46 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 46 phút trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 48 phút trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Xe khách cháy rụi trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, kẹt xe kéo dài

Xe khách cháy rụi trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, kẹt xe kéo dài

Thời sự - 1 giờ trước

Chiếc xe chở khách đang chạy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thì bốc cháy dữ dội, thiêu rụi toàn bộ đồ đạc.

Hải Phòng: Chuyển hướng, xe tải bất ngờ tông một phụ nữ tử vong

Hải Phòng: Chuyển hướng, xe tải bất ngờ tông một phụ nữ tử vong

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Trong lúc chuyển hướng, xe tải đã tông trúng một phụ nữ Hải Phòng đi xe đạp dẫn đến nạn nhân tử vong.

3 thanh niên nhận án tử vì vận chuyển thuê ma túy

3 thanh niên nhận án tử vì vận chuyển thuê ma túy

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Hám lợi từ khoản tiền công hậu hĩnh, ba đối tượng ở Hà Tĩnh rủ nhau vận chuyển thuê ma túy. Cả ba đối tượng vừa bị tuyên án tử hình.

Nữ quái 'khát' bạc và đường dây hơn 3.600 tỷ

Nữ quái 'khát' bạc và đường dây hơn 3.600 tỷ

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Một đường dây tổ chức đánh bạc, đánh bạc được Công an tỉnh Nam Định triệt phá với lượng tiền giao dịch lên tới 3.600 tỷ. Điều đáng nói, kẻ cầm đầu và những "chân rết" đến khách hàng đa phần là phụ nữ.

Khởi tố Lê Tùng Vân tội Loạn luân vụ 'Tịnh thất Bồng Lai'

Khởi tố Lê Tùng Vân tội Loạn luân vụ 'Tịnh thất Bồng Lai'

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Ông Lê Tùng Vân 92 tuổi vừa bị cơ quan chức năng tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về hành vi "loạn luân".

Top