Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đi bộ sai luật có thể bị phạt tù: Nhiều người dân ngỡ ngàng

Thứ bảy, 08:00 06/01/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Từ 1/1/2018, người tham gia giao thông nếu đi bộ sai luật, gây hậu quả nghiêm trọng, có thể bị tù đến 15 năm. Luật đã chính thức có hiệu lực nhưng nhiều người tham gia giao thông vẫn tỏ ra ngỡ ngàng, “hồn nhiên” vi phạm.


Ngay cả khi đèn đỏ, người đi bộ vẫn cố lạng lách qua đầu các phương tiện để sang đường. Ảnh: K.O

Ngay cả khi đèn đỏ, người đi bộ vẫn cố lạng lách qua đầu các phương tiện để sang đường. Ảnh: K.O

Nhiều người vẫn vô tư sai luật

Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trung bình nước ta hiện nay có hơn 14% số người đi bộ bị thiệt mạng trong tổng số người thiệt mạng do tai nạn giao thông đường bộ. Riêng Hà Nội có tới 15 đến 20% số vụ tai nạn giao thông do người đi bộ gây nên.

Tại TPHCM, trong năm 2017 đã xảy ra 101 vụ tai nạn giao thông (TNGT) liên quan đến người đi bộ, trong đó có 11 vụ TNGT nghiêm trọng (làm chết 9 người, bị thương 3 người), còn lại là 90 vụ va chạm giao thông. Con số các vụ tại nạn giao thông liên quan đến người đi bộ tăng dần qua các năm.

Trước tình hình trên, Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2018) quy định về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" đã mở rộng đối tượng tham gia gồm cả người đi bộ. Cụ thể, nếu người đi bộ băng qua đường (là nguyên nhân chính) dẫn đến tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng theo khoản 3, Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 thì có thể đối diện với việc bị phạt tù cao nhất là 15 năm.

Luật đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, nhưng theo ghi nhận của PV Báo Gia đình & Xã hội tại một số tuyến phố trên TP Hà Nội, nhiều người tham gia giao thông vẫn sang đường bừa bãi, không đúng vị trí gây cản trở giao thông, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

Cụ thể, trên đoạn đường Hồ Tùng Mậu (đoạn qua ĐH Thương mại), nhiều người đi bộ vẫn băng qua đường sai quy định. Đây là khu vực đông dân cư, tập trung nhiều học sinh, sinh viên nên tình trạng người đi bộ qua đường bừa bãi đã gây cản trở giao thông. Trong khi đó, cách đó khoảng 300m, có cầu dành cho người đi bộ qua đường.

Ngay tại ngã tư Nguyễn Chí Thanh - Kim Mã, tình trạng người đi bộ qua đường mà không tuân thủ tín hiệu giao thông cũng xảy ra. Tại khu vực này cũng có CSGT túc trực nhưng nhiều người dân đi bộ vẫn “vô tư” vi phạm với lý do “đi cho nhanh”, “đi cho tiện” hay “vì đến cầu đi bộ rất xa”...

Đặc biệt nguy hiểm hơn, trên một số đoạn đường cao tốc, nhiều người đi bộ “hồn nhiên” băng qua dải phân cách, lượn qua đầu ô tô để qua đường. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ra các vụ tại nạn giao thông nghiêm trọng.

Khi PV đặt ra câu hỏi người tham gia giao thông có biết rằng nếu đi bộ sai luật, gây hậu quả nghiêm trọng, có thể bị tù đến 15 năm? thì nhiều người tỏ ra ngỡ ngàng. “Tôi chưa nghe thấy thông tin này”, “Tại sao chúng tôi đi bộ mà cũng bị phạt”, “Vậy chúng tôi phải đi như thế nào cho đúng?”... là những câu trả lời của người đi bộ tham gia giao thông. Một số người đã biết đến luật thì cho rằng: “Ở Việt Nam, số lượng các hầm chui, cầu đi bộ hay vạch kẻ cho người đi bộ qua đường vẫn còn quá ít khiến họ muốn đi đúng luật cũng khó”.

Để luật đi vào cuộc sống


Người đi bộ sang đường... bất cứ lúc nào.

Người đi bộ sang đường... bất cứ lúc nào.

Tại Hà Nội, vào đầu năm 2016, Phòng CSGT - CATP đã ra quân xử phạt người đi bộ vi phạm giao thông trên toàn thành phố, đặc biệt tại một số quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa… với 2 lỗi chính là đi không đúng phần vạch sơn dành riêng cho người đi bộ và đi đúng vạch sơn nhưng không đúng hiệu lệnh đèn giao thông.

Nhiều người thừa nhận không có thói quen chấp hành luật giao thông khi đi bộ, sẵn sàng đi xuống lòng đường nếu thông thoáng. Việc xử phạt thời điểm đó chỉ như "muối bỏ bể" khi tình trạng người đi bộ vi phạm giao thông xảy ra nhan nhản khắp TP Hà Nội. Kể từ ngày 1/1/2018, Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" đã mở rộng đối tượng xử phạt gồm cả người đi bộ. Đây được coi là một trong những biện pháp nhằm nâng cao ý thức tham gia giao thông của người đi bộ.

Theo ông Khuất Việt Hùng - Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tất cả những người tham gia giao thông, vi phạm pháp luật là nguyên nhân dẫn đến tai nạn chết người đều có thể bị phạt tù từ 7 - 15 năm. Bộ luật Hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2018) có mở rộng thêm đối tượng xử phạt cả người đi bộ nhằm tiếp cận với cái chung của thế giới, tránh tâm lý cứ “xe lớn thì phải đền xe nhỏ”.

Ông Hùng cho biết thêm, thực tế công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật vẫn chưa được đầy đủ dẫn đến tình trạng luật chưa đến được với nhiều người. Theo ông Hùng: “Để luật đi vào cuộc sống, cơ quan chức năng cần phải đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các diễn đàn xã hội, thông qua các đoàn thể chính trị xã hội. Các cơ quan chức năng bên cạnh quá trình thực thi, khi mà phát hiện, xử lý vi phạm cũng cần tuyên truyền, nhắc nhở cho người dân để mọi người dân nắm được luật và tuân thủ theo. Người dân cũng cần nâng cao ý thức khi tham gia giao thông để đảm bảo an toàn cho mình và cho mọi người. Ngoài ra, nhà nước cũng cần tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng, môi trường tham gia giao thông để người đi bộ có thể thực hiện đúng luật. Ở các quốc gia khác, trong hành xử, người lái xe luôn luôn nhường đường và tôn trọng quyền ưu tiên cho người đi bộ, ở mình thì chưa có văn hóa đó. Do vậy, bên cạnh yêu cầu người đi bộ tuân thủ đúng pháp luật thì những người tham gia giao thông bằng phương tiện cũng phải tôn trong quyền tham gia giao thông của người đi bộ”.

Ông Khuất Việt Hùng - Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia nói: “Ở những vị trí không có công trình dành riêng cho người đi bộ thì người đi bộ cần cân nhắc tình huống, có trách nhiệm trong việc tham gia giao thông bằng cách tham gia đúng phần đường của mình, đưa ra những tín hiệu khi muốn sang đường. Những chỗ mà có công trình như cầu vượt, dải phân cách, đèn tín hiệu cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ cần đi đúng quy định”.

Kim Oanh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Chìm sà lan ở biển Quảng Ngãi: Vớt được 4 thi thể, đang dùng flycam, thợ lặn tìm người mất tích

Thời sự - 52 phút trước

Trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn các thuyền viên trong vụ chìm sà lan trên vùng biển Quảng Ngãi, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Xuân Sang đề nghị huy động tối đa mọi nguồn lực, mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân đang mất tích.

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Luật Đất đai 2024: Hàng triệu phụ nữ sẽ được hưởng lợi nếu nắm được quy định này

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, việc nghiêm cấm hành vi “Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai” của Luật Đất đai 2024 là điều hết sức cần thiết, được người dân đồng tình, ủng hộ (trong đó có lực lượng yếu thế là phụ nữ).

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Không cần xin visa (thị thực), người Việt Nam có thể nhập cảnh vào những quốc gia nào trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5, nếu người dân có ý định di lịch nước ngoài thì dưới đây là những quốc gia và vùng lãnh thổ miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam khi nhập cảnh.

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Biến động điểm chuẩn trường đại học có tỷ lệ cạnh tranh không kém các trường công an, quân đội

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Để phục vụ cho phụ huynh và thí sinh tham khảo, dưới đây là bảng điểm chuẩn trong 3 năm gần đây của một trường đại học ở Hà Nội có tỷ lệ cạnh tranh được đánh giá là không kém các trường công an, quân đội.

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Ngủ 5 ngày 5 đêm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Thử thách hay trào lưu du lịch kiểu mới?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Với khoảng thời gian nghỉ lễ là 5 ngày, cư dân mạng đua nhau thực hiện thử thách "Ngủ 5 ngày 5 đêm" nhân kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Sự kiện này đang được cư dân mạng bàn luận khá sôi nổi.

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Hành trình truy bắt kẻ ra tay sát hại họ hàng rồi 'trốn nã' hơn 20 năm

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn, Chí lên kế hoạch rồi ra tay sát hại người họ hàng. Sau khi gây án đối tượng này dùng nhiều phương thức để lẩn trốn ở nhiều địa phương suốt 25 năm.

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Mua bán hóa đơn trái phép, hai nữ giám đốc bị khởi tố

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án nhận hối lộ xảy ra tại Chi cục Đăng kiểm số 11, cơ quan công an phát hiện 2 nữ giám đốc công ty liên quan đến việc mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng với đơn vị này.

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Dông lốc lật thuyền lúc rạng sáng, 4 người mất tích

Thời sự - 3 giờ trước

Trên đường di chuyển bằng thuyền ra khu vực nuôi trồng thủy sản, nhóm công nhân 6 người ở thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) bất ngờ gặp cơn giông lốc làm lật thuyền. Hiện có 4 người đang mất tích.

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Giả danh nữ tu sĩ lừa quyên góp từ thiện để chiếm đoạt hàng tỷ đồng

Pháp luật - 3 giờ trước

Hải tạo các tài khoản mạng xã hội mạo danh nữ tu sĩ ở Huế để kêu gọi quyên góp cho những hoàn cảnh ngặt nghèo ở Đà Nẵng. Bằng cách này, Hải đã chiếm đoạt số tiền lên tới hàng tỷ đồng.

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Bé gái sinh năm 2011 bị 3 thiếu niên thay nhau 'làm chuyện người lớn'

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Bé gái 12 tuổi tới nhà bạn quen qua mạng xã hội chơi thì bị 3 nam thiếu niên 15 tuổi kéo vào trong rồi thay nhau thực hiện hành vi hiếp dâm.

Top