Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đền bù giải phóng mặt bằng: Dân kiện nhiều do luật bất hợp lý

Thứ hai, 10:12 10/11/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Theo quy định hiện hành, việc định giá đất phải sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường. Nhưng theo phản ánh của lãnh đạo các địa phương, điều này là “không tưởng”, bởi giá đất trên thị trường luôn biến động.

Đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) là một vấn đề nóng, gây ra tình trạng khiếu kiện kéo dài của người dân nhiều địa phương. Theo phản ánh của lãnh đạo các địa phương, tại buổi tọa đàm “Một số vấn đề đất đai tại đô thị” tổ chức hôm 8/11, nguyên nhân của việc khiếu kiện xuất phát từ chính những điểm bất hợp lý của Luật Đất đai và các Nghị định đi kèm.
 
Rắc rối giá đất đền bù
 
Theo quy định hiện hành, việc định giá đất phải sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường. Nhưng theo phản ánh của lãnh đạo các địa phương, điều này là “không tưởng”, bởi giá đất trên thị trường luôn biến động. Các địa phương không có cách nào xác định chính xác giá đất thị trường để đền bù sát với mức giá này.
 
Ông Nguyễn Văn Tỉnh, Chủ tịch UBND TP Thái Bình, nói: “Cứ theo quy định này thì rất khó thực hiện vì không biết thế nào là sát giá thị trường. Cũng không có cơ quan hay cơ sở nào để xác định giá thị trường cho khu đất tại thời điểm thu hồi, giải phóng mặt bằng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người dân khiếu kiện. Thậm chí đến khi xảy ra khiếu kiện cũng không có cơ quan nào xác định thế nào là giá thị trường để giải quyết. Mặt khác, cách tính của luật, để xác định giá từng thửa đất cũng chỉ phù hợp với các giao dịch mua bán đơn lẻ của các cá nhân. Rất khó định giá từng thửa đất của từng khu phố. Nên luật thực hiện đền bù theo giá thị trường là không khả thi”.
 
Nhiều dự án chậm tiến độ do vướng mắc ở khâu giải phóng mặt bằng. Ảnh: Chí Cường.
 
Còn với đất nông nghiệp, việc xác định giá còn gây nhiều tranh cãi hơn. Đất nông nghiệp không có trao đổi nên không có cơ sở giá thị trường để tính. Theo ông Bùi Ngọc Tuân, Cục trưởng Cục Kinh tế và phát triển quỹ đất (Bộ Tài nguyên - Môi trường), đất nông nghiệp có thể căn cứ vào giá chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng để định giá. Nếu không có giao dịch chuyển nhượng hoặc cho thuê thì áp dụng phương pháp thu thập để xác định giá đất nông nghiệp, tức là tính lợi tức từ hoa màu và sử dụng đất đó.
 
Nhưng ông Tỉnh nói: “Theo cách tính hiện nay, nhiều địa phương như Hà Nội có thể tính giá đất nông nghiệp 130.000 - 150.000 đồng/m2. Còn các tỉnh khác như Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định chỉ có thể áp dụng mức 30.000 – 40.000 đồng/m2. Như vậy người dân sẽ thắc mắc tại sao cùng đất nông nghiệp mà mỗi địa phương lại trả giá đền bù khác nhau. Việc tính giá đất nông nghiệp theo lợi tức hoa màu không là cơ sở nên người dân khiếu kiện gay gắt. Chúng tôi kiến nghị các cấp có thẩm quyền nên sửa giá đất nông nghiệp đền bù. Ta sẽ tính giá theo từng khu vực. Chẳng hạn Đồng bằng Bắc bộ sẽ thống nhất một giá. Sau đó, tuỳ từng điều kiện kinh tế mỗi địa phương mà quy định mức hỗ trợ khác nhau”.
 
Nghị định “vênh” luật
 
Bên cạnh những khiếu kiện về giá đất đền bù, một vấn đề nữa cũng gây nhiều thắc mắc cho lãnh đạo các địa phương là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Họ cho rằng, có sự “vênh” nhau giữa Luật Đất đai và Nghị định 84 trong quy định cấp giấy chứng nhận sử dụng đất. Điều 4 Luật Đất đai quy định, đất đã sử dụng ổn định trước ngày 15/10/1993 đảm bảo 3 điều kiện: ở ổn định, hợp quy hoạch, không tranh chấp, thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không phải nộp tiền sử dụng đất. Nhưng trong Nghị định 84 lại yêu cầu, các địa phương quy định diện tích giới hạn đất ở cho mỗi gia đình. Nếu diện tích cấp vượt mức giới hạn thì phải nộp tiền.
 
Ông Nguyễn Văn Tỉnh nói: “Trước Nghị định 84, Luật Đất đai chỉ cần đủ 3 điều kiện là có thể cấp giấy chứng nhận, có thể cấp đến 400m2 mà không phải mất đồng phí nào. Nay nếu theo Nghị định 84, như với Thái Bình, đất ở đô thị giới hạn là 70m2, vượt mức là phải thu tiền. Do vậy người dân sẽ thắc mắc. Họ không đồng ý với Nghị định 84”. Đây cũng là ý kiến của lãnh đạo nhiều tỉnh có mặt trong buổi toạ đàm.
 
Lãnh đạo các địa phương cũng phản ánh một nghịch lý nữa, đó là những người dân chấp hành tốt việc GPMB thì lại được đền bù giá thấp. Công tác đền bù GPMB thường kéo dài 2 - 3, thậm chí 5 năm. Giá đất mỗi năm lại một khác nên thực tế là những người gương mẫu nhận đền bù trước lại bị thiệt thòi. Những người “chây ì” không chịu giao đất thì lại được đền bù với giá cao hơn. Điều này vô hình trung khuyến khích người dân thắc mắc khiếu kiện, kéo dài việc giao đất GPMB.
 
Ông Trần Thế Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường
 
“Bộ Tài nguyên - Môi trường đang nghiên cứu đề xuất việc sửa đổi những điểm bất hợp lý trong Luật Đất đai và các Nghị định liên quan trong thời gian sớm nhất có thể. Đúng là hiện nay người dân còn khiếu nại nhiều về giá. Trong lần sửa đổi này, chúng tôi nghiên cứu đề xuất sửa đổi cho hợp lý hơn”.

Đắc Kiên

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngành học nào vừa được nhiều người ngưỡng mộ lại giúp sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở?

Ngành học nào vừa được nhiều người ngưỡng mộ lại giúp sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở?

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Ngành học có vai trò quan trọng trong đời sống sẽ giúp sinh viên không phải lo lắng về việc làm, đặc biệt là những công việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Từ 4/4, ô tô khách trên 30 chỗ, xe tải nặng không vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Từ 4/4, ô tô khách trên 30 chỗ, xe tải nặng không vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Thời sự - 1 giờ trước

Từ ngày 4/4, xe khách trên 30 chỗ, xe đầu kéo, xe tải nặng từ 6 trục (tải trọng trên 30 tấn) trở lên sẽ không lưu thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Ngày làm việc cuối tuần có thêm giải độc đắc gần 25 tỷ tìm về chủ

Ngày làm việc cuối tuần có thêm giải độc đắc gần 25 tỷ tìm về chủ

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Mới đây, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra tấm vé trúng giải Jackpot của xổ số Mega 6/45.

Lái xe bằng chân, thiếu niên 16 tuổi bị phạt 2,7 triệu

Lái xe bằng chân, thiếu niên 16 tuổi bị phạt 2,7 triệu

Pháp luật - 2 giờ trước

Nam thiếu niên 16 tuổi dùng chân lái xe máy ở huyện Tuy An bị công an phạt hơn 2,7 triệu đồng.

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Thời sự - 2 giờ trước

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian tới Công an thành phố sẽ báo cáo cấp trên để lắp đặt thêm camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3.

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Ông Vinh là người trực tiếp ký vào các hóa đơn thu tiền từ người đấu giá, giấy tờ thanh toán công trình do Nguyễn Thị Loan lập khống, dẫn đến ngân sách Nhà nước bị chiếm đoạt.

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Cầu Đống Cao nối liền giữa huyện Ý Yên - Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định sau hơn 1 năm thi công, các trụ cầu đã nhô khỏi mặt nước, nhiều nhịp cầu đã lắp dầm kết nối.

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết ngày mai, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây của Bắc và Trung Trung Bộ bắt đầu có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ. Dự báo mùa hè năm nay, nắng nóng gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Xe đầu kéo chờ hàng siêu trường xuất phát từ TP Đà Nẵng đến Huế để phục vụ thi công dự án. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng kiểm tra, tài xế không cung cấp được giấy tờ liên quan.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Chính sách học phí đã được HĐND TP Hà Nội thông qua. Theo đó, mức thu học phí năm học 2023-2024 ở Hà Nội là 24.000-217.000 đồng một tháng, giảm gần một nửa so với mức cũ.

Top