Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề xuất lập đường dây nóng nhận tin vi phạm ATTP

Thứ ba, 08:02 06/06/2017 | Xã hội

GiadinhNet - Ngày 5/6, Quốc hội dành cả ngày để bàn về vấn đề an toàn thực phẩm (ATTP). Nhiều đề xuất đã được các đại biểu Quốc hội đưa ra trong đó có việc thành lập đường dây nóng dạng như cứu hỏa, cứu thương... để nhận phản ánh, xử lý vi phạm trong lĩnh vực này.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai, đoàn Tiền Giang. Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hoàng Mai, đoàn Tiền Giang. Ảnh: Quochoi.vn

Nên có số đường dây nóng để xử lý nhanh

Theo đại biểu Nguyễn Hoàng Mai, đoàn Tiền Giang, ngoài các giải pháp lớn mà Chính phủ và Đoàn giám sát Quốc hội đề xuất thì đại biểu này kiến nghị thực hiện thêm một số giải pháp: Thiết lập đường dây nóng với số dễ nhớ kiểu 113, 115 để nhân dân phản ánh các vi phạm pháp luật về ATTP; Kiểm soát chặt chất xả thải từ các cơ sở sản xuất, đặc biệt từ các khu sản xuất tập trung, KCN vì nhiều thực phẩm nhiễm bẩn do nguồn nước cung cấp cho vật nuôi cây trồng không được xử lý an toàn; Các tỉnh, thành phố nghiêm túc xem xét tiêu chí môi trường và ATTP, tức là 100% hộ gia đình và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về bảo đảm ATTP trong việc công nhận xã nông thôn mới và phải coi đây là tiêu chí “cứng” không cho nợ.

Hiện nay, hầu hết các thôn, làng, bản đều có hương ước, quy ước của mình và đây là cơ chế tự quản có hiệu quả để xử lý các vấn đề của cộng đồng. UBND cấp huyện, cấp xã nên hướng dẫn các thôn làng đưa các nội dung về bảo đảm ATTP vào các hương ước, quy ước này. Một khi người dân đồng thuận, tự nguyện đưa nội dung này vào các hương ước, quy ước của mình thì họ sẽ đề ra cơ chế bảo đảm thực hiện, chắc chắn góp phần thúc đẩy bảo đảm an toàn thực phẩm, loại bỏ hiện tượng mỗi gia đình có 2 luống rau, 2 chuồng lợn, 2 chuồng gà phân biệt để dùng cho gia đình hay để bán...

Đồng quan điểm nêu trên, đại biểu Nguyễn Mạnh Cường, đoàn Quảng Bình cho rằng: “Tôi tán thành với ý kiến của đại biểu Nguyễn Hoàng Mai, đoàn Tiền Giang, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần có đường dây nóng, có cơ chế phù hợp, thuận tiện để tiếp nhận, xử lý nghiêm, kịp thời phản ánh của nhân dân, của báo chí về vi phạm ATTP. Có hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện, cung cấp thông tin về sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn”.

12 triệu dân chờ nước sông hết... bẩn

Phản ánh ý nguyện của cử tri nơi ứng cử, đại biểu Dương Minh Ánh, đoàn TP Hà Nội cho biết, để có rau quả tươi sống, thực phẩm chăn nuôi sạch, an toàn thì đầu tiên nguồn nước, môi trường đất, không khí phải sạch. Hiện nay, nguồn nước từ hai sông Đáy và Nhuệ đã bị ô nhiễm rất trầm trọng. Nước bẩn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất, chăn nuôi và trồng trọt, sức khỏe của người dân ở 5 địa phương từ TP Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và tỉnh Hòa Bình. Theo thống kê năm 2016 toàn lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy mỗi ngày tiếp nhận khoảng 3,811 triệu m3 nước thải, trong đó nước thải từ trồng trọt và chăn nuôi khoảng 2,55 triệu m3/ngày, nước thải sinh hoạt 610.000 m3/ngày, nước thải y tế khoảng 15.000 m3/ngày. “Vì vậy, muốn giải quyết vấn đề thực phẩm sạch như rau, quả tươi sống, thực phẩm chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản thì trước hết chúng ta cần phải giải quyết dứt điểm nguồn nước tưới tiêu và môi trường đất sạch. Phải tập trung mọi nguồn lực cùng với quyết tâm cao mới có hy vọng cải thiện được nguồn nước, cải thiện được đời sống người dân. Cử tri đang rất trông chờ ở Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương sẽ vào cuộc sớm và quyết liệt hơn nữa thì mới mong giải cứu được 2 con sông, trả lại tên cho 2 dòng sông và cứu lấy cuộc sống, sức khỏe của 12 triệu người dân sống xung quanh khu vực ven sông”.

Cuộc chiến giữa thiện - ác

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, đoàn Hà Nội phát biểu trong phần tranh luận chiều ngày 5/6 cho rằng, cần đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin đúng, không thổi phồng. Thực tế cho thấy chúng ta có làm nhưng làm chưa đúng, chưa phù hợp với từng đối tượng. Cùng đó, cả xã hội phải vào cuộc để lo về vấn đề ATTP. Việc giao cho 3 Bộ và UBND cấp tỉnh thì khó có thể làm nổi. Vì vậy, cần sự vào cuộc của xã hội, đây là cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, cái đúng và cái sai. Còn theo đại biểu Nguyễn Hoàng Mai thì việc công bố các số liệu liên quan đến vi phạm, hậu quả của ATTP mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Đại biểu cho biết, theo kết quả điều tra dư luận xã hội về ATTP do Văn phòng Quốc hội tiến hành cho thấy, chỉ có 10% người được hỏi rất yên tâm với thực phẩm sử dụng hằng ngày, trong khi có tới 59% chưa yên tâm và 27% khẳng định không yên tâm.

Báo cáo của Chính phủ trong giai đoạn 2011 - 2016 đã kiểm tra theo kế hoạch trên 3 triệu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã có trên 20% số cơ sở vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Các hành vi và hiện tượng vi phạm về ATTP thường thấy đó là bán thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hạn sử dụng, sử dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật không đúng quy định, sử dụng hóa chất bị cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng... Cũng trong giai đoạn này có 1.007 vụ ngộ độc thực phẩm, với 30.395 người mắc, 164 người chết. Theo đại biểu đây chỉ là phần nổi của tảng băng ngộ độc thực phẩm.

Đại biểu vùng cao đặt nhiều câu hỏi... khó

Đại biểu Vương Ngọc Hà, đoàn Hà Giang đã đặt ra nhiều câu hỏi trong phần phát biểu của mình. Dẫn chứng thực tế tại các chợ phiên vùng cao, đại biểu cho rằng, với các phản thịt được bày bán ở chợ phiên ai là người giám định chất lượng? Chủ hàng nào được khám sức khỏe? Đại biểu cho rằng, các câu hỏi này chưa được trả lời một cách thấu đáo. “Lực lượng quản lý thị trường một huyện chỉ có 5 người, trong khi đó một tuần có cả chục chợ phiên. Cũng ở các bản làng, trong các đám ma, đám cưới trong khi dịch vụ chưa phát triển thì bà con vẫn phải làm tại nhà thì việc kiểm soát ATTP như thế nào? Trong quá trình đi giám sát, có người dân đặt câu hỏi: “Phải làm thế nào đi chứ? Nhà người ta đã mất người rồi lại còn mất cả bò, nếu không mổ bò thì hàng xóm không thích. Trong điều kiện như thế này thì ai đến kiểm dịch?” - đại biểu Hà nói.

Công Tâm

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mua súng về để bắn chim, nam thanh niên bị phạt tù

Mua súng về để bắn chim, nam thanh niên bị phạt tù

Pháp luật - 22 phút trước

GĐXH - Sau khi đặt mua một khẩu súng dạng côn xoay trên mạng xã hội với mục đích dùng bắn chim, nhưng Nguyễn Văn Hưng không ngờ hành vi của mình đã vi phạm pháp luật.

Người đàn ông Hàn Quốc trúng Vietlott chia sẻ cách mua vé giúp mình thu bộn tiền

Người đàn ông Hàn Quốc trúng Vietlott chia sẻ cách mua vé giúp mình thu bộn tiền

Xã hội - 38 phút trước

GĐXH - Mới đây, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) đã tiến hành trao thưởng giải Jackpot 2 của sản phẩm Power 6/45 cho người chơi may mắn đến từ Hàn Quốc.

Những đối tượng học sinh nào được nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10 công lập ở Hà Nội?

Những đối tượng học sinh nào được nộp hồ sơ xét tuyển thẳng vào lớp 10 công lập ở Hà Nội?

Giáo dục - 56 phút trước

GĐXH - Hôm nay (ngày 24/4), học sinh diện tuyển thẳng của Hà Nội nộp hồ sơ tại trường THCS đang học. Nếu không sử dụng quyền tuyển thẳng, học sinh phải tham dự kỳ thi để được xét tuyển vào trường công lập.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Tư ngày 24/4/2024

Xã hội - 57 phút trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Tư ngày 24/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Ngày 22/4, đã có 196 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024, trong đó có tên nhiều trường ‘hot’

Ngày 22/4, đã có 196 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ THPT năm 2024, trong đó có tên nhiều trường ‘hot’

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH – Tính đến ngày 24/4 đã có khoản 196 trường công bố xét tuyển đại học bằng học bạ năm 2024. Dưới đây là danh sách chi tiết và mới nhất.

Nửa đêm, nhóm thanh niên Hải Dương dùng hung khí đuổi đánh người đi đường cướp xe máy

Nửa đêm, nhóm thanh niên Hải Dương dùng hung khí đuổi đánh người đi đường cướp xe máy

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Sau khi phát hiện anh Trung cùng bạn đi xe máy, nhóm thanh niên bất ngờ truy đuổi, dùng tuýp sắt đánh khiến nạn nhân bỏ chạy và cướp xe máy...

Cách tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ mới nhất, lái xe nên tham khảo

Cách tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ mới nhất, lái xe nên tham khảo

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Việc tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ sẽ giúp cho chủ sở hữu phương tiện nắm bắt được các thông tin liên quan đến giấy tờ xe cũng như lịch sử vi phạm giao thông nếu người đó đã từng vi phạm. Dưới đây là các cách tra cứu giấy phép lái xe đơn giản, lái xe nên tham khảo.

Clip: Xe con va chạm ô tô tải, 4 người thương vong

Clip: Xe con va chạm ô tô tải, 4 người thương vong

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Vụ tai nạn giữa xe con với ô tô tải vừa xảy ra trên địa bàn Hà Tĩnh khiến 4 người thương vong.

Danh sách thuyền viên tử vong và mất tích trên sà lan bị chìm ở Quảng Ngãi

Danh sách thuyền viên tử vong và mất tích trên sà lan bị chìm ở Quảng Ngãi

Thời sự - 3 giờ trước

Vụ chìm sà lan làm 5 thuyền viên mất tích, đến nay cơ quan chức năng vớt được 3 thi thể trên vùng biển Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Chồng đổ xăng đốt vợ đang mang thai 8 tháng

Chồng đổ xăng đốt vợ đang mang thai 8 tháng

Pháp luật - 3 giờ trước

Trong lúc mâu thuẫn, Trần Nam Thanh đã rút xăng từ xe máy đổ lên người vợ đang mang thai tháng thứ 8 rồi châm lửa đốt.

Top