Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đất giãn dân: “Mua” 1, “bán” 8!

Thứ bảy, 07:32 01/11/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Ngoài câu chuyện di chuyển mồ mả làng Vân Lôi với khu “ốc đảo mộ” họ Lê ngay giữa khu Công nghệ cao Hoà Lạc, người dân Bình Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) lại bức xúc chuyện xã thu hồi đất, cấp đất giãn dân.

 
Họ xì xào chuyện người được, kẻ không; chuyện tiêu chuẩn “lập lờ”; chuyện “mua” rẻ, bán lại với giá đắt; chuyện có những lô đất mặt đường bạc tỷ chẳng biết của ai... Theo hẹn, ngày 30/10 chúng tôi lại làm việc với cán bộ xã Bình Yên nhưng lại “gặp” thêm những sự khó hiểu.
 

Chủ tịch xã Lê Văn Mão (phải) trong buổi làm việc với PV Báo GĐ&XH ngày 30/10. Ảnh: P.V

 
Khó hiểu quanh hàng trăm lô đất
 
Trong các đơn thư mà người dân Vân Lôi gửi lên Báo GĐ&XH, họ viết rằng đã thắc mắc rất nhiều về chuyện đất giãn dân, đã nhiều lần đi hỏi, nhưng xã không trả lời. Số là từ năm 1996, khi ấy làng Vân Lôi đã đất chật người đông, nhiều hộ mấy thế hệ cha con, vợ chồng ở cùng một nhà. Nhận thấy nỗi khổ của dân, xã đã xin huyện chủ trương để thực hiện giãn dân bằng quỹ đất có sẵn. Khu vực bên đường 84 được chọn, đây cũng là vị trí thuận lợi, mặt đường nhựa khá rộng nên người dân sẽ có nhiều thuận lợi trong kế sinh nhai. Xã lập danh sách các gia đình nằm trong “tiêu chuẩn”, tổ chức tách hộ. Đến thời điểm ấy, số hộ gia đình ở Vân Lôi lên đến con số 160.
 

“Nhà nước quy hoạch khu công nghệ cao Hòa Lạc, dân chúng tôi ủng hộ và chấp hành chủ trương này. Vậy nhưng, việc địa phương lấy đất giãn dân thì quá nhiều chuyện thiếu minh bạch. Ví dụ như đợt 3, đất mặt đường bán 148 triệu đồng/sào. Dân được chia hơn 100 suất, còn lại mấy chục suất không biết là đã bán cho ai, ở đâu?”.

Ông Nguyễn Khắc Tú (Nguyên Phó GĐ nông trường Phú Mãn)

Họ cho biết, đất được thu hồi là đất vườn, đất nông nghiệp và giá đền bù bình quân để thu hồi là khoảng 21 triệu đồng/sào (360m²). Người dân khấp khởi mừng thầm vì nơi ăn chốn ở sẽ được cải thiện. Nhiều gia đình có đất bị thu hồi cũng nằm trong diện được cấp đất giãn dân nên ban đầu họ cũng không quan tâm đến giá đền bù lắm. Nhưng oái oăm thay, giá thu hồi thì chỉ có thế, nhưng khi hoàn thành thủ tục để giao đất cho dân thì mỗi suất chỉ chừng 120 m² lại có giá từ 54 triệu đồng đến hơn 90 triệu đồng. Đến đây thì người dân mới tá hỏa, họ làm gì mà có được số tiền nhiều như thế để... mua đất giãn dân. Nhiều nhà tiếc của quá, biết là nếu có tiền mua có thể bán lại với mức cao hơn. Nhà mua được thì đành... “bán lúa non” kiếm chút ít. Chênh lệch ban đầu cũng được hơn 10 triệu đồng/suất mua. Một số khác thì bức xúc vì sự bất cập này.
 
Ông Nguyễn Khắc Tú, nguyên phó GĐ nông trường Phú Mãn về hưu ở Bình Yên nói một cách đầy bức xúc: “Lúc xã vận động thu hồi thì đền bù cho dân chỉ 21 triệu đồng/sào, nhưng sau đấy tái định cư lại cũng ở chính mảnh đất ấy thì bán với giá 162 – 172 triệu đồng/sào. Thử hỏi ai mà chịu được?”. Ông Tú cũng cho biết, khi dân đến thắc mắc việc đền bù giá thấp nhưng bán lại (cũng mảnh đất ấy) với giá cao thì Chủ tịch, Bí thư Đảng uỷ xã giải thích rằng “Chúng tôi phải nộp về huyện, về tỉnh 50% chứ có được để lại đâu”. Tuy nhiên “nộp ra sao, nộp lúc nào thì dân chúng tôi chịu, không biết, không thấy xã đề cập” – Ông Tú khẳng định!
 
Nhập nhằng chuyện “phân phối”
 
Chuyện cũ chưa rồi lại “trồi” chuyện mới!. Chuyện “đất giãn dân” còn được người dân nơi đây đề cập đến với những sự bức xúc khác. Các nghi vấn phát sinh khi người ta cho rằng xã đã thu hồi số lượng đất rất nhiều nhưng sau đó khi tiến hành “phân phối” lại đất giãn dân thì rất ít. Có rất nhiều lô đất hiện tại không biết là đã cấp cho ai, ở đâu, số phận trôi nổi như thế nào? Trong khi nhiều con em trong làng, trong xã đáng được nhận thì chưa có. Họ cũng cho rằng, nhiều người không đủ tiêu chuẩn cũng được cấp. Thậm chí, trong số đó còn có nhiều mảnh đất được cấp vì... quan hệ?!
 
Ông Nguyễn Tú bức xúc khi nói về đất giãn dân.
Khi chúng tôi cũng mang những vấn đề này ra để hỏi lãnh đạo xã Bình Yên. Chủ tịch xã Lê Văn Mão lần thứ hai tiếp xúc với phóng viên đã không còn to tiếng nữa. Trầm ngâm, nói ít hơn và lần này thì ông có chuẩn bị một ít hồ sơ, song rất “nghèo nàn” và liên tục phải gọi cán bộ chuyên môn cấp dưới cung cấp thêm.
Nói về cấp đất giãn dân, ông bảo chuyện từ năm 2006, ông không nhớ rõ. Riêng với việc này, hôm 28/10, khi đến làm việc chúng tôi đã đề nghị ông chuẩn bị trước cho buổi làm việc sau rồi. Như sực nhớ ra, ông vội gọi cán bộ địa chính đến. Tuy nhiên, điều lạ là trong tủ hồ sơ lưu của xã không còn lưu giữ lại một bản nào dù chỉ là bản photocopy?! Ông bảo rằng giá đất, cả thu hồi và cấp giãn dân đều được thực hiện theo đúng quy định. Dân thì đã được chia đất, nhiều người đã được làm giấy tờ cả rồi.
 
Ông Mão cũng cho rằng: “Thực ra người dân được cấp đất đã có lợi lớn, giá đất ở khu giãn dân lúc cao điểm lên tới khoảng 300 triệu đồng/suất. Mà người dân nông thôn, có được 10 triệu đồng cũng là quý lắm rồi...”. Tuy nhiên, khi chúng tôi đề nghị cho biết số đất thu hồi, những lô đất đã được cấp cho việc “giãn dân” và danh sách những người được nhận đất thì ông Chủ tịch xã lại chẳng có. Ông “xin khất” đến một dịp khác vì hiện tại hồ sơ cấp đất cũng như các giấy tờ, tài liệu liên quan đang được mang lên huyện... nộp?! Và một xã khá lớn như Bình Yên nhưng cũng chẳng lưu được một văn bản nào, dù chỉ là photocopy để chứng minh cho việc trên cả...
 
Mọi nghi vấn vẫn còn đó, để giải đáp các thắc mắc của người dân tất cả chỉ còn...chờ!
 
Chi tiền bằng hoá đơn... thu!
 
Trở lại với việc di chuyển mồ mả cha ông ở làng Vân Lôi, cầm trên tay lá đơn được cho là của họ Lê “do cụ cao tuổi nhất trong họ ký” như lời ông Mão nói, chúng tôi mới biết thêm vì sao khu mộ này đang được “bảo tồn” giữa khu công nghệ. Lá đơn mà hôm trước ông Chủ tịch xã cho chúng tôi biết rằng “đang đề nghị cấp trên xem xét” đó, thực ra là một mảnh giấy xé ra từ vở học trò. Trên đó, phần “Kính gửi” để trống trơn, không hề có tên cá nhân, tổ chức hay địa chỉ nơi gửi. Người thể hiện trong lá đơn này được xưng tên là cụ Lê Hữu Chí, 76 tuổi, ở thôn Vân Lôi, xã Bình Yên. Trong đơn thể hiện nguyện vọng xin không phải di chuyển mồ mả như các dòng họ khác trong làng. Tuy nhiên, ngay trong đơn này, phần thống kê số mộ chí trong khu mộ của dòng họ Lê cũng đang được để trống chưa hề có ý kiến của ông Chủ tịch xã như hôm trước ông nói phóng viên.
 
Tờ "đơn" xin giữ khu mộ của họ Lê. Ảnh: P.V
Lúc này, trả lời chúng tôi, ông Chủ tịch xã lại biện luận rất khác: “Mới chỉ trình ra đây thôi, chứ chúng tôi cũng chưa chuyển lên cấp trên mà chỉ nói bằng lời trong các cuộc họp...”.
 
Trao đổi về việc tại sao lại cho tập trung vật liệu xây dựng ở khu vực khu mộ họ Lê, khi mà chưa biết có được giữ lại hay không(?) thì ông Mão bảo rằng vì đó là quy hoạch cây xanh trong khu công nghệ, bây giờ cứ tiến hành kè lại vì xung quanh đã hạ thấp cả rồi. Nay mai, nếu khu mộ được giữ lại thì giữ còn không thì cũng thực hiện di chuyển như mộ phần của các họ khác trong thôn!?
 
Liên quan đến chuyện di chuyển mồ mả là phần hỗ trợ kinh phí cho các gia đình. Trong tất cả các hồ sơ mà chúng tôi có được, có nhiều chuyện không rõ ràng. Ông Nguyễn Hữu Quốc, 69 tuổi, thương binh hạng 2/4 (cụt chân trái) trú tại thôn Vân Lôi cho biết: “Nhà tôi có 7 ngôi mộ, hôm đó bên Ban GPMB cho người đến bảo ra nghĩa trang, đi thực tế chỉ các ngôi mộ của nhà mình, sau đó về là được nhận tiền hỗ trợ di chuyển với mức 980.000 đồng/ngôi mộ, chẳng phải ký nhận, chẳng có hoá đơn chứng từ gì sất”.
 
Một số gia đình khác có được xuất các hoá đơn chi tiền thì cũng nhiều bức xúc, vì chẳng biết gọi đó là cái gì. Phần hóa đơn (tạm gọi như thế vì được lập trông như hóa đơn) đáng lẽ phải là phiếu chi thì lại có tên là... phiếu thu. Hàng trăm, hàng nghìn tờ “phiếu thu” (mà thực chất là chi tiền hỗ trợ di dời mồ mả cho dân) này, nhìn qua có thể thấy là được lập trên máy vi tính, có tên của đầy đủ các ban bệ giải phóng mặt bằng xã, huyện, các cán bộ chức năng nhưng cuối cùng chỉ là những dòng chữ trống trơn. Không hề có một chữ ký của bất cứ cán bộ nào trên đó, ngoại trừ duy nhất một chữ ký của người dân lĩnh tiền nhưng lại vào mục... người nộp tiền?!
 
Nếu vô tình có ai nhặt được những tờ phiếu này thì cũng chỉ nghĩ đó là phiếu lập tạm, hoặc để làm kế hoạch mà thôi, chẳng có giá trị thông tin tài chính chút nào, dù “mệnh giá” của nó là hàng chục triệu đồng mỗi tờ. Với hàng trăm, hàng nghìn ngôi mộ được di chuyển, hàng trăm triệu đồng tiền của Nhà nước chi cho phần việc “hỗ trợ di chuyển mồ mả” ở Bình Yên, những tờ phiếu chi kiểu này khiến người ta nghi ngại, băn khoăn cũng phải?!

Thậm chí, khi được chúng tôi cung cấp và trực tiếp cầm trên tay những “hóa đơn chi tiền” này, ông Chủ tịch xã Lê Văn Mão cũng tỏ ra rất bất ngờ(!?). Ông bảo rằng cái đó cũng là do Ban giải phóng mặt bằng huyện làm. “Đúng là làm như thế này thì chưa được...”, ông Mão thừa nhận và cũng không thể giải thích được gì hơn.

Chí Long - Ngọc Tước
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Đời sống - 2 phút trước

GĐXH - Theo lịch hoán đổi ngày làm việc trong dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày liên tục.

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Ngày 23/4, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Theo đó, lương tối thiểu vùng tại Hà Nội tăng bao nhiêu?

'Mùa' đăng kiểm ở Hà Nội, dòng phương tiện nối đuôi nhau xếp hàng từ sáng sớm

'Mùa' đăng kiểm ở Hà Nội, dòng phương tiện nối đuôi nhau xếp hàng từ sáng sớm

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Những ngày gần đây, các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại Hà Nội đang bước vào giai đoạn "cao điểm", theo ghi nhận, một số trung tâm xuất hiện cảnh ùn ứ ngay từ sáng sớm, hàng dài phương tiện nối đuôi nhau tràn ra cả lòng đường.

Chém người sau mâu thuẫn ăn nhậu, 3 thanh niên lĩnh án

Chém người sau mâu thuẫn ăn nhậu, 3 thanh niên lĩnh án

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Do mâu thuẫn trong lúc ăn nhậu, các đối tượng về nhà lấy dao đến chém đối thủ trọng thương.

Ngày mai (24/4), học sinh lớp 12 đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT

Ngày mai (24/4), học sinh lớp 12 đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 24-28/4, học sinh được đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Học sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.

Giải cứu bé gái bị lừa bán sang nước ngoài

Giải cứu bé gái bị lừa bán sang nước ngoài

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Cháu L. quen một người phụ nữ qua Facebook, rồi bị dụ dỗ, lôi kéo và lừa bán sang Myanmar. Sau khi bị sập bẫy, chúng bắt ép cháu lao động vất vả.

Người phụ nữ bật khóc khi nhận lại 400 triệu đồng chuyển nhầm suốt 3 tháng

Người phụ nữ bật khóc khi nhận lại 400 triệu đồng chuyển nhầm suốt 3 tháng

Đời sống - 2 giờ trước

SKĐS - Chuyển 400 triệu đồng cho con trai, do sơ suất, một phụ nữ ở TP HCM chuyển nhầm sang tài khoản của một thanh niên quê Nghệ An đang làm việc ở nước ngoài.

4 con giáp này gặp nhiều may mắn, tài lộc rủng rỉnh trước ngày nghỉ lễ 30/4

4 con giáp này gặp nhiều may mắn, tài lộc rủng rỉnh trước ngày nghỉ lễ 30/4

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH – Dự báo tử vi tuần mới cho thấy, 4 con giáp này gặp nhiều may mắn, tài lộc rủng rỉnh trước ngày nghỉ lễ 30/4.

Nhiều cây xanh trên các tuyến phố ở Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ đổ, gãy nếu xảy ra mưa dông

Nhiều cây xanh trên các tuyến phố ở Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ đổ, gãy nếu xảy ra mưa dông

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Hoàng loạt cây xanh tại nhiều tuyến phố ở Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ gãy, đổ nếu gặp mưa dông và gió to gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Top