Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dân số và sự bền vững an ninh lương thực

Thứ năm, 08:06 25/12/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Hai thách thức lớn hiện nay của toàn thế giới là đói nghèo và bảo vệ môi trường. Theo đó, nguyên nhân cơ bản gây ra biến đổi khí hậu, làm gia tăng ô nhiễm môi trường, ý thức bảo vệ môi trường kém cùng với sự phá rừng để phục vụ nhu cầu cuộc sống đều từ áp lực do sự gia tăng dân số quá mức.

 
Lương thực chỉ đủ ăn
 
Trong thời gian qua, mặc dù các quốc gia đã có nhiều nỗ lực và đạt được những thành tựu nhất định trong thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về xoá đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục, bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống HIV/AIDS, song vẫn đang đứng trước nhiều thách thức do áp lực gia tăng dân số gây nên.
 
Vấn đề trên được đặt ra một cách nóng hổi tại Đại hội đồng lần thứ 9 Diễn đàn các nghị sĩ châu Á về dân số và phát triển (AFPPD) với sự tham gia của gần 100 nghị sỹ đến từ 25 nước, vừa diễn ra tại Hà Nội. Hiện nay, trên toàn cầu vẫn còn 850 triệu người thường xuyên thiếu lương thực. Sự gia tăng dân số cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đã tạo ra áp lực lớn với việc đảm bảo an ninh lương thực (ANLT) bởi tăng số người tiêu dùng và giảm diện tích trồng cây lương thực. Khủng hoảng lương thực vừa qua đã tác động đến tất cả các nước dù là giàu hay nghèo, tuy nhiên tác động nặng nề nhất vẫn là những người nghèo, bởi vì chi phí cho lương thực chiếm một phần lớn trong chi tiêu hàng ngày của họ.
 

Để đảm bảo an ninh lương thực bền vững, cần duy trì và tăng sản lượng lương thực, kiểm soát quy mô dân số. Ảnh: Dương Ngọc.

 
Thực tế sự biến động về thời tiết (mưa, lụt, bão...) trong những tháng gần đây ở châu Á, đặc biệt ngập lụt ở Hà Nội trong tháng 11/2008; tình trạng tăng giá lương thực một cách đột biến trong nửa đầu năm 2008... đã đưa đến sự lo ngại về vấn đề đảm bảo lương thực.

Thực tế hiện nay mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm 1 triệu người (bằng dân số của 1 tỉnh cỡ trung bình, cho dù mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2 con) và dự báo chỉ 10 năm nữa dân số Việt Nam sẽ đạt 100 triệu người. Khi đó 40 triệu tấn ngũ cốc hiện nay là chỉ đủ ăn. Cùng với dân số tăng, diện tích đất trồng lúa giảm dần hàng năm, như vậy có nghĩa là nhu cầu lương thực tăng, nhưng sản lượng không tăng mà còn sẽ giảm. Bên cạnh đó, trong vài chục năm tới, do biến đổi khí hậu, nước biển sẽ dâng gây ngập lụt các vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long (nơi sản xuất 65% lương thực của cả nước). Vậy ANLT sẽ ra sao? Đây là thực tế chứ không phải lo xa; vì vậy cùng với việc duy trì và tăng sản lượng lương thực, nhất thiết phải kiểm soát quy mô dân số, không để tăng dân số trở lại, kiên quyết vận động mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con.

Thách thức lớn cho các vấn đề kinh tế - xã hội

Ngày 29/6/2006, Quốc hội khóa XI đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2006-2010, trong đó có 3,8 triệu hécta đất trồng lúa nước và kiểm soát chặt việc chuyển đất trồng lúa làm mặt bằng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. Ngày 18/4/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 391/2008 về rà soát kiểm tra thực trạng sử dụng đất nông nghiệp thời kỳ 2002-2010. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều dự án sân golf, khu công nghiệp vẫn đang đe dọa đất trồng lúa. Hiện nay, bình quân diện tích đất canh tác của Việt Nam rất thấp (0,12 ha/người, trong khi Thái Lan là 0,3 ha/người).

Ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng ANLT cần được hiểu theo nghĩa rộng, đó là có đủ lương thực, dễ mua lương thực, mọi người đều có lương thực. Vì vậy, chúng ta vẫn đang phấn đấu để thực hiện đầy đủ ý nghĩa của ANLT, vì hiện còn khoảng 15% số hộ nghèo, trong đó có 0,8 - 1 triệu nhân khẩu nông nghiệp thiếu đói lương thực. Có nghĩa là bức tranh “kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra” vẫn hiện hữu ở một số vùng, do có sự khác biệt về điều kiện thiên nhiên, đất đai và khí hậu...

Theo kết quả sơ bộ, có thể tỉ lệ sinh con thứ 3 tăng từ 16% lên 19 - 20% (năm 2008). Đó là điều đáng lo ngại, bởi nó thách thức những ai chấp hành nghiêm chính sách 1 -  2 con của Nhà nước, đồng thời làm chậm tốc độ thực hiện kế hoạch ổn định quy mô dân số. Trong khi đó, khi năng suất lúa đã cao (xấp xỉ đạt 5 tấn/ha bình quân chung cả nước và khó tăng thêm) thì diện tích trồng lúa bị thu hẹp do nhu cầu công nghiệp hóa và đô thị hóa. Trong thời kỳ 2002 - 2007, diện tích trồng lúa (tính chung các vụ/năm) đã giảm 0,46 triệu hécta (mất khoảng 4% diện tích đất nông nghiệp). Sự sụt giảm mạnh nhất là vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (0,26 triệu hécta) vùng Đồng bằng Sông Hồng giảm 0,11 triệu hécta).

Mục tiêu phát triển của chúng ta là đến năm 2020, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp, có hơn 40% dân số ở đô thị. Vì vậy những thách thức về duy trì diện tích trồng lúa cũng như sớm ổn định quy mô dân số sẽ rất lớn, đó là chưa kể đến bất thường do thiên tai, dịch bệnh gây mất mùa thì thách thức ANLT còn lớn hơn nhiều.

Đúng là không thể so 1 tấn gạo với việc sản xuất ôtô, xe máy và sản phẩm công nghiệp, cái chính là giá trị ổn định kinh tế xã hội của 1 tấn gạo khi kinh tế xã hội biến động. Cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 và khủng hoảng lương thực vừa qua cho thấy giá trị của 1 tấn gạo. Tuy nhiên, cũng cần tính toán cân đối, giữ đất nông nghiệp không phải để một mình người nông dân có trách nhiệm giữ ổn định xã hội, không nhất thiết nông dân phải trồng lúa. Cần có chính sách tạo điều kiện nâng cao trình độ nông dân để thâm canh, tăng năng suất và chuyển đổi cây trồng, chuyển đổi nghề nghiệp và đặc biệt chính sách hỗ trợ sản xuất lúa (phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật)...

Kiểm soát gia tăng dân số để đảm bảo ANLT

Dân số Việt Nam trong thời kỳ 1995-2006 tăng thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng lương thực. Bình quân tăng lương thực 4,2%/năm, trong đó giai đoạn 1996-2000 đạt 5,7%/năm; và 2001-2005 đã chững lại và chỉ đạt 2,8%/năm. Như vậy có thể nói về cơ bản, Việt Nam đã đạt ANLT, bởi cung lớn hơn cầu. Hàng năm chúng ta xuất khẩu xấp xỉ 4 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, với xấp xỉ 40 triệu tấn ngũ cốc/năm cũng chỉ đủ nuôi 100 triệu dân, đó là chưa kể gặp lúc thiên tai, dịch bệnh mất mùa. Chúng ta chưa quên bài học khủng hoảng lương thực hồi đầu năm 2008, gây ảnh hưởng ở 34 nước, gây bạo loạn và biểu tình mất ổn định ở Ai Cập, Haiti; Cameroon, Bukinafaso và nhiều nước khác.

Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia đông dân nhất thế giới luôn quan tâm đến vấn đề dân số và ANLT. Dự kiến năm 2010, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 9% sản lượng lương thực (4,8 triệu tấn) và sẽ giảm xuống còn 5% vào năm 2020. Về dân số, Trung Quốc đã rất thành công trong việc hạn chế sinh đẻ. Trong hơn 30 năm, dân số Trung Quốc đã tránh sinh được gần 400 triệu người, kiên quyết duy trì 105 triệu hécta đất canh tác, đó là thành tựu to lớn để đảm bảo duy trì ANLT cũng như đóng góp quan trọng cho sự thành công của 30 năm cải cách và mở cửa.

Đối với Ấn Độ, do chưa thành công lắm về hạn chế sinh đẻ, dân số Ấn Độ đã vượt ngưỡng 1 tỉ người. Tuy nhiên, nhờ thành tựu của “cách mạng xanh” trong mấy thập kỷ vừa qua nên đã có năm Ấn Độ dư thừa và xuất khẩu lương thực. Tuy nhiên dự báo năm 2011, Ấn Độ sẽ thiếu khoảng 20 triệu tấn lương thực.

Kinh nghiệm Nhật Bản cho thấy, thời kỳ 1965 - 1990, tuy đã mất 50% diện tích đất trồng lúa để phát triển đô thị và công nghiệp, nhưng họ đã tạo ra kỳ tích về thâm canh tăng năng suất lúa, đồng thời thay đổi cách ăn (rất ít gạo). Vì vậy hàng năm Nhật Bản chỉ nhập một lượng gạo không nhiều để đủ nuôi sống hơn 120 triệu dân. Tác động của cuộc khủng hoảng lương thực vừa qua lên Nhật Bản không lớn, một mặt do ăn ít gạo nên lượng gạo nhập khẩu không nhiều, mặt khác do thu nhập cao nên phần tiền để mua gạo không đáng kể so với chi tiêu hàng ngày của người dân.

Như vậy, kinh nghiệm cho thấy đảm bảo ANLT phải làm từ mọi phía, kiểm soát sự gia tăng dân số, duy trì sản lượng lương thực, đồng thời có các giải pháp xóa đói giảm nghèo để mọi người có đủ tiền mua lương thực ăn hàng ngày; đồng thời hướng dẫn cơ cấu bữa ăn hợp lý, đủ chất, đủ năng lượng (bởi vì hiện nay 65% năng lượng bữa ăn của người Việt Nam là từ gạo, tiêu thụ gạo của người Việt Nam gấp đôi người Thái Lan), khi đó mới có ANLT một cách bền vững.
 

Ngọn nguồn và ý nghĩa Ngày Dân số Việt Nam

Ngày 26 tháng 12 năm 1961, Hội đồng Chính phủ đã thông qua một Quyết định khá đặc biệt, do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký - đó là Quyết định số 216, về việc hướng dẫn sinh đẻ cho nhân dân.

Tính độc đáo, đặc biệt của Quyết định này ở chỗ: Trong lúc hầu như phần lớn các nước trên thế giới đều chưa hề quan tâm đến vấn đề dân số, đến yếu tố dân số trong phát triển, thì Việt Nam, một nước vừa trải qua cuộc chiến tranh 9 năm ác liệt chống thực dân Pháp, vừa mới hàn gắn các vết thương chiến tranh và đang chung sức xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc, đồng thời cũng phải chi viện cho cho đồng bào miền Nam tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc để thống nhất Tổ quốc, lại đặt vấn đề điều chỉnh việc sinh đẻ, hay nói một cách rộng hơn, điều chỉnh sự phát triển dân số cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước cho tương lai trước mắt và lâu dài.

Từ ngọn nguồn và ý nghĩa đặc biệt của văn bản, tại Quyết định số 326, ngày 19 tháng 5 năm 1997, Thủ tướng Chính phủ đã lấy ngày 26 tháng 12 hằng năm làm Ngày Dân số Việt Nam. Ngày nay, đất nước ta đang trong tiến trình hội nhập với quốc tế và khu vực, càng đòi hỏi yếu tố con người có chất lượng về cả thể chất lẫn trí tuệ, tinh thần, đây cũng là một yêu cầu cấp thiết đối với chương trình dân số hiện nay. Theo tinh thần và ý nghĩa của ngày 26/12  và trong bối cảnh tình hình DS-KHHGĐ hiện nay, chủ đề của Ngày Dân số Việt Nam 2008 là: “Tăng cường cam kết, nhanh chóng ổn định mức sinh thay thế”.         

 
TS Nguyễn Văn Tiên
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội

 

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đại học Hàng hải Việt Nam mở thêm 2 ngành học mới với nhiều cơ hội cho các bạn trẻ

Đại học Hàng hải Việt Nam mở thêm 2 ngành học mới với nhiều cơ hội cho các bạn trẻ

Giáo dục - 9 phút trước

GĐXH - Năm 2024, trường Đại học Hàng hải Việt Nam mở thêm 2 ngành mới nhất là Luật Kinh doanh và Quản trị kinh doanh thương mại điện tử.

Từ 2024, Hàn Quốc miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam nếu đến những nơi này

Từ 2024, Hàn Quốc miễn visa (thị thực) cho công dân Việt Nam nếu đến những nơi này

Xã hội - 11 phút trước

GĐXH – Công dân Việt Nam được nhập cảnh vào Hàn Quốc mà không cần visa (thị thực) nếu đến những nơi này.

Bật mí 4 cách tra cứu giấy phép lái xe theo tên nhanh chóng, chính xác nhất 2024, lái xe có thể biết ngay thật giả

Bật mí 4 cách tra cứu giấy phép lái xe theo tên nhanh chóng, chính xác nhất 2024, lái xe có thể biết ngay thật giả

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Tra cứu giấy phép lái xe giúp chủ phương tiện hoặc cơ quan chức năng có thể phát hiện bằng lái xe thật hay giả. Dưới đây là cách tra cứu giấy phép lái xe theo tên nhanh chóng, chính xác nhất bạn đọc nên tham khảo.

Video: Ô tô con bất ngờ lao xuống hồ Định Công, hàng chục người 'hò dô' kéo lên bờ

Video: Ô tô con bất ngờ lao xuống hồ Định Công, hàng chục người 'hò dô' kéo lên bờ

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Chiếc xe ô tô con không rõ vì lý do gì mà bất ngờ lao xuống hồ Định Công. Hàng chục người dân sau đó đã giúp chủ xe kéo chiếc ô tô từ dưới nước lên bờ.

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Luật Đất đai mới nhất 2024 (có hiệu lực từ 1/1/2025) quy định cụ thể, rõ ràng các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất.

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng quận Hoàng Mai (Hà Nội) chỉ tên hàng trăm công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy, trong đó có nhà sách Tiến Thọ số 695 – 697 Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội).

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 4 giờ trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Thời sự - 5 giờ trước

Đại diện sân bay Nội Bài cho biết đơn vị vừa được tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024. Cụ thể, Nội Bài xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Pháp luật - 5 giờ trước

Khi chủ tiệm ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa lấy vàng từ trong tủ ra, nam thanh niên dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt. Kẻ gây án cùng đồng bọn cướp đi khoảng 2 cây vàng.

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Pháp luật - 5 giờ trước

Thấy cháu H. (SN 2011) đang đạp xe trên đường, Thành đi xe máy phía sau dùng tay sàm sỡ khiến cháu H. hoảng loạn.

Top