Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dân ăn uống bằng nước… cứu hỏa!

Thứ sáu, 10:38 22/04/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Đã nhiều tháng qua, nhiều hộ dân sinh sống trong các căn hộ cao cấp của tòa nhà Sông Hồng Park View, số 165 Thái Hà (quận Đống Đa, TP Hà Nội) phải sử dụng nước nhiễm cặn để nấu ăn, sinh hoạt hàng ngày. Điều đáng nói là sau hàng loạt kiến nghị của người dân, Ban quản lý tòa nhà và chủ đầu tư luôn trưng ra các kết quả xét nghiệm nước… đạt chuẩn(?!).

Nước ố vàng, đầy cặn khi múc từ bể nước ngầm (ảnh nhỏ) và cảnh công nhân nằm ngủ (cách 50cm), đồ đạc bẩn thỉu bên cạnh nắp bể nước ngầm ở chung cư cao cấp sông Hồng Park View (ảnh cắt từ video clip). Ảnh: PB
Nước ố vàng, đầy cặn khi múc từ bể nước ngầm (ảnh nhỏ) và cảnh công nhân nằm ngủ (cách 50cm), đồ đạc bẩn thỉu bên cạnh nắp bể nước ngầm ở chung cư cao cấp sông Hồng Park View (ảnh cắt từ video clip). Ảnh: PB

Bể nước thành nơi ở

Anh L.T.A, một người dân ở tòa A của khu chung cư Sông Hồng Park View là người dành rất nhiều thời gian, tâm huyết cùng với nhiều hộ dân khác đi tìm sự thật đằng sau các kết luận “chứng nhận nước đạt chuẩn” mà chủ đầu tư, cũng như Ban quản lý tòa nhà đã đưa ra. Dẫn chúng tôi vào nơi chứa bể nước ngầm của tòa nhà B, anh L.T.A chỉ vào loạt đồ dùng từ sắt thép, quần áo, thức ăn rơi vãi, chai bia nằm chỏng chơ trên sàn rồi bảo: Đây là vị trí bể nước ngầm, nhưng không hiểu sao BQL tòa nhà lại cho công nhân ở tạm? Theo lời anh L.T.A và nhiều hộ dân khác, trong một thời gian dài, bể nước ngầm của tòa nhà được “trưng dụng” cho các công nhân đang sửa chữa tòa nhà ở và múc nước trực tiếp để sử dụng. “Thậm chí, nhiều hộ dân đang buôn bán ngoài chợ cũng vào bể ngầm này sục xô xuống để múc nước. Căn phòng bẩn thỉu, ẩm mốc, còn nắp bể nước lúc nào cũng mở toang ra như thế thì sao không bẩn, không nhiễm khuẩn được”, anh L.T.A bức xúc. Anh L.T.A cũng đã có hàng loạt hình ảnh, video quay lại nguồn nước bẩn mà khi xem, ít ai có thể nghĩ rằng là nó được lấy ra từ khu chung cư cao cấp Sông Hồng Park View.

Điều mà anh L.T.A và nhiều người dân tiết lộ khiến chúng tôi không khỏi ngạc nhiên là hiện nay, ở tòa nhà Sông Hồng Park View, nguồn nước cung cấp cho người dân sinh hoạt, ăn uống lại được sử dụng chung với nguồn nước phòng cháy, chữa cháy. “Nói thì không ai tin, nhưng hệ thống PCCC ở tòa nhà này rất buồn cười, tôi đã thử đốt cả bó hương rồi chạm vào hệ thống báo cháy nhưng hệ thống im re. Đã thế, nguồn nước sinh hoạt lại dùng chung với nguồn nước để cứu hỏa. Khi xảy ra hỏa hoạn, không biết lấy nước đâu để chữa cháy?”, anh L.T.A bức xúc.

Kết quả phân tích: Mỗi nơi mỗi kiểu?!

Cũng như anh L.T.A, ở tòa nhà Sông Hồng Park View này, nhiều người dân sau khi thấy nguồn nước bị nhiễm bẩn, đã báo cho BQL, Chủ đầu tư tòa nhà nhưng mọi thứ vẫn dậm chân tại chỗ. “Lúc nào họ cũng thông báo là nguồn nước đạt tiêu chuẩn. Đường cùng, chúng tôi phải tự lấy mẫu nước, độc lập đi giám định thì mới thấy nước đã ở mức ô nhiễm nặng”, anh L.T.A tiết lộ.

Theo những tài liệu mà người dân cung cấp, mẫu nước do người dân độc lập đi giám định thì đều có nhiều chỉ số vượt mức cho phép, còn mẫu nước do chủ đầu tư đưa đi giám định thì đều kết luận: “Đạt chuẩn Quốc gia”(?!). Đáng ngạc nhiên là ở những kết quả phân tích này, các cơ quan giám định lại áp dụng theo các quy chuẩn khác nhau. Trong khi các cơ quan đều giám định và đưa ra các chỉ số theo QCVN 01:2009 thì riêng Viện Công nghệ môi trường, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam lại dựa trên QCVN 02:2009.

Tìm hiểu được biết, QCVN 01:2009 là Quy chuẩn áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước ăn uống, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên. Còn QCVN 02:2009 là áp dụng cho các cơ sở cấp nước sinh hoạt có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm. Đối chiếu với quy chuẩn này, thì việc tòa nhà Sông Hồng Park View đang sử dụng nguồn nước từ Xí nghiệp kinh doanh nước sạch Đống Đa (với công suất rất lớn) phải áp dụng QCVN 01:2009 mới đúng.

Trở lại việc cùng một mẫu nước nhưng “mỗi ông mỗi kiểu”, tại Phiếu kết quả phân tích của Viện Công nghệ môi trường đều kết luận: Mẫu nước đạt Quy chuẩn quốc gia về mẫu nước sinh hoạt. Xin nói rõ ngày lấy mẫu nước là 24/9/2015; Đơn vị yêu cầu: Công ty Cổ phần địa ốc Sông Hồng (chủ đầu tư Sông Hồng Park View). Nơi lấy gồm cả bể ngầm, bể tầng mái của tòa nhà A và B.

Nhưng trước đó 9 ngày, ngày 15/9/2015, chị Đ.T.M.H ở tòa nhà B cũng đã lấy mẫu nước trong nhà đi giám định ở Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc thì kết quả lại khác hẳn: Chỉ số Nitrit (NO2) và COD cao gấp nhiều lần ngưỡng cho phép. Sau đó, ngày 23/10/2015, chị H tiếp tục lấy mẫu đi xét nghiệm lần 2 (sau khi Viện Công nghệ môi trường chứng nhận “đạt chuẩn”) thì chỉ số NO2 và COD vẫn vượt ngưỡng rất cao.

Ngoài ra, ngày 9/11/2015, bà Nguyễn Thị Dung, Tổ trưởng Tổ dân phố 25 (thuộc chung cư Sông Hồng Park View) tiến hành lấy mẫu nước ở bể mái nhà tòa A, bể mái nhà tòa B và trong căn hộ của mình ở tòa B đi giám đinh tại Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) đều cho kết quả khắc hẳn với Viện Công nghệ môi trường. Trong đó, hai chỉ số NO2 và Pecmanganat đều vượt ngưỡng cho phép rất nhiều lần.

Vậy câu hỏi đặt ra ở đây, vì sao mẫu nước người dân mang đi giám định thì các cơ quan như Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc; Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) đều lấy QCVN 01:2009 (nhiều chỉ số vượt ngưỡng), còn mẫu nước mà chủ đầu tư mang đi giám định thì Viện Công nghệ môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) lại áp dụng QCVN 02:2009? Liệu có vấn đề gì đằng sau kết quả này không? Chẳng nhẽ việc người dân sử dụng nước đầy cặn, nhiễm đục, vàng ố mà vẫn đạt chuẩn như Viện Công nghệ môi trường đã kết luận?

Kết quả khác xa… thông báo!

Sau hàng loạt bài viết phản ánh của Báo GĐ&XH về tình trạng nước bẩn, nhiễm khuẩn, có giun ở một số khu chung cư, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các ban ngành thành phố vào cuộc kiểm tra, trong đó có việc lấy mẫu nước ở tòa nhà Sông Hồng Park View đi giám định. Điều lạ là cùng mẫu nước tại đây, nhưng lần này Viện Công nghệ môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) lại áp dụng QCVN 01:2009, đồng thời kết luận các chỉ số về NO2 và Pecmanganat vượt ngưỡng cho phép. Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) cũng có kết luận tương tự, chỉ có điều… chỉ số vượt ngưỡng giữa hai đơn vị này chênh lệch khá lớn(?!).

Sau khi có kết quả giám định của các cơ quan chức năng, ngày 13/4/2016 Sở Xây dựng HN đã gửi văn bản số 95/BC-SXD đến Báo GĐ&XH cho biết, nguồn nước ở tòa nhà Sông Hồng Park View có nhiều chỉ số vượt giới hạn quy chuẩn. Vậy nhưng, ngày 15/4/2016, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư địa ốc Sông Hồng Phan Việt Anh vẫn ra Công văn số 581/CV-SHL gửi toàn bộ dân cư cho biết: “Ngày 7/4/2016, chúng tôi đã mang các mẫu nước trong tòa nhà đi kiểm định tại Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế), kết quả là nguồn nước cung cấp cho các hộ dân đã đảm bảo các chỉ tiêu về ăn uống theo tiêu chuẩn”.

Thật khó hiểu với những chuyện “tréo ngoe” này?!

Phùng Bình/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 15 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 15 phút trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 17 phút trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 42 phút trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Xe khách cháy rụi trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, kẹt xe kéo dài

Xe khách cháy rụi trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, kẹt xe kéo dài

Thời sự - 57 phút trước

Chiếc xe chở khách đang chạy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thì bốc cháy dữ dội, thiêu rụi toàn bộ đồ đạc.

Hải Phòng: Chuyển hướng, xe tải bất ngờ tông một phụ nữ tử vong

Hải Phòng: Chuyển hướng, xe tải bất ngờ tông một phụ nữ tử vong

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Trong lúc chuyển hướng, xe tải đã tông trúng một phụ nữ Hải Phòng đi xe đạp dẫn đến nạn nhân tử vong.

3 thanh niên nhận án tử vì vận chuyển thuê ma túy

3 thanh niên nhận án tử vì vận chuyển thuê ma túy

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Hám lợi từ khoản tiền công hậu hĩnh, ba đối tượng ở Hà Tĩnh rủ nhau vận chuyển thuê ma túy. Cả ba đối tượng vừa bị tuyên án tử hình.

Nữ quái 'khát' bạc và đường dây hơn 3.600 tỷ

Nữ quái 'khát' bạc và đường dây hơn 3.600 tỷ

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Một đường dây tổ chức đánh bạc, đánh bạc được Công an tỉnh Nam Định triệt phá với lượng tiền giao dịch lên tới 3.600 tỷ. Điều đáng nói, kẻ cầm đầu và những "chân rết" đến khách hàng đa phần là phụ nữ.

Khởi tố Lê Tùng Vân tội Loạn luân vụ 'Tịnh thất Bồng Lai'

Khởi tố Lê Tùng Vân tội Loạn luân vụ 'Tịnh thất Bồng Lai'

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Ông Lê Tùng Vân 92 tuổi vừa bị cơ quan chức năng tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về hành vi "loạn luân".

Thanh Hóa: Dân khốn khổ sống trong vùng quy hoạch dự án

Thanh Hóa: Dân khốn khổ sống trong vùng quy hoạch dự án

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Sống trong vùng quy hoạch, tuy nhiên dự án nhiều năm chưa triển khai, hàng chục hộ dân tại thôn Tân, xã Quảng Nham (huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa) khốn khổ vì nhà xuống cấp, rác thải bủa vây.

Top