Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cuộc sống ở làng chài "nhiều không" nhất nước!

Thứ sáu, 09:00 15/05/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Không hộ khẩu, không chứng minh thư, không biết chữ, thậm chí khi mất không biết chôn ở đâu... những ngư dân từ các vùng đất Thái Bình, Nam Định, Hải Dương đã đến và dừng chân tại bến sông Lạch Tray, đoạn qua phường Ngọc Sơn (Kiến An, Hải Phòng) làm nơi trú ngụ. Làng chài này từng được coi là "nhiều không nhất nước".

 

Xóm chài bên sông Lạch Tray. 	Ảnh: L.L
Xóm chài bên sông Lạch Tray. Ảnh: L.L

 

20 tuổi đi học vỡ lòng

Theo chân lãnh đạo phường Ngọc Sơn (quận Kiến An), chúng tôi đã tìm tới làng chài Ngọc Sơn. Ngay triền đê, một vài căn nhà dựng bằng tôn nằm sát nhau được sử dụng làm nơi trú ngụ của khoảng hơn 20 hộ gia đình ngư dân. Dưới mép sông, vài chiếc thuyền gỗ cũ kỹ neo đậu được tận dụng làm bếp và nhà kho. Vào đầu tuần nên hầu hết làng chài đều đi làm ăn. Tìm mãi mới có vài cụ già và phụ nữ mang thai đang ở nhà lo dọn dẹp, cơm nước, chăm sóc gia đình. Dẫn chúng tôi đi vào bên trong dãy nhà tôn, ông Bùi Văn Chương, Chủ tịch UBND phường Ngọc Sơn (Kiến An) kể: Hơn 30 năm trước, một vài dân chài rời quê từ các vùng Nam Sách, Ninh Giang (Hải Dương) mang theo cả gia đình tới bến sông này làm nơi trú ngụ. Không giấy tờ tùy thân, không biết mặt chữ… họ chỉ biết mỗi việc đánh bắt cá và mang lên khúc sông này bán lại cho người dân trong vùng. Sau này, bạn chài rủ nhau cùng ở lại khúc sông để làm ăn, sinh sống. Vì lẽ đó, số dân ngày một tăng dần. Đến nay, xóm chài Ngọc Sơn có 24 hộ dân, 83 nhân khẩu, với 42 người trong độ tuổi lao động, 6 cụ già trên 70 tuổi, còn lại là trẻ em trong độ tuổi đi học.

Gặp chúng tôi, Trưởng xóm chài Bùi Văn Thọ kể: “Trước đây, các ngư dân không lên bờ, sống hoàn toàn trên thuyền. Nay, tàu thuyền về đó neo đậu, làm ăn sinh sống nhiều nên cá, tôm cạn kiệt, người dân men theo sông, mở rộng vùng ra đánh bắt ở các vùng Bến Bính, Cầu Rào 2 (Hải Phòng). Như nhà tôi, hôm bán được nhiều tôm cá nhất cũng chỉ hơn 100.000 đồng”.

Anh Thọ còn bảo rằng: “Mê mải chài lưới, cả làng chài này chỉ có một vài người lớn biết chữ, nhưng đều không có giấy khai sinh, chứng minh thư, sổ hộ khẩu “ngư dân” thì chỉ vài nhà có. Ngày trước, trẻ em không được đi học vì… nhà nghèo nên cha mẹ đi đâu, chúng theo đi đó. Từ năm 2005, trẻ em được chính quyền địa phương cấp giấy khai sinh, các tổ chức từ thiện giúp đỡ, nhà trường quan tâm tạo điều kiện cho đi học không thu tiền, nhưng lũ trẻ cũng chỉ học được hết cấp 1, cấp 2, hầu hết lại bỏ học. Mọi người đều thuộc dạng ngụ cư, làm nhà tạm trên bãi bồi triền đê... ”.

Chị Minh Trang, 20 tuổi tâm sự: “Em sinh ra và lớn lên ở làng chài này. Do cuộc sống ngư chài lênh đênh sóng nước nên cả gia đình không ai biết chữ. Mới đây, khi làng chài có nhóm sinh viên tình nguyện tới dạy chữ, em đã đến học cùng nhóm trẻ. Rồi, lúc lấy chồng là người trên bờ, em và chồng vẫn xuống thuyền làm nghề đánh cá và trú ngụ ở khúc sông này cùng làng chài”.

Có nhà nhưng lại... ngụ cư!

Hay tin có một làng chài mà ở đó hầu hết người dân không biết chữ và sống cuộc sống khó khăn, tháng 9/2014, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới đã phối hợp cùng chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động, mang lại ý nghĩa thiết thực cho làng chài, đặc biệt là trẻ em nơi đây. Theo đó, Tổ chức này đã vận động quyên góp, tài trợ và trao cho làng chài số tiền lên tới 500 triệu đồng thông qua các hoạt động như tài trợ tủ thuốc, tủ sách…

Bà Hoàng Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch UBND phường Ngọc Sơn cho biết: “Chính quyền cùng với tổ chức và nhà trường đã vận động các em đi học. Miễn, giảm học phí, cấp phát sách vở cho các em. Các em trong độ tuổi mẫu giáo chỉ thu tiền ăn. Trường hợp có những em đang theo học, lại chán học, muốn bỏ học, nhà trường điện thoại báo với phường. Phường lại tới vận động gia đình cho con em họ đi học. Dù không phải công dân chính thức của phường, nhưng chúng tôi luôn quan tâm bà con ngư dân, mỗi khi có hoạt động thăm hỏi, tặng quà gì, chúng tôi đều nhớ tới làng chài…”.

Hiện tại, hoạt động xóa mù chữ cho trẻ em được đặt lên hàng đầu, các nhóm sinh viên tình nguyện đến dạy học cho con em làng chài mỗi buổi tối. Em Lưu Thị Ngân , một tình nguyện viên của nhóm sinh viên chia sẻ: "Hiện nay, các dự án của tổ chức thực hiện tại làng chài đã dừng lại, nhưng sinh viên chúng em vẫn tiếp tục hình thành các nhóm tình nguyện đến dạy học cho các em".

Cụ Đào Thị Phương, 85 tuổi, quê Nam Sách, Hải Dương - người đầu tiên đến khúc sông Lạch Tray này trú ngụ kể: “Chưa khi nào dân chài chúng tôi nghĩ rằng có được cuộc sống như hôm nay. Ngày đầu tới đây, chỉ có hai gia đình mà chẳng ai biết chữ cả. Đến khi bọn trẻ lớn, cùng hoàn cảnh nên chúng nó lấy nhau. Đời chài thì lại lấy chài thôi. May mắn, giờ có chính quyền giúp nên con cái chúng nó đã được biết chữ. Vậy là có cái tương lai rồi”.

Còn anh Bùi Văn Thọ thì bảo rằng, cả làng ai cũng mong muốn có được căn nhà nhỏ để các cháu yên tâm học tập, làm ăn… Nhà anh năm ngoái dựng xong căn nhà tôn, đến bây giờ vẫn còn nợ 30 triệu đồng, nhưng mà cứ có nhà tạm là vui rồi. Bây giờ, chính quyền địa phương cùng với các tổ chức từ thiện đã kéo đường ống nước về cho bà con. Xóm chài đã có điện do các tổ chức từ thiện hỗ trợ gần 50 triệu đồng để kéo đường dây điện. Tuy nhiên không có hộ khẩu, lại ở ngoài đê nên giá điện mà người dân đang dùng là giá điện của những hộ dân xung quanh bán cho”.

Bà Hoàng Thị Ngọc Lan khẳng định: “Về lý, chính quyền không cho dựng nhà trên đất hành lang đê điều. Đó chỉ là xóm ngụ cư, không thuộc công dân của phường. Nhưng thấy cuộc sống của họ khổ quá, người lớn không biết chữ, trẻ con nguy cơ thất học, người ta cũng khát khao mong muốn được hòa nhập với cộng đồng để con em họ biết chữ nên chính quyền địa phương chấp nhận cho họ dựng nhà tạm trên đê, mỗi căn không quá 24m2”.

 

"Hầu hết, người lớn ở đây đều không có bất cứ giấy tờ tùy thân như: CMTND, giấy khai sinh… Muốn cấp những giấy tờ trên, phải có sổ hộ khẩu, giấy chứng sinh, mà muốn có sổ hộ khẩu, phải có “sổ đỏ” (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Nên hiện tại, phường chỉ cấp cho các cháu mới đẻ (vì có giấy chứng sinh) để các cháu còn đi học. Và hiện tại dân chài đang lấn chiếm đất hành lang đê điều, không thể cấp”bìa đỏ” được nên hầu hết các cháu không có hộ khẩu".

Ông Bùi Văn Chương, Chủ tịch phường Ngọc Sơn

M.Lý - V.Lan/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ 7 công nhân tử vong thương tâm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền xi măng ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 đối tượng

Vụ 7 công nhân tử vong thương tâm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền xi măng ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 đối tượng

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Liên quan tới vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 10 công nhân thương vong tại nhà máy xi măng ở Yên Bái, công an tỉnh này đã khởi tố vụ án, đồng thời bắt tạm giam 1 đối tượng.

Trinh sát đột kích, phát hiện bí mật khủng khiếp của nam thanh niên thường lục thùng rác lúc nửa đêm

Trinh sát đột kích, phát hiện bí mật khủng khiếp của nam thanh niên thường lục thùng rác lúc nửa đêm

Pháp luật - 3 giờ trước

Qua quá trình theo dõi, lực lượng chức năng phát hiện nam thanh niên này thường đến khu vực thùng rác lúc nửa đêm mỗi khi về hoặc trước khi rời khỏi nhà...

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Công an quận Hồng Bàng (TP. Hải Phòng) vừa tổ chức khen thưởng 2 công dân đã dũng cảm giải cứu cụ bà 92 tuổi mắc kẹt trong vụ cháy nhà dân.

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Thời sự - 4 giờ trước

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái, nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định do sai sót trong việc thực hiện quy trình vận hành sửa chữa.

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Bộ Công an xác định, Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước và một số cá nhân đã nhận tiền hối lộ của Hậu "Pháo" để tạo điều kiện cho công ty của bị can này.

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Pháp luật - 5 giờ trước

Một nhóm thanh niên đánh hội đồng cô gái trẻ ngay tại tiệm ăn vặt trên đường khiến dư luận bức xúc. Nạn nhân là một Tiktoker nổi tiếng tại Bình Dương.

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH – Dự báo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã dự báo chi tiết các phương diện về sự nghiệp, tài lộc, tình cảm... dưới đây các tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Trên đường đi dạy học, một giáo viên đang công tác tại một trường học ở huyện Tân Lạc, Hòa Bình bất ngờ xảy ra va chạm dẫn đến tử vong.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo lịch hoán đổi ngày làm việc trong dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày liên tục.

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Ngày 23/4, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Top