Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cuộc hội ngộ giữa Bác Hồ và danh họa Dương Bích Liên

GiadinhNet - Người vẽ thành công nhất chân dung Bác Hồ chính là Dương Bích Liên. Ở chiến khu Việt Bắc, sinh hoạt cùng nơi với Bác nên những hình ảnh trong cuộc sống bình dị của Người đã ăn sâu vào tâm khảm người họa sĩ.

 
Cốc sữa dê giữa núi rừng
 
Đại danh họa Dương Bích Liên sinh ngày 17/7/1924 trong một gia đình trí thức quan lại. Ông là con trai duy nhất của một tri phủ, nhưng chàng công tử con quan lại chẳng đoái hoài gì đến chốn quan trường. Ngay từ năm 17 tuổi, những nét vẽ mê đắm lòng người như đã thôi miên cậu con trai nhà quan. Đến nỗi, năm 1941, gặp danh họa Hoàng Lập Ngôn khi đó vừa thiết kế xong chiếc xe ngựa mang tên Nhà Lăn Mê Ly để đi khắp chốn vẽ người và thiên nhiên, Dương Bích Liên liền bỏ nhà quyết theo Hoàng Lập Ngôn.
 

Họa sĩ Dương Bích Liên

 
Nhưng khi xe mới vào đến Thanh Hóa thì người nhà quan phủ tìm ra và cậu công tử bị áp giải về. Nhưng dù có bị ngăn cản khỏi chuyến đi của Hoàng Lập Ngôn thì niềm say mê hội họa của Dương Bích Liên vẫn không nguôi ngoai. Ông quyết ghi tên thi vào Trường Mỹ thuật Đông Dương - chiếc nôi hội họa lớn nhất, uy tín nhất không chỉ Việt Nam mà trên cả cõi Đông Dương thời bấy giờ. Một loạt những tên tuổi lớn của nền hội họa Việt Nam như: Nguyễn Gia Trí, Trần Văn Cẩn, Tô Ngọc Vân, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm, Lương Xuân Nhị, Phan Kế An, Nguyễn Sáng, Hoàng Lập Ngôn... đều học ở ngôi trường danh tiếng này.
 
Ngôi trường có chế độ tuyển sinh khắt khe, mỗi khóa chỉ nhận 7 đến 9 học sinh, trong quá trình học, không ít học sinh lại không trụ nổi chương trình đào tạo mà "rụng" giữa chừng. Chưa kể, ngôi trường đặc biệt này không có "hệ" tuyển sinh định kỳ như đại học của ta bây giờ, mà chỉ tuyển sinh khi "thấy" có người tài. Vì thế, số lượng học sinh được nhận tấm bằng Diplome de L'ecole des Beaux-arts de l'indochine chỉ có 45 người. Có nghĩa chỉ có 45 tấm bằng tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Đông Dương do chính Toàn quyền Đông Dương ký công nhận mà thôi. Dương Bích Liên là một trong những học trò cuối cùng của Trường Mỹ thuật Đông Dương. Ông học khoa Hội họa, khóa XVIII (1944-1945) và bắt đầu sự nghiệp của người họa sĩ từ đây.
 
Năm 1951, khi ấy Dương Bích Liên đã trở thành một họa sĩ danh tiếng thì ông được cử đi vẽ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc. Dạo đó, Dương Bích Liên đang làm việc tại tòa soạn báo Vệ quốc quân do nhà thơ Thâm Tâm và Thôi Hữu phụ trách, thì được đồng chí Tố Hữu điều động đến ở với Bác Hồ để vẽ Bác. Đồng chí bảo vệ của Bác đưa ngựa đến đón họa sĩ xuyên rừng tới nơi Bác ở. Tới nơi, danh họa liền xuống ngựa chào Bác, vừa đúng lúc người giúp việc bê lên cho Bác một bát sữa.
 
Thấy họa sĩ có vẻ lúng túng, Bác liền bảo người giúp việc lấy thêm cái bát, rồi sẻ bát sữa ra làm hai, trao cho Dương Bích Liên một bát rồi bảo: Chú đường xa mới đến, uống cho đỡ mệt! Đấy là bát sữa dê mà hàng ngày người ta vắt từ mấy con dê sữa làm chế độ bồi dưỡng cho Bác. Họa sĩ cảm động lắm, bởi thấy Bác thật gần gũi, giản dị trong đối xử. "Chú đã lập gia đình chưa?", Bác thân mật hỏi. "Thưa Bác chưa ạ". "Này chú có biết không, hai người yêu nhau cứ nhìn mắt là biết đấy", Bác nói giọng hóm hỉnh và cười rất vui. Rồi Bác nói ngay vào công việc: "Dạo này Bác bận nhiều nên không thể ngồi cho chú vẽ được. Vậy chú ở đây, hoàn toàn tự do vẽ, nhớ là thích vẽ thì mới vẽ đấy nhé". Thế là Dương Bích Liên sống cùng những người giúp việc cho Bác, hàng ngày được theo dõi Bác làm việc, hội họp, tập thể dục...
 

Bác Hồ tại chiến khu Việt Bắc - hình ảnh đã được rất nhiều nghệ sĩ khắc họa.  Ảnh: TL

 
Nhớ buổi chia tay đặc biệt
 
Suốt thời gian đầu, Dương Bích Liên chỉ chăm chú quan sát Bác. Ông vẽ ghi chép, ký họa là chính. Khi thì ông vẽ đôi bàn chân đi dép của Bác, khi lại vẽ những ngón tay Bác kẹp điếu thuốc lá trong các tư thế khác nhau, khi vẽ Bác vừa ngồi viết vừa gãi chân, ống quần hất lên lộ cả đầu gối gầy ốm... Chỉ mới ghi chép sơ sơ như thế đã mất hơn nửa tháng. Ông còn định tiếp tục ghi chép nhiều nữa để có thể thuộc từ ánh mắt đến sợi râu của Bác rồi mới vẽ thành tranh, thì được đồng chí lãnh đạo văn nghệ gọi lên báo cáo về những gì đã vẽ. Xem xong những ký họa, ghi chép đó, đồng chí lãnh đạo văn nghệ tỏ vẻ thất vọng.
 
Bởi lúc ấy, quan niệm lãnh tụ là sự vĩ đại, lớn lao, là tinh hoa của dân tộc, thì vẽ về lãnh tụ phải biểu hiện được cái tầm lớn lao ấy. Thế là hôm sau, Dương Bích Liên được điều động trở lại cơ quan cũ "theo yêu cầu công tác". Theo lệnh của tổ chức, anh mang ba lô lên vai, tạm biệt những đồng chí phục vụ Bác, lên đường từ sáng sớm mà không được bố trí để chào tạm biệt vị lãnh tụ kính yêu.
 

Chiến khu Việt Bắc - nơi họa sĩ Dương Bích Liên đã từng được sống và vẽ Bác Hồ kinh yêu. Ảnh: TL

 
Trưa hôm đó, Bác Hồ thấy vắng người họa sĩ. Bác hỏi đồng chí phục vụ: "Thế chú họa sĩ lâu nay vẽ Bác đâu rồi, sao hôm nay không thấy". Người phục vụ báo cáo với Bác là họa sĩ đã được điều động về đơn vị. Bác ngạc nhiên nói: "Mời họa sĩ lên vẽ Bác thì trước khi đi phải để Bác gặp cảm ơn và tạm biệt chứ. Thế chú ấy đã đi lâu chưa?". "Thưa Bác, chắc cũng được nửa đường rồi ạ", người phục vụ đáp.
 

Dương Bích Liên đã làm đúng lời dặn của Bác và ông trở thành một họa sĩ lớn của cách mạng Việt Nam, đượt xếp vào bộ tứ của nền hội họa hiện đại Việt Nam: "Sáng, Liên, Nghiêm, Phái".

 Lại nói về danh họa Dương Bích Liên, lúc ấy đang cuốc bộ dọc đường rừng bỗng thấy một người cưỡi ngựa đuổi theo, rồi dừng lại trước mặt: "Mời họa sĩ lên ngựa trở lại gặp Bác". Dương Bích Liên leo lên ngựa mà trong lòng lo lắng không nguôi. Nhưng khi gặp Bác, danh họa mới vỡ lẽ là "ông Cụ" muốn được xem những bức vẽ và mời bữa cơm chia tay. Khi xem những bức ký họa của Dương Bích Liên, Bác rất vui. "Chú ghi chép như vậy là tốt", Bác thân mật nói. "Bác cũng đã xem tranh của chú hồi triển lãm mỹ thuật toàn quốc (1946) thấy bức "Học chữ Quốc ngữ" thể hiện không khí những ngày đầu kháng chiến chống Pháp tốt lắm. Còn bức "Hành quân đêm" bút pháp có vẻ hiện đại nhưng màu sắc nâu vàng rất Việt Nam. Chú nên cố gắng".
 
Rồi Bác lại hỏi: "Chú đã xem tranh Picasso chưa?". "Thưa Bác, cháu chỉ mới được xem vài tranh in trên báo, chưa được xem tranh gốc của ông ấy", Dương Bích Liên thành thật nói. "Bác đã xem tranh gốc của Picasso rồi, Bác có gặp ông ấy ở Pháp. Ông ấy có vẽ cho Bác một bức. Đấy là một họa sĩ bậc thầy của trường phái lập thể". Rồi Bác nói về một số trường phái hội họa Pháp. Dương Bích Liên chăm chú nghe, khâm phục sự hiểu biết kỳ lạ của Người về hội họa. Sau bữa cơm chia tay, Bác hỏi Dương Bích Liên có đề nghị gì không. Danh họa liền xin Bác cho đi vẽ về những người miền núi. Bác đồng ý và còn dặn thêm: "Chú vẽ Bác, Bác rất cảm ơn. Nhưng chú nên tập trung vẽ quần chúng cách mạng của chúng ta. Vì cách mạng là sự nghiệp của quần chúng".
 
Lã Xưa
(Theo lời kể của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo)
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ 7 công nhân tử vong thương tâm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền xi măng ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 đối tượng

Vụ 7 công nhân tử vong thương tâm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền xi măng ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 đối tượng

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Liên quan tới vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 10 công nhân thương vong tại nhà máy xi măng ở Yên Bái, công an tỉnh này đã khởi tố vụ án, đồng thời bắt tạm giam 1 đối tượng.

Trinh sát đột kích, phát hiện bí mật khủng khiếp của nam thanh niên thường lục thùng rác lúc nửa đêm

Trinh sát đột kích, phát hiện bí mật khủng khiếp của nam thanh niên thường lục thùng rác lúc nửa đêm

Pháp luật - 6 giờ trước

Qua quá trình theo dõi, lực lượng chức năng phát hiện nam thanh niên này thường đến khu vực thùng rác lúc nửa đêm mỗi khi về hoặc trước khi rời khỏi nhà...

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Công an quận Hồng Bàng (TP. Hải Phòng) vừa tổ chức khen thưởng 2 công dân đã dũng cảm giải cứu cụ bà 92 tuổi mắc kẹt trong vụ cháy nhà dân.

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Thời sự - 7 giờ trước

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái, nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định do sai sót trong việc thực hiện quy trình vận hành sửa chữa.

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Bộ Công an xác định, Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước và một số cá nhân đã nhận tiền hối lộ của Hậu "Pháo" để tạo điều kiện cho công ty của bị can này.

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Pháp luật - 8 giờ trước

Một nhóm thanh niên đánh hội đồng cô gái trẻ ngay tại tiệm ăn vặt trên đường khiến dư luận bức xúc. Nạn nhân là một Tiktoker nổi tiếng tại Bình Dương.

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Xã hội - 8 giờ trước

GĐXH – Dự báo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã dự báo chi tiết các phương diện về sự nghiệp, tài lộc, tình cảm... dưới đây các tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Trên đường đi dạy học, một giáo viên đang công tác tại một trường học ở huyện Tân Lạc, Hòa Bình bất ngờ xảy ra va chạm dẫn đến tử vong.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Theo lịch hoán đổi ngày làm việc trong dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày liên tục.

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Ngày 23/4, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Top