Hà Nội
23°C / 22-25°C

COVID-19 và phép thử “lửa nghề”

Thứ bảy, 10:49 20/06/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Không ngại khó, ngại khổ và luôn sẵn sàng “lên đường” bất kể ngày đêm, đó là điều mà những nhà báo đã trải qua trong mùa dịch COVID-19. Với nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn còn biến những khó khăn, vất vả ấy thành cơ hội để hiểu hơn sự cống hiến, hi sinh thầm lặng của đội ngũ y bác sĩ - những người trên tuyến đầu chống dịch bệnh.

COVID-19 và phép thử “lửa nghề” - Ảnh 1.

Nhà báo Tiến Tuấn lên đương đi tác nghiệp tại vùng dịch.

Đến với nghề báo từ chiếc máy ảnh du lịch

Có lẽ nhiều người từng biết đến tên Tiến Tuấn (bút danh của nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - chuyên trang Trí Thức Trẻ, Báo điện tử Tổ Quốc) với hàng trăm bộ ảnh ấn tượng trên các báo và trang tin điện tử VnExpress, Zing.vn, Sport5, Soha.vn. Nhưng ít ai biết rằng, trước khi là một phóng viên ảnh, Tiến Tuấn từng là một vận động viên bóng chuyền cách đây gần 20 năm. 

Anh kể, từ năm 2001 - 2008, anh chơi bóng chuyền cho Tuyển trẻ Hà Nội và CLB Bưu Điện Hà Nội tham gia nhiều giải đấu. Sau khi giải nghệ sớm, anh bắt đầu bén duyên với chiếc máy ảnh. 

"Khi chấn thương và quyết định giải nghệ năm 2008, bản thân tôi xác định trước đó rất lâu rằng mình không có cơ hội chơi chuyên nghiệp vì mình quá nhỏ bé và thiếu tố chất cần có cho môn thể thao này. Rồi một ngày cuối năm 2008 anh trai bất ngờ tặng một chiếc máy ảnh du lịch và tôi bắt đầu tự mày mò học hỏi, tập chụp. Cuối năm 2009, tôi đi chụp dịch vụ và kiếm tiền trang trải cuộc sống", anh chia sẻ.

Xuất phát điểm muộn hơn với bạn bè cùng trang lứa, nhưng bù lại với bản tính chân chất anh luôn nhận được sự giúp đỡ của những đàn anh đi trước. Anh cho biết, trong thời gian vừa chụp dịch vụ, vừa học hỏi, anh gặp được một người anh làm ở TTXVN hướng dẫn về bố cục, khoảnh khắc và những yêu cầu của ảnh báo chí khác ảnh đời thường, ảnh dịch vụ thế nào... 

Từ chụp dịch vụ, năm 2011, Tiến Tuấn chính thức bước sang mảng ảnh báo chí khi đầu quân cho trang tin 24h.com.vn. Năm 2012, anh chuyển sang thử việc tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam là VnExpress. Năm 2013 làm việc tại báo điện tử Zing.vn và năm 2018, anh chuyển sang trang tin điện tử Trí Thức Trẻ - Báo điện tử Tổ Quốc.

COVID-19 và phép thử “lửa nghề” - Ảnh 2.

Vật bất ly thân của các phóng viên ảnh khi đi tác nghiệp trong đợt dịch. Bức ảnh được anh chụp lại khi lực lượng y tế khử khuẩn thiết bị trước và sau khi tác nghiệp tại hiện trường.

Anh chia sẻ, mỗi tờ báo, trang tin điện tử đã từng trải qua là một "trường đào tạo" đối với mảng ảnh báo chí. Gần 10 năm gắn bó với chiếc máy ảnh, hàng triệu khoảnh khắc được bấm máy nhưng với nhà báo Tiến Tuấn thì việc tác nghiệp trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát vừa qua là "phép thử" cho tình yêu đối với nghề. Bởi, để có những bức ảnh ấn tượng, khoảnh khắc độc đáo, khắc họa câu chuyện về sự hi sinh của đội ngũ y bác sĩ cũng như các chiến sĩ công an, bộ đội hay ánh mắt hi vọng của bệnh nhân nhiễm COVID-19 xuất hiện trên báo, đó không chỉ là sự dấn thân mà còn là trách nhiệm của người làm báo đối với xã hội.

Ngậm ngùi rời tổ ấm, xa vợ con suốt 1 tháng

Những chuyến công tác dài ngày, thậm chí lên đường ngay trong đêm không xa lạ gì đối với nhà báo. Bởi nhiều người xác định rằng, một khi đã dấn thân với nghề cũng đồng nghĩa với việc phải hi sinh những lợi ích riêng. Nhiều người trong nghề vẫn đùa vui rằng, khi người dân được nghỉ lễ, được hòa mình vào dòng người xem pháo hoa đêm giao thừa thì cánh nhà báo, phóng viên ảnh lại đổ ra đường bắt từng khoảnh khắc để kịp gửi về tòa soạn.

Nhưng lần xa nhà của nhà báo Tiến Tuấn suốt 1 tháng trời trong dịch COVID-19 vừa qua lại thật khác biệt và đáng nhớ. Anh cho biết: "Tôi không nhớ chính xác đã đi công tác xa nhà bao lần, thậm chí đợt SEA Games 30 tổ chức tại Philippines xa nhà gần 1 tháng nhưng không có nhiều cảm xúc lẫn lộn như lần này".

COVID-19 và phép thử “lửa nghề” - Ảnh 3.

Nam nhà báo Tiến Tuấn tác nghiệp tại một sự kiện thể thao Ảnh: NVCC

Anh kể, ca bệnh đầu tiên tại Việt Nam được xác nhận cũng là thời điểm bản thân anh luôn có mặt tại những khu vực nhạy cảm nhất. Khi đặt chân đến những khu vực ấy, anh luôn tự trang bị những bộ đồ bảo hộ cho mình. Ngoài ra, anh cũng ý thức rằng phải tự bảo vệ gia đình, con cái, cha mẹ mỗi khi quay trở về nhà sau mỗi lần đi tác nghiệp điểm dịch. 

Đã có những đêm anh trằn trọc không ngủ được vì lo lắng, e dè mỗi lần ôm các con vào lòng và tự hỏi "Liệu hôm nay mình có bị lây nhiễm khi tác nghiệp ở vùng dịch đó không? Liệu đồ bảo hộ có đủ an toàn, mình đã vệ sinh đủ kỹ chưa?...". Nhưng những ngày cuối tháng 3, bố của nam nhà báo thẳng thắn nói: "Bố rất lo lắng khi con liên tiếp đi làm tại vùng dịch về, con phải suy nghĩ về chuyện này. Một là con phải ở nhà không đi tác nghiệp nữa, hai là có phương án phù hợp hơn".

Nhà báo Tiến Tuấn cho biết, câu nói của bố cũng là câu trả lời cho bản thân bởi mình còn trẻ khỏe, lại xông xáo nên không thể ngồi ở nhà nhìn đồng nghiệp xông pha khắp nơi. Anh chỉ kịp bàn với vợ và chuẩn bị vài bộ quần áo, đồ bảo hộ cũng như toàn bộ máy móc tác nghiệp rồi rời xa tổ ấm. Trước khi đi, con trai lớn anh có hỏi: "Bố ơi, bố phải cẩn thận nhé, đi làm nhớ đeo khẩu trang và rửa tay xà phòng nhé, con virus Corona nó nguy hiểm lắm. À mà khi nào thì bố về, sắp tới sinh nhật bố rồi đấy?". Anh nghẹn ngào hứa với con trai: "Bố hứa với 3 mẹ con, ngày sinh nhật bố sẽ về…".

COVID-19 và phép thử “lửa nghề” - Ảnh 4.

Một tác phẩm của Tiến Tuấn chụp nhân viên CDC lấy mẫu xét nghiệm COVID-19.

Anh dọn về ở chung với một nam đồng nghiệp tại căn tập thể cũ tại Hà Nội, đây cũng là "safe house" của nhà báo kia khi muốn giữ khoảng cách an toàn với mẹ già và 2 con nhỏ của mình trong thời gian tác nghiệp đại dịch. "Chúng tôi đều là phóng viên ảnh, tuy khác cơ quan nhưng từng có rất nhiều lần tác nghiệp cùng nhau nên khi dọn về sống chung cũng không gặp quá nhiều khó khăn. Hàng ngày, 2 người đàn ông đi làm, về đến nhà thay nhau đi chợ, nấu cơm và ăn cùng nhau", nam nhà báo cười tươi.

Tuy rời tổ ấm, nhưng cứ 2-3 ngày nhớ con anh lại quay về nhìn ngắm, trò chuyện với gia đình qua… cửa sau. Nam nhà báo nhớ lại: "Vợ chồng tôi sinh được 2 con - một cháu 6 tuổi và một cháu mới 10 tháng tuổi nên lần nào về, tôi đều ngắm 2 con và vợ qua ô cửa sau nhà. Đó là hậu phương vững chắc nhất để tôi luôn cố gắng…".

Nhà báo Tiến Tuấn từng chia sẻ trên trang Facebook cá nhân rằng: "Chúng tôi cũng có quyền được chọn việc nghỉ ngơi 1-2 tháng không làm việc. Nhưng nghề này không chỉ là nghề mà còn là nghiệp. Đi làm không chỉ vì chính mình, vì kinh tế nuôi gia đình... Đến một ngày nhiều năm nữa, chúng tôi sẽ tự hỏi: Ta đã ở đâu trong đại dịch COVID-19 ngày ấy? 

Tôi chưa bao giờ thần thánh hoá công việc này, cũng không còn quá trẻ để "húng" và xông pha vào những mặt trận hiểm nguy nhất bằng mọi giá. Ít nhất chúng tôi luôn tuân thủ quy trình bảo đảm an toàn tác nghiệp với trang thiết bị bảo hộ cơ quan cấp phát hoặc tự trang bị. Chúng tôi luôn có sẵn một bộ bảo hộ trong balo máy ảnh để dùng khẩn cấp, nhưng đôi khi còn là không đủ cho 1 ngày phải dùng tới 2-3 bộ".

Để có một bộ ảnh ấn tượng, nhà báo Tiến Tuấn không chỉ mất 1 - 2 ngày, thậm chí là 5 - 10 ngày để được theo chân những "chiến sĩ" tuyến đầu chống dịch. Anh từng gọi những nhân viên thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) là "những người săn COVID-19". Bởi theo anh, họ chính là những người trực tiếp ở chung phòng labor kín chỉ 20m2 với 50.000 mẫu bệnh ấy để xét nghiệm ra những trường hợp dương tính SARS-CoV-2. Nơi mà ai nghe thấy cũng tránh xa thì họ bước vào và sẵn sàng làm nhiệm vụ của mình. Họ là những tấm filter sống, những lá chắn bằng da bằng thịt ngăn chặn những trường hợp dương tính SARS-CoV-2 lây lan sang cộng đồng. Họ nghiêm túc và khoa học. Họ cần an toàn và chuẩn xác 100% nên nghiêm khắc là điều bắt buộc phải làm.

COVID-19 đã được khống chế, lệnh giãn cách xã hội hết hiệu lực, dư âm dịch cũng tạm lắng xuống và ngày trở về với gia đình của nam nhà báo sau 1 tháng xa cách. Ngày trở về, anh được cậu con trai cả chào đón bằng bức tranh vẽ chiếc máy ảnh tặng anh sinh nhật lần thứ 36, với anh đó là món quà vô giá.

10 năm bén duyên với ảnh báo chí, nhà báo Tiến Tuấn đạt nhiều giải ảnh lớn nhỏ, điển hình như: Giải Nhất cuộc thi ảnh 70 năm báo Công an nhân dân; Giải đặc biệt cuộc thi ảnh Khoảnh khắc báo chí Hội Nhà báo 2019… Ngoài ra, anh từng có nhiều buổi nói chuyện, chia sẻ kinh nghiệm về mảng ảnh thể thao đối với các bạn trẻ, sinh viên báo chí…

Lê Bảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Công an quận Hồng Bàng (TP. Hải Phòng) vừa tổ chức khen thưởng 2 công dân đã dũng cảm giải cứu cụ bà 93 tuổi mắc kẹt trong vụ cháy nhà dân.

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Thời sự - 1 giờ trước

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái, nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định do sai sót trong việc thực hiện quy trình vận hành sửa chữa.

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Bộ Công an xác định, Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước và một số cá nhân đã nhận tiền hối lộ của Hậu "Pháo" để tạo điều kiện cho công ty của bị can này.

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Pháp luật - 1 giờ trước

Một nhóm thanh niên đánh hội đồng cô gái trẻ ngay tại tiệm ăn vặt trên đường khiến dư luận bức xúc. Nạn nhân là một Tiktoker nổi tiếng tại Bình Dương.

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH – Dự báo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã dự báo chi tiết các phương diện về sự nghiệp, tài lộc, tình cảm... dưới đây các tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Trên đường đi dạy học, một giáo viên đang công tác tại một trường học ở huyện Tân Lạc, Hòa Bình bất ngờ xảy ra va chạm dẫn đến tử vong.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Theo lịch hoán đổi ngày làm việc trong dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày liên tục.

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Ngày 23/4, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Theo đó, lương tối thiểu vùng tại Hà Nội tăng bao nhiêu?

'Mùa' đăng kiểm ở Hà Nội, dòng phương tiện nối đuôi nhau xếp hàng từ sáng sớm

'Mùa' đăng kiểm ở Hà Nội, dòng phương tiện nối đuôi nhau xếp hàng từ sáng sớm

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Những ngày gần đây, các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại Hà Nội đang bước vào giai đoạn "cao điểm", theo ghi nhận, một số trung tâm xuất hiện cảnh ùn ứ ngay từ sáng sớm, hàng dài phương tiện nối đuôi nhau tràn ra cả lòng đường.

Top