Hà Nội
23°C / 22-25°C

Còn nhiều điều không rõ ràng trong vụ chặt cây xanh Hà Nội

Thứ hai, 09:30 23/03/2015 | Xã hội

GiadinhNet - “Chặt hạ thay thế cây bị sâu mục là việc làm hàng năm. Tuy nhiên, những năm trước chúng ta không làm mà bây giờ đồng loạt chặt? Cây vàng tâm nhiều năm tuổi ở đâu ra nhiều vậy để trồng cùng lúc? Tôi thấy có nhiều chuyện không rõ ràng ở đề án cải tạo thay thế 6.700 cây xanh”, TS Phạm Sỹ Liêm- Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết.

 

Hàng cây được cho là vàng tâm được thay thế những cây cũ bị chặt hạ trên phố Giảng Võ. 	Ảnh: Chí Cường
Hàng cây được cho là vàng tâm được thay thế những cây cũ bị chặt hạ trên phố Giảng Võ. Ảnh: Chí Cường

 

Có thỏa thuận ngầm?

Ngày 20/3, tại buổi họp báo của UBND TP Hà Nội về đề án cải tạo, thay thế 6.700 cây xanh, hơn 20 câu hỏi của báo giới đã không được lãnh đạo thành phố giải đáp. Chia sẻ về đề án cải tạo thay thế 6.700 cây xanh của Hà Nội với PV Báo GĐ&XH, TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng: “Chẳng hiểu cái cây sai chỗ nào để phải đốn hạ nó? Thành phố trồng cây, có phải dân tự trồng đâu? Nếu dân tự trồng nên giờ thành phố sửa sai thì được. Tuy nhiên, do thành phố trồng sai từ đầu nên bây giờ mới kéo thêm nhiều cái sai khác...”.

Về việc TP Hà Nội cho rằng, việc thay mới lần này là do nhiều cây không đúng chủng loại đô thị như xà cừ, hoa sữa... TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng, dù cây không đúng chủng loại nhưng đã được trồng ở đô thị Hà Nội 40-50 năm. Nếu thấy không đúng, tại sao trước đây, cơ quan quản lý không chặt hạ dần dần, làm từng bước? Bây giờ đột nhiên chặt đồng loạt cây, theo ông Liêm, sẽ ảnh hưởng chất lượng cuộc sống đô thị. “Tôi đã từng lấy hình ảnh chặt 6.700 cây trên tổng số khoảng 50.000 cây xanh đô thị dọc các tuyến phố như hiện nay giống như húi trọc 1/7 cái đầu.  Nếu chỉ chặt tỉa những cây sâu bệnh, cây không đảm bảo thì không sao nhưng nếu “cạo trọc” cả tuyến phố như vài ngày vừa qua thì không ổn”, ông Liêm nói.

Được biết, trên một số tuyến phố, 382 cây vàng tâm đã được trồng mới và còn nhiều cây vàng tâm nữa sắp được trồng. Tuy nhiên, TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng, ở đâu ra một lúc gần nghìn cây vàng tâm có độ tuổi cao như thế? Đơn vị nào cung cấp? Giá mỗi cây vàng tâm bao nhiêu tiền? Liệu có một sự thỏa thuận ngầm nào trong đó không? Bởi lẽ, với tầm cây lớn như các cây mới vừa trồng thì phải có sự chuẩn bị từ trước (?). “Nói chung, tôi thấy có quá nhiều chuyện không rõ ràng trong đó (đề án này- PV)”, ông Liêm chia sẻ.

“Chưa ai trồng mỡ hay vàng tâm để lấy bóng mát”

Đấy là ý kiến của nhà lâm nghiệp Lê Huy Cường - Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp. Ông Cường cho rằng, sau khi trực tiếp xem các cây được trồng mới trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh thì cây đang trồng ở đây không phải cây vàng tâm, mà là cây gỗ mỡ (một số vùng gọi là mỡ vàng tâm). Cây này giống vàng tâm là cùng một họ, nhưng khác chi. Cây này không phải là cây bóng mát và không có giá trị về gỗ bởi gỗ của cây này chủ yếu để làm... bút chì và gỗ dán. Thậm chí, với kinh nghiệm của mình, ông Cường cho rằng, cây này khó sống lâu dài trong nhiệt độ bình thường.

Trước đây, ông Lê Huy Cường cũng đã từng thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu và thấy rằng, trong suốt 100 năm nay, chưa ai nghiên cứu để trồng cây mỡ hay cây vàng tâm để lấy bóng mát. GS Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành sinh học Việt Nam cũng khẳng định, cây vàng tâm thường mọc ở rừng sâu, nơi có độ cao 100 – 700m, ưa đất chua, lớn rất chậm và ưa khí lạnh. Vì thế, lựa chọn vàng tâm để thay thế là không hợp lý.

Được biết, theo báo cáo hiện tượng môi trường quốc gia về không khí do Bộ Tài Nguyên - Môi trường mới công bố, Hà Nội đang nằm trong danh sách những thủ đô ô nhiễm nhất khu vực Đông Nam Á và châu Á. Và cây xanh được xem là “lá phổi” điều hòa không khí rất quan trọng phục vụ cho cuộc sống của con người, cũng như góp phần giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường. Sự xuất hiện của cây xanh tại các vùng đô thị có mật độ dân cư lớn, đô thị hóa nhanh như Hà Nội lại càng có ý nghĩa. Tuy nhiên, nếu chặt bỏ cùng lúc nhiều cây lớn như hiện nay, nhiều nhà khoa học lo ngại sẽ đẩy Thủ đô vào mức ô nhiễm nặng nề hơn.

TS Phạm Sỹ Liêm cho rằng, việc quy hoạch lại cây xanh trên địa bàn thành phố để loại bỏ một số cây không hợp lý, cây mục ruỗng sắp đổ, cây gây ô nhiễm như hoa sữa là đúng. Tuy nhiên, nếu cần thiết phải thay thế, nên có sự nghiên cứu kĩ càng, lấy ý kiến đồng thuận của nhiều nhà khoa học để xem khu vực nào thì trồng cây gì và thay thế ra sao, thay vì đốn trụi một lúc như hiện nay.

 

Theo thống kê, hiện Hà Nội có khoảng 50.000 cây xanh, được trồng trên 500 tuyến phố với hơn 100 loài trong đó 25 loài có số lượng cá thể lớn. Trong số này, xà cừ chiếm khoảng 1/10. Loài cây truyền thống này của Hà Nội được trồng nhiều ở các tuyến phố cổ, phố cũ với ưu điểm là cây cao, tán rộng. Tuy nhiên nhược điểm của xà cừ là cây rễ chùm bám đất rất nông, ăn nổi, gây hư hại cho các công trình ngầm và vỉa hè, dễ bị đổ khi gặp mưa bão.

Mỹ Hà

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngành học nào vừa được nhiều người ngưỡng mộ lại giúp sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở?

Ngành học nào vừa được nhiều người ngưỡng mộ lại giúp sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở?

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Ngành học có vai trò quan trọng trong đời sống sẽ giúp sinh viên không phải lo lắng về việc làm, đặc biệt là những công việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Từ 4/4, ô tô khách trên 30 chỗ, xe tải nặng không vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Từ 4/4, ô tô khách trên 30 chỗ, xe tải nặng không vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Thời sự - 1 giờ trước

Từ ngày 4/4, xe khách trên 30 chỗ, xe đầu kéo, xe tải nặng từ 6 trục (tải trọng trên 30 tấn) trở lên sẽ không lưu thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Ngày làm việc cuối tuần có thêm giải độc đắc gần 25 tỷ tìm về chủ

Ngày làm việc cuối tuần có thêm giải độc đắc gần 25 tỷ tìm về chủ

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Mới đây, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra tấm vé trúng giải Jackpot của xổ số Mega 6/45.

Lái xe bằng chân, thiếu niên 16 tuổi bị phạt 2,7 triệu

Lái xe bằng chân, thiếu niên 16 tuổi bị phạt 2,7 triệu

Pháp luật - 2 giờ trước

Nam thiếu niên 16 tuổi dùng chân lái xe máy ở huyện Tuy An bị công an phạt hơn 2,7 triệu đồng.

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Thời sự - 2 giờ trước

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian tới Công an thành phố sẽ báo cáo cấp trên để lắp đặt thêm camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3.

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Ông Vinh là người trực tiếp ký vào các hóa đơn thu tiền từ người đấu giá, giấy tờ thanh toán công trình do Nguyễn Thị Loan lập khống, dẫn đến ngân sách Nhà nước bị chiếm đoạt.

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Cầu Đống Cao nối liền giữa huyện Ý Yên - Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định sau hơn 1 năm thi công, các trụ cầu đã nhô khỏi mặt nước, nhiều nhịp cầu đã lắp dầm kết nối.

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết ngày mai, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây của Bắc và Trung Trung Bộ bắt đầu có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ. Dự báo mùa hè năm nay, nắng nóng gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Xe đầu kéo chờ hàng siêu trường xuất phát từ TP Đà Nẵng đến Huế để phục vụ thi công dự án. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng kiểm tra, tài xế không cung cấp được giấy tờ liên quan.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Chính sách học phí đã được HĐND TP Hà Nội thông qua. Theo đó, mức thu học phí năm học 2023-2024 ở Hà Nội là 24.000-217.000 đồng một tháng, giảm gần một nửa so với mức cũ.

Top