Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con đường gian nan của người thương binh suốt 17 năm quyết đạp xe đi tìm hài cốt liệt sĩ

Thứ bảy, 19:00 09/11/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Dành trọn tuổi xuân cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước, nhưng khi trở về với thời bình, ông Tiêu Văn Tấn (SN 1947, ở Khu tập thể binh đoàn 11, Khương Thượng, Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn âm thầm với công việc đi tìm hài cốt của đồng chí, đồng đội đã ngã xuống trong chiến tranh.

Gần 17 năm nay, gắn với hành trình đó là chiếc xe đạp kỷ niệm, ông Tấn đã vượt qua những khó khăn, gian khổ và từ đó người lính cụ hồ đã tìm được gần 2.000 bộ hài cốt liệt sĩ.
 
Con đường gian nan của người thương binh suốt 17 năm quyết đạp xe đi tìm hài cốt liệt sĩ 1

Ông Tấn đang xem thông tin trên giấy báo tử để đi tìm hài cốt liệt sĩ. ẢNH: T.G

 
Vượt qua mọi "cản trở" để được… đi xe đạp

Ông Tấn sinh ra ở xã Cẩm Chế, Thanh Hà, Hải Dương, khi mới 17 tuổi đang theo học lớp 7, nhưng theo tiếng gọi của đất nước, ông đã gác bút lên đường nhập ngũ vào Sư đoàn 320 (sư đoàn chủ lực Bộ Quốc phòng). Kết thúc khoá huấn luyện đó, ông vào chiến trường Đường 9, Khe Sanh, Quảng Trị. Năm 1970, ông bị thương nặng phải chuyển về tuyến sau điều trị, sau khi sức khỏe ổn định, ông chuyển về Tổng cục hậu cần công tác. Tuy nhiên, do sự hành hạ của những vết thương của bom đạn, nên năm 1992 ông Tấn đã xin nghỉ hưu sớm về sống tại Thủ đô.

Trở về với cuộc sống thường nhật, ông sống với vợ và hai người con. Khi cuộc sống gia đình đã tạm ổn, trong lòng người lính thương binh ấy vẫn còn mang nặng nỗi day dứt về hình ảnh của những đồng chí, đồng đội đã ngã xuống. Từ đó ông quyết định thực hiện công việc thiêng liêng đó là đi tìm kiếm hài cốt những đồng chí đồng đội đã hy sinh trên chiến trường xưa.

Hơn 17 năm qua, năm nào ông cũng sát cánh cùng người bạn là chiếc xe đạp để đi tìm hài cốt liệt sĩ, mỗi chuyến mất cả tháng trời, mỗi năm ông cũng phải thực hiện được 2 đến 3 chuyến đi. Với quyển bản đồ trong tay, mọi nẻo đường ông đều bước chân tới, đặc biệt là những chiến trường ác liệt nhất trong thời kỳ chiến tranh. Tìm cuốn sổ tay bé nhỏ ở trong chiếc cặp bạc màu, ông Tấn cho tôi xem những dòng thông tin về nhân thân liệt sĩ, đơn vị công tác, ngày hy sinh, địa chỉ liên lạc, những gì liên quan đến hài cốt liệt sĩ mà ông đã tìm kiếm.

Người đầu tiên được đánh dấu trong hành trình thế kỷ của ông Tấn là người anh họ của ông, liệt sĩ Nguyễn Văn Tân (ở Cẩm Chế, Thanh Hà, Hải Dương). Nhớ lại thời điểm ấy, ông Tấn kể lại: "Trong dịp một lần về quê, tôi được gia đình cho biết mình có người anh họ tôi đã tham gia kháng chiến chống Mỹ và hy sinh tại tỉnh Quảng Bình. Chiến tranh đã đi qua, nhưng cuộc sống gia đình anh Tân vẫn khó khăn. Vợ anh là một cô giáo dạy học trong xã, một mình nuôi hai đứa con nhỏ, vì thế không thể đi tìm kiếm và thông tin liệt sĩ Tân vẫn không có tin tức gì cả. Khi tôi hỏi chuyện về anh Tân, chị ấy cứ khóc mãi, chị ấy bảo chỉ day dứt một điều là chưa tìm được hài cốt của chồng mình về với gia đình.

Phận gái yếu ớt, lại một mình nuôi hai con nhỏ nên chỉ biết ở nhà, chị chỉ biết chờ đợi xem biết đâu có ai biết thông tin rồi báo cho gia đình biết, nhưng tin tức về hài cốt của anh Tân ở đâu thì vẫn "bặt vô âm tín". Sau một hồi nói chuyện, thấu hiểu được nỗi lòng, sự day dứt và ước mơ muốn đưa hài cốt chồng về với vợ con của chị, trong lòng tôi thấy thương chị ấy vô cùng. Vì thực tế mình cũng đã từng ra chiến trận, những lúc ấy trong lòng mình cũng nhớ gia đình, người thân lắm chứ. Và thế là trong đầu tôi nảy ra ý tưởng sẽ đi tìm hài cốt của anh Tân về cho gia đình. Nghĩ là làm, tôi nói ngay "em sẽ tìm bằng được hài cốt của anh về cho chị". Nghe tôi nói vậy, chị ấy thốt lên "thật hả chú (?)" tôi đáp lại lời chị "vâng!, chị cứ ở nhà đợi tin vui nhé". Sau đó, tôi bảo chị đưa cho tôi hết giấy tờ, tài liệu liên quan để có thể dễ dàng tìm được hài cốt của anh, nhưng tất cả cũng chỉ có duy nhất một tờ giấy báo tử".

Ngồi nghe ông Tấn nói, đôi mắt của chị cứ đăm đăm nhìn ông, dường như bao nhiêu niềm hi vọng người chị họ đều gửi hết cho người thương binh. Chỉ với những thông tin ít ỏi trong trên tờ giấy báo tử, trong lòng ông Tấn thấy có chút lo lắng, ông không biết được rằng mình có thực hiện được lời hứa đưa hài cốt người anh họ về với vợ con hay không.
 
Con đường gian nan của người thương binh suốt 17 năm quyết đạp xe đi tìm hài cốt liệt sĩ 2

Mỗi lần "xuất hành" ông Tấn đều kiểm tra kĩ chiếc xe của mình. ẢNH: T.G


Sau khi giải quyết song công việc ở dưới quê, ông Tấn trở lại Hà Nội và đã gấp rút lên lịch, chuẩn bị mọi thứ để có thể thực hiện ngay hành trình "thiêng liêng" của mình. Thời điểm ấy, kinh tế còn khó khăn, gia đình ông chỉ có chiếc xe đạp là đáng giá nhất, không có tiền, trong nhà chỉ còn mấy đồng ông cũng cầm nốt, ông nghĩ nếu mà đi xe ô tô thì không thể đủ tiền. Nhưng với sức khỏe cộng với sự quyết tâm của người lính Cụ Hồ, ông Tấn đã quyết định đạp xe vào Quảng Bình để tìm hài cốt người anh họ của mình.
 
Ăn bánh mỳ,  ngủ… nghĩa trang

Đúng như dự định, ngày 27/7/1996, ông Tấn dắt chiếc xe đạp đã cũ ra khỏi nhà và bắt đầu hành trình đi tìm hài cốt liệt sĩ của mình. Hành trang tìm mộ liệt sĩ của ông Tấn thật đơn sơ chỉ với chiếc ba lô con cóc, bộ quần áo bộ đội và chiếc mũ cối, cùng với nỗi lòng đau đáu hướng về nơi người anh, người đồng đội của mình đã hy sinh.

Trước khi đi ông cũng chỉ kịp dặn vợ rằng: "Em ở nhà chăm sóc các con, anh đi tìm được hài cốt của anh Tân rồi về ngay thôi". Nhìn người chồng thân yêu của mình "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng", bà Hà cũng chỉ biết nói "dạ, vâng" rồi dặn dò, động viên ông Tấn trước khi lên đường. Cái cảm giác của ông Tân lúc đó cứ như hai mươi mấy năm về trước khi chuẩn bị lên đường đi nhập ngũ. Chính sự động viên của vợ, nó đã thôi thúc thêm ý chí trong ông và thêm phần hào hứng. Ông không hề nghĩ rằng hành trình trước mắt của mình là phải vượt qua hơn 500 km để đến được mảnh đất Quảng Bình, nơi mà người anh liệt sĩ của ông đã hi sinh ở đó.

Trong tay ông cầm tấm bản đồ đã úa màu, nhưng có ghi đầy đủ các tỉnh thành trong cả nước, cứ thỉnh thoảng ông lại giở ra xem để khỏi bị lạc đường. Nhưng cũng có lúc mải đi mà ông quên mất, để rồi lại đạp xe quay lại đến gần chục km. Cứ như vậy, ông Tấn đạp xe dưới cái nắng gay gắt của những ngày hè, với số tiền ít ỏi trong túi, ông Tấn cũng chỉ dám ăn uống tiết kiệm. Sau mỗi ngày đạp xe mệt mỏi, đến tối nếu tiện gần nhà dân thì ông ghé qua xin ở nhờ. Và sau 11 ngày đạp xe ròng rã từ Hà Nội, ông Tấn đã đặt chân lên mảnh đất Quảng Bình, nơi mà tờ giấy bảo tử ghi danh người anh liệt sĩ của ông nằm xuống.

Dựa vào những thông tin ít ỏi đó, suốt một tuần trời ông Tấn đi dò hỏi tin tức về nơi chôn cất hài cốt của anh họ mình. Đến nơi đất khách quê người, hàng ngày ông vẫn  mặc bộ quần áo bộ đội, đạp xe đi lân la khắp nơi trong địa bàn huyện để hỏi thăm. Tiền trong túi càng ít dần đi, có những hôm đi qua những cánh rừng, ông phải ngủ tấp xe vào lề đường ngủ tạm, còn có những hôm ông phải ghé vào nghỉ ở các nghĩa trang,… Ngồi ăn mẩu bánh mì mà trong lòng ông chỉ mong sao tìm được hài cốt của anh để nhanh trở về với gia đình.

Và cuối cùng tấm lòng của người thương binh ấy đã được đến đáp, qua nhiều ngày đi hỏi thăm, ông biết được thông tin anh họ mình hy sinh và được mai táng tại xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Lúc biết được thông tin này, trong lòng ông Tấn vui sướng vô cùng, nhưng ông vẫn chưa thật sự yên tâm vì không biết có chính xác là anh họ mình đáng yên nghỉ ở đó không. Ông Tấn vội vàng đạp xe ngày đến xã Mai Thủy, sau đó ông tìm gặp chính quyền địa phương, những cụ cao niên và xác định vị trí chôn cất. Qua những thông tin cụ thể mà ông xác minh được ở địa bàn, cùng với tờ giấy báo tử trên tay, ông mới biết được rằng đây chính là phần mộ của anh họ.

Chỉ cần biết có vậy, nghỉ ngơi ở Mai Thủy một ngày, hôm sau ông Tấn quyết định đạp xe trở về nhà ngay để thông báo tin vui với vợ của anh và người thân. Những ngày đạp xe trở về, sự vất vả, gian khổ vẫn theo anh thương binh, nhưng trong đầu ông không hề nghĩ tới điều đó mà chỉ mong về nhà thật nhanh. Trải qua hành trình hơn 500km, ông Tấn về trong niềm vui vô tận của gia đình. Nhìn thấy chồng trở về vợ ông mừng đến chảy cả nước mắt, bà vừa trách, vừa thương chồng vì anh em, vì đồng đội đã phải vất vả, đạp xe đi gần một tháng trời. Chính vì vậy, bà đã xin đi cùng ông về quê Hải Dương để thông báo tin vui.
 
Con đường gian nan của người thương binh suốt 17 năm quyết đạp xe đi tìm hài cốt liệt sĩ 3

Giờ đây, ông Tấn vẫn tiếp tục đạp xe đi tìm hài cốt liệt sĩ. ẢNH: T.G


Nghe được tin này, người hạnh phúc nhất chính là vợ của anh Tân, ngay lập tức cả đại gia đình chị lên kế hoạch đi vào trong Quảng Bình để đưa hài cốt anh Tân về với gia đình. Sau nhiều năm chờ đợi, cuối cùng hài cốt liệt sĩ Tân đã được yên nghỉ ở quê nhà trong niềm vui khôn xiết của gia đình, họ hàng. Chứng kiến những giọt nước mắt xúc động của người chị họ và người thân trong gia đình, trong lòng ông lại thấy nhói đau, ông nghĩ rằng giờ đây vẫn còn hàng ngàn hài cốt các liệt sĩ vẫn chưa được về với người thân. Và thế là ông có ý định mình sẽ không dừng lại ở đây, ông sẽ đi tìm những hài cốt của những người đồng đội đã ngã xuống, không để cho các đồng đội của mình phải ở nơi đất khách quê người…
 
Hành trình 40 ngày "xuất ngoại" đi tìm hài cốt liệt sĩ

Nhớ về khoảng thời gian từ ngày tìm được hài cốt liệt sĩ đầu tiên đến giờ, trong ký ức của ông Tấn biết bao kỷ niệm vui, buồn, với những tháng ngày rong ruổi trên chiếc xe đạp kỷ niệm như mới hôm qua, ông Tấn cho biết: "Sau khi tìm được hài cốt của anh họ lòng tôi vui lắm, nhưng mình vẫn cảm thấy buồn vì còn rất nhiều thân nhân các liệt sĩ đang chờ đợi tin tức, chờ ngày được tìm thấy xác để đưa các anh về với quê hương. Chính điều đó càng thôi thúc và tiếp thêm quyết tâm cho tôi trên hành trình đi tìm mộ của các đồng chí, đồng đội đã hy sinh. Giờ đây, mình trở về sống yên ấm bên gia đình, còn đồng đội nằm lại chiến trường, đặc biệt là những hài cốt vẫn còn lưu lạc bên nước bạn Lào, Campuchia khiến lòng tôi không thể nào yên được. Nhiều đêm tôi tự nhủ phải cố làm được việc gì đó cho gia đình, thân nhân những đồng đội ấy".

Sau nhiều đêm suy nghĩ, ông Tấn đã quyết định lên lịch cho những cuộc hành trình tìm sang đến nước bạn Lào, Campuchia. Những lần đó ông đều ghi chép trong một cuốn sổ, trong suốt hành trình tìm kiếm liệt sĩ, ông đã có ba chuyến đi qua nước Lào và tìm được 250 hài cốt liệt sĩ, còn trên đất nước Campuchia ông đã tìm được 407 hài cốt liệt sĩ. Ông Tấn cho biết, việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ trên đất nước bạn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là do không biết tiếng, vì thế ông phải rất vất vả để tìm gặp những người Việt kiều nhờ họ giúp đỡ, hay thuê người phiên dịch dẫn đi. Ở bên đó, rất may mắn rằng ông cũng gặp được nhiều người dân biết tiếng Việt, họ sẵn sàng đưa vào tận rừng sâu, để tìm hiểu và xác định nơi chôn cất hài cốt liệt sĩ.

Ông Tấn cho biết, ký ức sâu sắc nhất trong hành trình "vượt biên", với 40 ngày đêm tìm kiếm ròng rã, tại các tỉnh giáp biên giới trên đất bạn Campuchia, nơi đó là khu vực cửa khẩu Hà Tiên và Mộc Bài. Lần đi đó cả vợ con, gia đình ông ai cũng ủng hộ. Đồng hành cùng ông vẫn hành trang quen thuộc là chiếc xe đạp vẫn còn gắn biển số, cùng chiếc ba lô con cóc, bộ quần áo bộ đội và chiếc mũ cối, cộng với nỗi lòng đau đáu hướng về đồng đội của mình đã hy sinh, ông Tấn lại quyết tâm lên đường mong ngày thành công trở về.

Lần này, ông Tấn cầm trong tay 10 tờ giấy báo tử của thân nhân các liệt sỹ nhờ ông tìm giúp. Để thuận lợi cho việc tìm kiếm, khi đến các cửa khẩu, việc đầu tiên ông Tấn làm đó là liên hệ với đồn biên phòng địa phương và nói cho họ biết việc mình đang muốn đi tìm hài cốt liệt sĩ, sau đó ông xin qua biên giới. Sang đến nơi, ông Tấn tìm một người dân bản địa để phiên dịch, hay những người Việt kiều bên đó dẫn ông đi đến những địa điểm mà những liệt sĩ đã hi sinh.

Những ngày lưu lạc bên đất nước bạn, ông Tấn đã băng đèo, lội suối, ngủ rừng không biết bao nhiêu ngày để có thể tìm kiếm thông tin về các liệt sĩ. Tuy nhiên, bằng sự kiên trì và lương tâm của một người lính đã vào sinh ra tử, nếm trải những ngày tháng bom đạn của chiến trận, ông Tấn không hề nản chí mà tâm trạng lúc nào cũng tỉnh táo. Trong suốt những năm tháng đi tìm hài cốt của các liệt sĩ, ông cũng đã phối hợp cùng với các ban, ngành địa phương, được sự giúp đỡ tận tình của người dân bên nước bạn Campuchia.

Nhưng xung quanh ông là bao nhiêu nguy hiểm rình rập, đặc biệt khí hậu ở bên nước bạn khắc nghiệt, cộng với chỉ có một thân một mình. Nhiều lần ông đã bị lả người đi vì nắng và đói, có hôm ông bị cảm lạnh giữa đường. Ở nơi đất khách quê người, rất may gặp được một người dân Campuchia biết tiếng Việt, lại giúp đỡ nhiệt tình nên đã chăm sóc và mời ông về nhà nghỉ ngơi vài hôm. Nhờ đó, ông lại có sức để tiếp tục hành trình tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, cuối cùng tên 10 liệt sĩ trong những tờ giấy báo tử ông đều tìm thấy. Không chỉ có vậy, ông Tấn còn tìm hiểu thêm những thông tin về hài cốt của những liệt sĩ khác. Với tấm bản đồ chi tiết địa hình, đường đi các tỉnh trong tay, tiếp tục "săn tìm" khắp khu vực đó xem có những liệt sĩ nào của ta còn nằm bên nước bạn chưa được đưa về. 
 
…Đến những con số đầy xúc động

Với ý chí của người lính Cụ Hồ, ông Tân đã tìm được hàng nghìn bộ hài cốt liệt sĩ. Mỗi lần tìm thấy mộ liệt sĩ nào, ông liền lấy cuốn sổ ghi chép chi tiết tất cả các thông tin, rồi đánh dấu, vẽ lại địa hình, rồi sau đó ông mới quay về. Nhớ lại những thời điểm thiêng liêng ấy, ông Tấn cho hay: "Những lần nằm nghỉ lại ở nghĩa trang nơi rừng thiêng nước độc, nghe từng cơn gió rít bên tai, nhiều lúc mình thấy rơn rợn người. Nhiều đêm nằm ngủ, mình còn thoáng nghe tiếng của đồng đội nói muốn được về quê, về với người thân. Chắc có lẽ mình suy nghĩ nhiều, lại ở một mình nên mới có cảm giác như vậy. Trên đất nước bạn, qua lời người phiên dịch, tôi được biết rằng có rất nhiều hài cốt liệt sĩ nằm ở đây đã mấy chục năm trời không biết quê hương là đâu. Nhìn thấy mộ các anh nằm trong nghĩa trang nhưng người thân không hay biết, trong lòng tôi thấy ray rứt lắm. Chỉ mong đưa được hài cốt các anh trở về ngay quê hương, như thế lòng mình cảm thấy thanh thản hơn".

Những ngày sau đó, ông Tấn gấp rút trở về nhà để thông báo tin vui cho những gia đình 10 liệt sĩ đã nhờ ông tìm giúp và những thân nhân của 260 hài cốt mà ông đã tìm được ngoài dự kiến. Trở về những cảm xúc đầy lưu luyến của mảnh đất mến khách của nước bạn Campuchia, sau 40 ngày ròng rã tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, người ông Tấn gầy rộc đi, da ông đen cháy. Nhưng đổi lại ông đã tìm được rất nhiều hài cốt của các liệt sĩ. Nghỉ ngơi mấy hôm, sau khi lọc lại danh sách tên, địa chỉ quê quán của những liệt sĩ đó. Ông tấn lại tiếp tục lên lịch để đi đến thông báo cho thân nhân của những liệt sĩ.

Đón nhận những thông tin quý ngàn vàng mà ông Tấn thông báo, những thân nhân của liệt sĩ mà ông tìm được hài cốt đều  bớt ngờ và thấy xúc động. Thực tế, có nhiều gia đình đã cất công tìm kiếm mấy chục năm trời nhưng vẫn bặt vô âm tín, giờ lại được biết thông tin hài cốt người thân của mình nằm ở đâu. Không dừng lại đó, có gia đình còn nhờ thì ông cùng họ lên đường đi đến nơi mà ông phát hiện ra nơi chôn cất hài cốt liệt sĩ, ông cũng sẵn sàng đi cùng và giúp đỡ tận tình, đến khi hài cốt của liệt sĩ yên nghỉ ở quê nhà thì ông mới trở về.
 
"Bao giờ tim tôi ngưng đập, tôi mới ngừng tìm mộ"

Đó là lời tâm sự đầy tâm huyết của ông Tấn, trước mắt người thương binh ấy là tình yêu, sự quyết tâm và cả một quá trình đầy gian nan thử thách mà ông chưa bao giờ có ý định từ bỏ. Ông Tấn chia sẻ: "Mọi chi phí đi đường, sinh hoạt ông đều tự túc bằng đồng lương hưu ít ỏi của mình. Đến giờ, cuốn sổ ghi chép của ông có tới gần 2000 hài cốt liệt sĩ được ông tìm thấy và báo tin cho các thân nhân liệt sĩ đó. Giờ đây, trong lòng ông chỉ có một ước muốn rằng sẽ đưa được hết những hài cốt đồng đội chưa được người thân tìm thấy về yên nghỉ tại quê nhà".

Nói chuyện với tôi, tâm trạng của ông Tấn thay đổi liên tục, lúc buồn, lúc vui, có những lúc ông đùa rằng "Mình đi xe đạp vừa rèn luyện sức khỏe, không ô nhiễm môi trường và rất tiết kiệm. Ngoài ra, mệt đâu dựng xe ngủ đó cho tiện, nằm ngủ trong rừng cũng vui lắm chú ạ". Nghe ông nói vậy, tôi chỉ biết khâm phục tấm lòng cao quý của ông, một người lính, một anh thương binh tàn nhưng không phế. Nhưng chốc chốc ông vẻ mặt ông lại nặng trĩu, sức nặng đó là của lời hứa, lòng quyết tâm của ông khi muốn tìm hết những hài cốt của những liệt sĩ còn ở nơi đất khách quê người trở về với quê hương.

Được biết, từ nhiều năm nay, căn nhà nhỏ của ông Tấn đã trở thành địa chỉ quen thuộc đối với thân nhân liệt sĩ khắp các nơi trên khắp cả nước. Nhờ ông Tấn, nhiều thân nhân đã tìm được hài cốt của con em mình. Tìm thấy hàng ngàn ngôi mộ liệt sĩ nhưng bản thân ông Tấn chưa đòi hỏi, hay nghĩ đến chuyện đòi hỏi tiền bạc bao giờ. Với ông, tìm thấy và đưa các anh trở về quê hương là nghĩa tình đồng đội, cái tâm của một người lính bộ đội cụ Hồ.

Hơn nữa, với ông thì việc làm này luôn tạo niềm vui cho ông khi nghĩ đến việc chứng kiến những thân nhân liệt sĩ hạnh phúc khi đón những hài cốt liệt sĩ trở về. Chính điều đó đã thôi thúc ông vượt qua tất cả những khó khăn, gian khổ, vượt qua chính bản thân mình. Nay đã bước vào tuổi già sức yếu, nhưng với ông Tấn chưa bao giờ đó là điều ngăn cản bước chân ông đi tìm hài cốt liệt sĩ cả. Trong dự định của ông, ông cũng không biết được rằng mình sẽ tiếp tục lên đường "hành quân" tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, đưa họ trở về với quê hương. Ông chỉ biết rằng đến bao giờ tim ông ngưng đập, thì lúc đó ông mới ngừng tìm mộ.
 

Trao đổi với phóng viên về việc làm thắm đượm nghĩa tình đồng đội của người thương binh "tàn nhưng không phế", ông Hà Ngọc San, bí thư chi bộ (khu dân cư số 10, nơi ông Tấn sinh sống) cho biết: "Việc anh Tấn đạp xe tìm hài cốt mộ liệt sĩ chúng tôi có biết. Cũng có nhiều người thân của những liệt sĩ vẫn chưa tìm được hài cốt của người thân mình tìm đến nhờ anh Tấn tìm giúp. Chúng tôi cũng có động viên tinh thần anh ấy, việc làm của anh Tấn là tấm gương người tốt, việc tốt đáng để học tập".

 
Ngọc Tiến
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngành học nào vừa được nhiều người ngưỡng mộ lại giúp sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở?

Ngành học nào vừa được nhiều người ngưỡng mộ lại giúp sinh viên có cơ hội việc làm rộng mở?

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Ngành học có vai trò quan trọng trong đời sống sẽ giúp sinh viên không phải lo lắng về việc làm, đặc biệt là những công việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng.

Từ 4/4, ô tô khách trên 30 chỗ, xe tải nặng không vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Từ 4/4, ô tô khách trên 30 chỗ, xe tải nặng không vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Thời sự - 1 giờ trước

Từ ngày 4/4, xe khách trên 30 chỗ, xe đầu kéo, xe tải nặng từ 6 trục (tải trọng trên 30 tấn) trở lên sẽ không lưu thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Ngày làm việc cuối tuần có thêm giải độc đắc gần 25 tỷ tìm về chủ

Ngày làm việc cuối tuần có thêm giải độc đắc gần 25 tỷ tìm về chủ

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Mới đây, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra tấm vé trúng giải Jackpot của xổ số Mega 6/45.

Lái xe bằng chân, thiếu niên 16 tuổi bị phạt 2,7 triệu

Lái xe bằng chân, thiếu niên 16 tuổi bị phạt 2,7 triệu

Pháp luật - 2 giờ trước

Nam thiếu niên 16 tuổi dùng chân lái xe máy ở huyện Tuy An bị công an phạt hơn 2,7 triệu đồng.

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Lắp camera xử phạt nguội trên đường Vành đai 3 trên cao

Thời sự - 3 giờ trước

Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tùng, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian tới Công an thành phố sẽ báo cáo cấp trên để lắp đặt thêm camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3.

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Nguyên Chủ tịch xã ở Quảng Bình bị khởi tố

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Ông Vinh là người trực tiếp ký vào các hóa đơn thu tiền từ người đấu giá, giấy tờ thanh toán công trình do Nguyễn Thị Loan lập khống, dẫn đến ngân sách Nhà nước bị chiếm đoạt.

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Sau hơn một năm thi công, cầu vượt sông lớn ở Nam Định lộ diện ra sao?

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Cầu Đống Cao nối liền giữa huyện Ý Yên - Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định sau hơn 1 năm thi công, các trụ cầu đã nhô khỏi mặt nước, nhiều nhịp cầu đã lắp dầm kết nối.

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Miền Bắc xuất hiện nắng nóng gay gắt sau không khí lạnh gây mưa đá, dông lốc

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết ngày mai, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và vùng núi phía Tây của Bắc và Trung Trung Bộ bắt đầu có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất ngày có nơi trên 35 độ. Dự báo mùa hè năm nay, nắng nóng gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm.

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Không có loại giấy tờ đặc biệt quan trọng này, tài xế vẫn lái xe đầu kéo 'cõng' hàng siêu trường ra đường và cái kết

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Xe đầu kéo chờ hàng siêu trường xuất phát từ TP Đà Nẵng đến Huế để phục vụ thi công dự án. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng kiểm tra, tài xế không cung cấp được giấy tờ liên quan.

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Hàng triệu phụ huynh Hà Nội đón nhận tin vui khi mức học phí giảm mạnh!

Giáo dục - 4 giờ trước

GĐXH - Chính sách học phí đã được HĐND TP Hà Nội thông qua. Theo đó, mức thu học phí năm học 2023-2024 ở Hà Nội là 24.000-217.000 đồng một tháng, giảm gần một nửa so với mức cũ.

Top