Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cò “xâu xé” thí sinh

Thứ năm, 08:12 02/07/2009 | Xã hội

Giadinh.net - Chỉ còn 2 ngày nữa là bước vào kỳ thi đại học. Mấy ngày hôm nay, các sĩ tử đã bắt đầu đổ về Hà Nội tìm chỗ “an cư” để yên tâm thi cử. Đây là thời điểm để các dịch vụ ăn theo mùa thi tung “chiêu” đón khách với muôn hình vạn trạng cách “chặt chém”.

 
Tháng 7 về, mùa thi đến cũng là mùa kiếm ăn của các dịch vụ ăn theo.
 
Giả danh tình nguyện viên
 
Tại các bến xe Nước Ngầm, Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm, Lương Yên... mấy ngày nay đông hơn ngày thường bởi sĩ tử khắp nơi đã trở về Hà Nội chuẩn bị cho kỳ thi đại học. Ở đâu, ngõ ngách nào của bến xe cũng thấy bóng dáng áo xanh, màu áo tình nguyện viên tiếp sức mùa thi. Thế nhưng, trong rất nhiều áo xanh gần như có mặt những nơi nào có sĩ tử, có những thành phần không phải là sinh viên, thanh niên của tổ chức nào mà vẫn mặc áo xanh gạ gẫm chèo kéo các sĩ tử. Không cẩn thận, sĩ tử trở thành “con mồi” ngon để những kẻ này lôi kéo vào công nghệ “chặt chém”.
 

Thí sinh đang hỏi đường đến điểm thi. (Ảnh: T.Q)

 
Ngồi uống trà đá trong sân trước cửa Bến xe Giáp Bát, tỏ vẻ “nhà quê”, ngơ ngác hỏi đường bà chủ quán nước, liền có một “áo xanh tình nguyện” lân la tới. “Em thi trường nào?”- gã này hỏi. “Dạ! Em thi vào trường Kinh tế Quốc dân. Anh là tình nguyện viên trường nào?”- tôi hỏi. “Anh là thành viên của tình nguyện viên của Thành đoàn Hà Nội, giúp đỡ tất cả học sinh đến Hà Nội thi. Nếu thi ở điểm trường ĐH Kinh tế, bọn anh sẽ bố trí chỗ ăn, nghỉ thuận tiện để em yên tâm mà thi cử. Không phải lo chuyện gì cả”.
 
Tôi từ chối thanh niên này rằng đang chờ người nhà ra đón, rồi tìm đến khu nhà anh ta quảng cáo. Đó là một khu trọ sát nách Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. Qua tìm hiểu mới vỡ lẽ ra rất nhiều phụ huynh đưa sỹ tử ra Hà Nội thi đã bị lừa.
 
Anh Nguyễn Văn Tuấn đưa con từ Nghĩa Đàn, Nghệ An ra thi, chân ướt chân ráo vừa bước xuống xe liền được chào mời bằng những lời lẽ như rót mật vào tai của những cò mồi rồi bị “hốt” luôn về khu trọ này. Anh Tuấn kể: “Tình nguyện gì đâu, cái bọn cò mồi cả. Khi đặt vấn đề, tôi nghe rất yên tâm. Tưởng gặp may. Vào đến nơi đã phải đóng tiền đặt cọc với hàng loạt những khoản tiền với giá cắt cổ. Phòng chật, nhét tận 10 người. Kèm theo giá nhà 50 nghìn/người/ngày là các khoản điện, nước, ăn, vệ sinh, chi phí đăng ký tạm trú tạm vắng...”. Rất nhiều phụ huynh của sĩ tử biết mình bị lừa vào đây để “lột tiền” mà không làm gì được, chỉ còn nước chịu khó ở mấy ngày thi bởi đã đóng tiền đặt cọc.
 

Cn thận với những bóng áo xanh hoạt động riêng lẻ và không đến từ đâu. (Ảnh: TQ)

 
Hiện tượng giả danh thanh niên tình nguyện để lừa các thí sinh về những khu trọ rồi “chặt chém” không chỉ có ở Bến xe Giáp Bát. Một sinh viên tình nguyện của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đang hoạt động tại Bến xe Mỹ Đình cho biết: “Những kẻ lừa đảo cũng có ở bến xe này. Những người tự xưng thanh niên tình nguyện, có thể mặc cả áo xanh nhưng không có lô gô của trường đại học nào, tổ chức nào thì chính là bọn cò mồi. Ở tại bến xe này, chúng em đã cảnh báo trước với các thí sinh và phụ huynh của các bạn rồi. Nhưng không thể thông báo hết được”.
 
Xe ôm “chặt chém”, lắm kiểu “xin tiền”
 
Bình thường, theo quy định của các bến xe, cánh xe ôm có điểm hoạt động trong quy định hẳn hoi. Nhưng vì mùa thi đến, lượng khách ở các bến xe tăng đột biến, là dịp xe ôm được thể tung hoành. Ở Bến xe Mỹ Đình, cảnh thí sinh đang được tình nguyện viên tư vấn về đi lại, đặc biệt là các tuyến xe buýt vừa an toàn lại tiết kiệm liền bị cánh xe ôm chèo kéo, giằng lấy hành lý trở nên... bình thường.
 
Ngày thường, từ Bến xe Mỹ Đình về Trường đại học Quốc gia Hà Nội chỉ khoảng 10.000 đồng thì nay tăng vọt lên vài ba chục nghìn. Sau khi hỏi han, biết những thí sinh nào lần đầu ra thành phố, không thông thạo đường sá thì y như rằng sẽ được cánh xe ôm “tư vấn” nâng độ dài đoạn đường gấp 2, thậm chí 3 lần thực tế.
 

Đông đảo thí sinh chờ xe buýt ở bến Giáp Bát. (Ảnh: T.Q)

 
Tại Bến xe Nước Ngầm, sĩ tử xuống bến xe này có vẻ ít hơn các bến khác vì bến xe này nằm ở phía nam Hà Nội, tương đối xa các điểm thi. Tuy nhiên, không vì vậy mà tình hình chèo kéo, hét giá ngất trời của cánh xe ôm không có. Nguyễn Bá Hiệp, một học sinh mới tốt nghiệp lớp 12 ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh kể: “Em vừa xuống xe thì được một chú xe ôm níu lấy ba lô, hỏi han quê quán rồi chú ấy nói rằng quê gốc của chú cũng ở trong Hà Tĩnh. Đồng hương nên chú ấy lấy giá hữu nghị từ Nước Ngầm về Đê La Thành là 50 nghìn. Em không biết Đê La Thành ở đâu, nghe nói thế là đi”.
 
Không chỉ có những kẻ giả danh tình nguyện viên để lừa đảo, xe ôm hoạt động vô lối mà chúng tôi còn được chứng kiến hàng loạt cách “kiếm ăn” khác. Nào là giả danh nhà sư, rồi các tổ chức từ thiện, ở đâu có người từ quê đưa con đi thi là ở đó có những thành phần này xuất hiện.
 
Tại bến xe Giáp Bát, ngay ở điểm dừng của tuyến xe buýt 32 có vài người mặc áo người tu hành, ngả mũ xin tiền. Gặp ai, “những vị sư” này cũng lẩm bẩm điều gì đó trong miệng mà không ai nghe thấy gì cả. Không ít phụ huynh để không bị làm phiền đã móc ví bỏ tiền vào mũ. Bà chủ quán nước ở đây nói: “Sư gì mấy lão ấy, giả danh cả thôi, nhà sư ngày nay người ta còn đi làm từ thiện, đằng này lại đi xin”. Khi được tôi hỏi thầy đến từ chùa nào thì mấy vị này lý nhí trả lời qua quýt rồi lảng đi chỗ khác.
 
Ngoài giả danh những sư thầy, ở bến xe còn xuất hiện tình trạng “ăn xin” khác là giả danh những tổ chức từ thiện, nào là thành viên của hội vì người mù đến từ Nam Định, Hưng Yên... rồi tổ chức từ thiện chung tay xoa dịu nạn nhân chất độc da cam. Ở bến xe Mỹ Đình, theo các cán bộ công tác tại đây, những trò lừa đảo này đã xuất hiện từ mấy năm nay, nhưng chỉ vào dịp Tết, ngày nghỉ lễ thì mới đông đảo hơn. Đặc biệt, mùa thi đến thì những trò này lại nhan nhản.
 

Một thí sinh cần về Học viện Báo chí và Tuyên truyền đang được sinh viên tình nguyện hướng dẫn. (Ảnh: TQ)

 
Phòng trọ “sốt” giá
 
Mùa thi đến là thời điểm “hốt bạc” của nhiều nhà dân ở gần các địa điểm thi vì vậy những chủ nhà trọ này không ai bảo ai đồng loạt tăng giá thuê nhà tạo nên những “cơn sốt”.   
 
Một thí sinh quê Nghệ An gọi điện nhờ tôi tìm nhà trọ gần trường Đại học Công nghiệp thuộc huyện Từ Liêm cho em ra thi, mới biết giá phòng trọ tăng lên chóng mặt. Cách trường này khoảng trên 100m, có đến gần chục nhà cho thuê trọ nhưng chỗ nào cũng đã đăng ký từ trước. Tình cờ, tạt vào một quán nước gần bến cuối tuyến buýt Nhổn - Giáp Bát, qua trò chuyện với chủ quán, thật may mắn là tôi đã thuê được một phòng khoảng 10m2, giá 400.000 đồng cho 4 ngày thi khối A.
 
Chủ quán dọa trước: “Cháu có đi cả ngày cũng chẳng kiếm được phòng trọ giờ này đâu. Các nhà trọ đã kín. Chỉ có duy nhất là bác còn một phòng thi khối A thôi”. Bà này cho biết, trước đây nhà làm quán giải khát chứ không phải nhà trọ nhưng tranh thủ mấy ngày thi, gia đình dọn dẹp bố trí lại phòng ốc rồi cho thuê để kiếm tiền.
 
Cũng như năm ngoái, giá phòng trọ năm nay, chủ nhà đã thay đổi bằng cách cho thuê trọn gói theo khối. Trong khuôn viên chật chội, gia đình bà đã tận dụng dọn hết đồ lên tầng 2 ở. Còn lại tầng 1 và quán nước trước nhà để kê khoảng 5 tấm phản cho sĩ tử trọ thi. Bà cho biết, những phản này đã có chủ. Trước thời điểm ngày thi vài ngày cạnh điểm thi này gần như đã kín chỗ trọ. Một nơi không phải là trung tâm thi cử như Nhổn mà tình hình thuê trọ đã “nóng” như vậy.
 
Ở khu vực quận Thanh Xuân, nơi nhiều trường đại học đóng đô thì tình hình lại càng “nóng hơn”. Phùng Khoang, Triều Khúc, Mỗ Lao, Ao Sen... là những con phố mà phòng trọ sinh viên trong tình trạng “cháy” mấy hôm nay. Theo lời một sinh viên thì từ đầu tháng 6, tại các khu nhà trọ sinh viên, giá bị đội lên khá cao, tăng thêm 200.000 đồng/phòng (giá khoảng 1- 1,2 triệu đồng/phòng 15m2), điện tăng từ 3.000 đồng lên 4.000 đồng/kWh... Không những thế, cứ thêm một người ở chung là phải đóng thêm tiền. Muốn nhà trọ “xịn” hơn, có công trình phụ khép kín, nền gạch hoa thì giá cũng tương ứng với cấp độ phòng.
 
Sinh viên nào không chịu được “nhiệt” thì phải trả phòng. Cánh sinh viên này cho rằng, đó là “bài” để đuổi họ trước khi về quê nghỉ hè của các chủ phòng trọ để tranh thủ “kiếm ăn” vào mùa thi. Vì vậy, khá nhiều sinh viên không đủ kinh phí để giữ phòng cho năm học mới.
 

Nhiều thí sinh xuống xe mà không biết đi về hướng nào. (Ảnh: TQ)

 
Tại một dãy nhà trọ ở khu phố Trần Quốc Hoàn, quận Cầu Giấy, khi chúng tôi hỏi còn phòng nữa không để đặt trước mấy phòng, ít ngày sau có mấy đứa em ở quê vào, bà chủ dãy nhà trọ vừa quét nhà vừa trả lời: “Cô có 5 phòng nhưng nay đều có người đặt cọc và ở cả rồi, còn lại cái hiên này, mấy năm trước cũng có 4 người thuê 40.000đ/ ngày. Ở thì vào nhà đặt cọc”. Nhìn hiên nhà trống trơn chỉ có mái hiên rộng khoảng 1,2 mét, ngoài ra chẳng có thứ gì khác, tôi giật mình tưởng bà chủ nhà đùa, ai ngờ bà lý luận: “Có 3 ngày, ở ngoài cho mát, có khi còn thoải mái hơn ở trong phòng. Với lại, giờ này lấy đâu ra phòng trọ cho các anh chị thuê nữa”.
 
Chúng tôi tiếp tục đến khu vực nhà trọ gần ký túc xá Đại học Giao thông Vận tải. Cô chủ một nhà trọ ngon ngọt: “Phòng này trước là chỗ ở của 2 con trai cô, nhưng vì muốn giúp đỡ học sinh ngoại tỉnh ra đây thi đại học, cô đành thu xếp cho các em ở chung với cô chú. Phòng xây cho người nhà ở, nên không gian, nội thất đều “xịn” cả. Thuê để ở dăm ba ngày thi đại học thì còn gì hơn. Mỗi ngày mỗi đầu người 100.000 đồng”. Nếu so với giá thuê phòng theo tháng ở khu vực này là 450.000 – 500.000 đồng (khoảng 15.000 đồng/ngày) thì giá này quả là “cắt cổ”. Thêm mấy chục nữa là tương đương giá nhà nhỉ bình dân.
 
Gần cổng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, năn nỉ mãi cô chủ một nhà trọ mới hứa sẽ cố gắng dành cho chúng tôi một phòng nhưng phải đến ngày vài ngày sau mới trả lời chắc chắn có hay không, giá là 50.000 đồng/ngày/người. Cô chủ nhà còn nhấn mạnh: “Cô nói trước, vào những ngày gần thi còn lên giá nữa”. Có nhiều chủ nhà còn cho thuê từng đợt thi. Cứ một đợt 3 ngày thi là 100.000 đồng/người.  Thậm chí, một vài phòng, chủ trọ cho ghép sĩ tử với sinh viên khiến phòng chật cứng, nóng bức. Còn thí sinh thì trải chiếu hoặc ngủ ngay trên sàn nhà. Theo khảo sát của chúng tôi tại một số khu trọ gần các Trường ĐH KHXH& NV, ĐH Lao động xã hội, ĐH Luật, ĐH Sư phạm Hà Nội... đều đã kín chỗ. Mặc dù các biển quảng cáo “có phòng cho thuê” đã được vội vàng treo lên vài tuần trước đây nhưng khi hỏi chỗ thuê, các chủ nhà đều lắc đầu: “Giờ làm gì còn chỗ”.
 
Mùa thi đến, những sĩ tử ở quê luôn phải đối diện với hàng loạt những trò lừa đảo mà không thể lường trước được. Các thí sinh hãy mạnh dạn dẹp bỏ sự mặc cảm, tìm đến những bàn tư vấn đặt ngay các bến xe, điểm thi, những bạn tình nguyện viên sẽ cho các bạn sự trợ giúp tận tình, hiệu quả trong mùa thi CĐ- ĐH.
 
Thúy Quang
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 31 phút trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp sắp dồn xuống miền Bắc sau chuỗi ngày oi nóng

Thời sự - 48 phút trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới miền Bắc chuẩn bị đón hai đợt gió mùa Đông Bắc khiến nền nhiệt độ giảm nhẹ và trời đỡ nóng.

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS 3 miền, Vietlott hôm nay thứ Sáu ngày 19/4/2024

Xã hội - 48 phút trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Sáu ngày 19/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Lại xảy ra đuối nước thương tâm tại Quảng Bình

Thời sự - 50 phút trước

GĐXH - Trong lúc tắm ở khe suối, nam sinh sinh lớp 9 lặn xuống đáy rồi mắc kẹt vào đá dẫn đến đuối nước.

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Liên tiếp xảy ra giông lốc gây thiệt hại về nhà dân, hoa màu

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Giông lốc liên tiếp xảy ra ở Quảng Trị khiến nhiều nhà dân bị tốc mái, hư hỏng, hàng chục hecta lúa bị đổ gãy...

Xe khách cháy rụi trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, kẹt xe kéo dài

Xe khách cháy rụi trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, kẹt xe kéo dài

Thời sự - 1 giờ trước

Chiếc xe chở khách đang chạy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thì bốc cháy dữ dội, thiêu rụi toàn bộ đồ đạc.

Hải Phòng: Chuyển hướng, xe tải bất ngờ tông một phụ nữ tử vong

Hải Phòng: Chuyển hướng, xe tải bất ngờ tông một phụ nữ tử vong

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Trong lúc chuyển hướng, xe tải đã tông trúng một phụ nữ Hải Phòng đi xe đạp dẫn đến nạn nhân tử vong.

3 thanh niên nhận án tử vì vận chuyển thuê ma túy

3 thanh niên nhận án tử vì vận chuyển thuê ma túy

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Hám lợi từ khoản tiền công hậu hĩnh, ba đối tượng ở Hà Tĩnh rủ nhau vận chuyển thuê ma túy. Cả ba đối tượng vừa bị tuyên án tử hình.

Nữ quái 'khát' bạc và đường dây hơn 3.600 tỷ

Nữ quái 'khát' bạc và đường dây hơn 3.600 tỷ

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Một đường dây tổ chức đánh bạc, đánh bạc được Công an tỉnh Nam Định triệt phá với lượng tiền giao dịch lên tới 3.600 tỷ. Điều đáng nói, kẻ cầm đầu và những "chân rết" đến khách hàng đa phần là phụ nữ.

Khởi tố Lê Tùng Vân tội Loạn luân vụ 'Tịnh thất Bồng Lai'

Khởi tố Lê Tùng Vân tội Loạn luân vụ 'Tịnh thất Bồng Lai'

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Ông Lê Tùng Vân 92 tuổi vừa bị cơ quan chức năng tỉnh Long An ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về hành vi "loạn luân".

Top