Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện tình làng Vân

Thứ ba, 08:23 05/01/2010 | Xã hội

Tuổi đôi mươi, họ chạy đến đây chữa bệnh phong rồi kết tóc se duyên và sinh con đẻ cái. Có đôi, không có con vẫn nguyện sống với nhau suốt đời.

Làng nằm nép mình bên chân sóng biển, dựa lưng vào vách núi Hải Vân. Chỉ cách trung tâm TP Đà Nẵng chừng 30 km nhưng cô lập như một ốc đảo. Muốn vào làng chỉ có cách trèo lên đỉnh núi Hải Vân rồi cắt núi thả dốc dựng đứng để đi xuống. Còn muốn đi đường biển thì phải lụy đò, mấy ngày mới có một chuyến. Hòa Vân ngày xưa được biết đến bởi cái tên nghe đầy xót xa: “Làng hủi”.

Cùng cảnh rồi nên duyên

Sáng cuối đông, gió biển thổi từng cơn lạnh buốt. Ông Bồng, bà Diên ngồi chụm vào nhau bên bếp lửa. Bà Phú, một bệnh nhân phong hàng xóm của ông Bồng, bảo: “Ông bà Bông - Diên sống đầm ấm lắm. Tuổi 80 mà vẫn quấn quýt như vợ chồng son, chăm bẵm nhau từng ly từng tý. Tội nghiệp là họ lấy nhau đã 30 năm rồi mà không có mụn con nào. Bây chừ lụm khụm, không con không cháu, mỗi khi trái gió trở trời cũng gian nan lắm”.

18 tuổi, cậu thanh niên Phạm Bồng từ làng Phú Lương (Thừa Thiên-Huế) lên phố học. Nhưng ngồi trong lớp chưa nóng ghế, cậu đã bỏ theo phong trào thanh niên cứu nước và bị địch bắt giam ở lao Thừa Phủ. Giam ba năm, bọn cai tù phát hiện cậu dính bệnh phong nên thả. “Kể từ đó lang bạt khắp nơi chữa trị. Từ BV Huế chạy ngược vào Viện phong Cẩm Hải (Quảng Nam) chữa chạy nhưng bệnh tình ngày thêm trầm trọng. Có hôm người ta bảo tôi: “Ông thuộc loại nan y rồi, có nước đợi ngày về với ông bà thôi. Nghe người ta phán câu đó tôi như rơi vô hố sâu của tuyệt vọng. Sống ở Viện phong Cẩm Hải được mấy năm. Chiến tranh ngày thêm ác liệt, địch phá nát BV Cẩm Hải, buộc chúng tôi - hàng chục đôi trai gái, già trẻ dắt díu nhau chạy xuống chân đèo Hải Vân”.
 
 
Ông bà Hương-Lai lấy nhau không có mặt con nào nhưng họ nguyện suốt đời có nhau.

Cũng cảnh éo le như ông Bồng, bà Diên cùng quê ở Huế, khi đến tuổi con gái thì dính bệnh phong, đi khắp nơi tìm thầy trị bệnh nhưng không khỏi. Rồi một ngày bà hay tin ở làng Vân có bệnh viện cho người bệnh phong điều trị chạy đến. Cùng cơn hoạn nạn, ông xởi lởi giúp bà bước qua ngày đầu khó khăn nhất. Ông Bồng bảo: “Ban đầu đến đây, cái chết vẫn cứ rình rập. Chúng tôi chẳng biết duyên phận là gì, chẳng ai dám mơ màng về hạnh phúc đôi lứa. Nhưng rồi ngày lại qua ngày. Căn bệnh khiến hai người phải dựa lưng vào nhau mà sống. Cứ ốm đau là người này lo cho người kia miếng cơm, bát cháo”. Họ nên duyên vợ chồng.

Cũng như vợ chồng ông Bồng, ông Đặng Hương và bà Đặng Thị Lai tham gia cướp chính quyền ở Tam Kỳ. Hoạt động trong lòng địch được mấy năm, ông đi văn công chiến trường. Nhưng rồi một buổi chiều ông đau đớn khi phát hiện mình mắc phải bệnh phong. Gần như tuyệt vọng, ông được đồng đội đưa vào Quy Hòa (Bình Định) điều trị. Sau ngày giải phóng, ông được chuyển từ Quy Hòa ra làng Vân rồi gặp bà Lai, cũng dính căn bệnh như mình. Họ nguyện suốt đời bên nhau dù không có mặt con nào.

Tình mẫu tử

Chuyện bà Nguyễn Thị Phú với đứa con mắc bệnh tâm thần được cư dân làng phong nhắc đến nhiều nhất. Bà Phú quê ở huyện Điện Bàn, Quảng Nam. 20 tuổi, sau mấy ngày cha mẹ bị giặc bắn chết, bà phát hiện mình mắc chứng bệnh phong. Mấy năm sau, bà kiếm được một đứa con trai với một người đàn ông làng bên. Chiến tranh, bệnh tật, bà bồng đứa con mới mấy tháng tuổi chạy xuống làng Vân.

Bà lấy họ mình đặt tên cho con là Nguyễn Văn Tuấn. Tuấn lớn lên trong cơ cực với người mẹ bệnh tật, hết mực yêu thương mẹ. Bà Phú kể: “Từ lúc mới mấy tuổi nó đã biết lo cho tôi. Hai mẹ con sống nhờ vào eo đất cằn bên núi do một mình tay nó cày xới. Hết việc nhà ra việc đồng, rồi giăng câu thả lưới, nó chăm lo cho tui quên cả bản thân mình. Ba mươi mấy tuổi đầu mà không chịu lo chuyện vợ con…”.  Nhưng rồi một ngày Tuấn ra đồng cày đất lúc nửa trưa thì bỗng nhiên té nhào xuống ruộng. Dân làng khiêng vào thì Tuấn đã bất tỉnh. Ba ngày sau, cậu tỉnh lại nhưng từ đó mắc căn bệnh tâm thần. Thương con, bà nuốt nước mắt nhờ hội từ thiện đưa Tuấn vào chữa chạy và xin ở hẳn ở BV Tâm thần Đà Nẵng. Và bây giờ, cứ mỗi tháng bà lại hai, ba lần kiếm được con cá, con gà lại vượt núi lên thăm con.
 
 
Một tháng cứ hai, ba lần, bà Phú vượt núi mang con gà, con cá tươi lên thăm đứa con bị bệnh tâm thần.

Còn với bà Nguyễn Thị Bốn, câu chuyện chạy theo cha ra làng phong vẫn khắc ghi trong tâm khảm. “Ngày đó, tôi mới lên 10. Mẹ mất, cha tôi bị bệnh phong rất nặng. Với làng xóm ở quê lúc đó nhà nào có người dính phải căn bệnh phong khiếp đảm lắm. Hết cách, ba tôi bồng bế mấy chị em tôi đi bộ cả trăm cây số xuống làng phong này” - bà Bốn bật khóc khi nhắc lại chuyện cũ. “Ngày xuống đây, cuộc đời của đứa trẻ như khép lại. Cha tôi hiểu điều này nhưng ông không nói, đêm đêm ông không ngủ lại đến ngồi đầu giường mấy chị em tôi. Giờ ba đã hơn 80 tuổi, sức khỏe đã kiệt, tôi hiểu cha và không để ông phải cô đơn một phút nào trong những ngày cuối đời này”.

Thế hệ mới ở làng phong

Cuối những năm 1990 của thế kỷ trước trên ốc đảo này, người ta chứng kiến hàng chục đám cưới hạnh phúc đến rơi nước mắt. Họ là thế hệ thứ hai của làng phong. Anh Nguyễn Minh Hà kể: “Cha tôi người Đại Lộc, mẹ người Điện Bàn (Quảng Nam). Cả hai gặp nhau ở Viện phong Cẩm Hải, rồi khi chiến tranh ly tán cả ông bà chạy ra Huế chữa trị. Sinh tôi ra ở Huế đến năm hai tuổi thì lại bồng chạy về làng Vân này. Hồi đó, cuộc đời của những đứa trẻ lớn lên ở làng phong bị kỳ thị, không ai dám đến gần. Chúng tôi côi cút lớn lên trên ốc đảo và yêu thương lúc nào chả hay”. Chị Loan, vợ anh là con của ông Hồ Hòa, bà Hoàng Thị Thơm, cũng là bệnh nhân phong sinh ra ngay tại làng phong này. Anh chị là những đứa trẻ đầu tiên của làng, lớn lên và thành đôi lứa. Giờ vợ chồng Hà-Loan đã có hai đứa con kháu khỉnh.

Có hàng chục cặp vợ chồng thuộc thế hệ thứ hai sinh ra ở trên ốc đảo. Họ là những đứa con của bệnh nhân phong và giờ đã nên duyên vợ chồng.
 
Ốc đảo cô lập
 
Ông Trần Hữu Đức, Trưởng làng Vân (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng), cho biết làng có 93 hộ nhưng chỉ có 291 nhân khẩu. Năm 1968, một người lính Mỹ đã ra đây lập trại để nuôi dưỡng người bị bệnh phong. Ban đầu, làng này được gọi là “làng cùi”, “làng hủi” vì chỉ có những người bị bệnh phong sinh sống. Có lúc số bệnh nhân khắp các tỉnh miền Trung đổ về lên đến ba, bốn trăm người. Nhiều bệnh nhân phong nên duyên vợ chồng. Dân của làng ngày thêm đông vì họ có thêm đứa con mới hay những cuộc đoàn tụ đẫm nước mắt của đàn con của các bệnh nhân phong từ đất liền. Nhưng Hòa Vân vẫn là vùng đất biệt lập. Mãi đến tận năm 1998 thì Hòa Vân mới được công nhận là một đơn vị hành chính thuộc thành phố Đà Nẵng.
 
Theo Hữu Khá
Pháp luật TPHCM

 

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
1 chính sách liên quan đến sổ đỏ sẽ thay đổi, người dân cần phải đặc biệt chú ý

1 chính sách liên quan đến sổ đỏ sẽ thay đổi, người dân cần phải đặc biệt chú ý

Xã hội - 8 phút trước

GĐXH - Theo Luật Đất đai 2024, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ ban hành và áp dụng Bản giá đất mới vì vậy kéo theo đó chi phí làm sổ đỏ có thể tăng.

Bắt đối tượng hiếp dâm bé gái 13 tuổi mới quen qua mạng xã hội

Bắt đối tượng hiếp dâm bé gái 13 tuổi mới quen qua mạng xã hội

Pháp luật - 35 phút trước

Sau thời gian ngắn quen biết qua mạng xã hội, nam thanh niên 20 tuổi tới nhà chơi và quan hệ tình dục với bé gái 13 tuổi.

Nữ kế toán từ nạn nhân đầu tư trên mạng trở thành kẻ lừa đảo

Nữ kế toán từ nạn nhân đầu tư trên mạng trở thành kẻ lừa đảo

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Để có tiền nạp vào app bán hàng trên mạng, Tuyết đã lừa người chị họ số tiền hơn 3 tỷ đồng.

Cái kết đau lòng của người đàn ông từ chối nhậu nhẹt

Cái kết đau lòng của người đàn ông từ chối nhậu nhẹt

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Mang rượu đến nhà bạn để nhậu nhưng bạn từ chối, Xuyên liền lấy một đoạn gỗ vào nhà tấn công nạn nhân dẫn đến tử vong.

Người nước ngoài lao động tại Việt Nam có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Người nước ngoài lao động tại Việt Nam có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo quy định, khi người lao động làm việc tại Việt Nam nếu thu nhập phát sinh thì vẫn phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, đối với những người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?

Video: Xe tải lấn làn tông trúng xe ô tô con, kéo lê hàng chục mét trên cao tốc Pháp Vân

Video: Xe tải lấn làn tông trúng xe ô tô con, kéo lê hàng chục mét trên cao tốc Pháp Vân

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Xe tải khi đang di chuyển bất ngờ lấn làn, tông trúng một xe ô tô con đang đi song song. Va chạm mạnh khiến xe ô tô con xoay ngang, bị xe tải kéo lê hàng chục mét trước khi dừng lại.

Vay tiền không trả, gã thanh niên 2 lần đốt nhà con nợ trong đêm

Vay tiền không trả, gã thanh niên 2 lần đốt nhà con nợ trong đêm

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Tại cơ quan điều tra, Chung khai nhận do anh T. vay tiền của mình nhưng không trả khiến bản thân bức bức xúc. Do đó, đối tượng đã hai lần thực hiện hành vi phóng hỏa đốt nhà nạn nhân.

Nhà hàng phục vụ mại dâm, kích dục 'quý ông, quý bà' hoạt động ra sao?

Nhà hàng phục vụ mại dâm, kích dục 'quý ông, quý bà' hoạt động ra sao?

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Nhà hàng ở quận 1 hoạt động từ 23h hôm trước đến khoảng 4h hôm sau, đồn đoán là thiên đường ăn chơi, khách khi tới TPHCM phải trải nghiệm.

Tạm giữ hình sự 3 phụ nữ bán dung dịch vệ sinh giả

Tạm giữ hình sự 3 phụ nữ bán dung dịch vệ sinh giả

Pháp luật - 6 giờ trước

Qua công tác nắm tình hình, Công an TP Thanh Hóa đã làm rõ và tạm giữ hình sự 3 người phụ nữ về hành vi kinh doanh sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ giả

Tạm giữ hình sự thanh niên xâm hại bé gái quen qua TikTok

Tạm giữ hình sự thanh niên xâm hại bé gái quen qua TikTok

Pháp luật - 6 giờ trước

Thanh niên 27 tuổi đưa bé gái 14 tuổi quen qua mạng xã hội TikTok vào nhà nghỉ và nhà nội để xâm hại.

Top