Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chốn “hào hoa” bậc nhất Hà thành

Chủ nhật, 07:00 14/08/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Đó là con phố Hoàng Hoa Thám, được mệnh danh là "phố điện ảnh","phố hào hoa" bậc nhất Hà Nội với rất nhiều gương mặt nghệ sĩ.

 
Đó là con phố Hoàng Hoa Thám, được mệnh danh là "phố điện ảnh","phố hào hoa" bậc nhất Hà Nội với rất nhiều gương mặt nghệ sĩ, từ các diễn viên, đạo diễn đến các nhà biên kịch, nhà quay phim nổi tiếng sinh sống. Họ đã cùng gắn bó suốt một thời kỳ gian khó nhất của đất nước trong sự thương yêu, đùm bọc nhau. Không ít những tác phẩm để đời sống mãi với thời gian đã được ra đời từ chính nơi đây…
 
Phố Hoàng Hoa Thám nổi tiếng là nơi cung cấp cây cảnh
 ở Hà Nội. ảnh: TL
 
Phố dập dìu “tài tử, giai nhân”...
 

Nhọc nhằn là thế, nhưng khi nhớ lại những kỷ niệm ngày ấy, dường như trong ánh mắt những bậc nghệ sĩ tên tuổi một thời vẫn ánh lên với niềm hân hoan khó tả. Phần lớn những nghệ sĩ tên tuổi thời gắn bó nhọc nhằn bên nhau bây giờ đã chuyển vào Nam hoặc đi nơi khác sống cùng con cháu, gia đình. Phố điện ảnh bây giờ vẫn còn đó nhưng chỉ còn lại lác đác vài người thuộc thời nghệ sĩ kháng chiến xưa còn ở lại. Và một lớp những thế hệ nghệ sĩ trẻ tiếp tục sự nghiệp của cha anh đi trước ở các hãng phim, các khu điện ảnh. Nhiều người dân nơi khác đã mua lại nhà của các nghệ sĩ xưa và đầu quân làm dân cư khu phố điện ảnh nên hơi hướng hào hoa một thời của nơi đây cũng đã mất đi ít nhiều.

Đó là con phố ngào ngạt hương hoa, cây cảnh và tiếng chim hót, hai bên đường là rặng cây xà cừ lớn 2 - 3 người ôm mới xuể. Phố Hoàng Hoa Thám mang đậm những nét của một con phố xưa với lòng phố nhỏ, kéo dài chừng 3km từ đầu chợ Bưởi cho tới Hồ Tây phía đường Thanh Niên.

Trên con phố nhỏ này có tới hai hãng phim lớn là Hãng phim truyện 1 và Hãng Phim tài liệu & khoa học TƯ; một Trung tâm Kỹ thuật Điện ảnh cũng nằm ngay trên phố Hoàng Hoa Thám. Cách đó không xa, chỉ qua một con dốc mà người dân vẫn gọi nôm na "dốc 70" là Hãng phim truyện Việt Nam nằm ở số 4 Thụy Khuê. Chốn này, khi đất nước còn trong thời bao cấp khó khăn, đã từng là nơi ở của rất nhiều nghệ sĩ, cán bộ, nhân viên trong ngành Điện ảnh. Người ta gọi khu vực này là "Khu tập thể điện ảnh" với một loạt những ngôi nhà là nơi ăn chốn ở của nghệ sĩ như Khu tập thể Phim truyện nối với Khu tập thể Phim tài liệu và khu Điện ảnh.

Một loạt những "tài tử điện ảnh", những tên tuổi nghệ sĩ hàng đầu Việt Nam từng sinh sống trên con phố này như nghệ sĩ nhân dân Trà Giang, đạo diễn Lê Mạnh Thích, nghệ sĩ nhân dân Ngọc Quỳnh, nghệ sĩ nhân dân Đào Trọng Khánh, đạo diễn Nguyễn Thụ với phim "Bức tranh để lại", nhà quay phim Tiến Lợi mà tên tuổi của ông gắn liền với bộ phim "Điện Biên Phủ", nhà quay phim Hoàng Thành, Lê Minh Hiền, đạo diễn Hồng Sến nổi danh với bộ phim "Cánh đồng hoang" và "Mùa gió chướng"... Hay một loạt những nghệ sĩ nổi tiếng khác như đạo diễn Long Vân người nổi tiếng với bộ phim "Biệt động Sài gòn", "Người không mang họ". Các diễn viên Ngọc Lan, Kim Chi, Minh Đức, Bích Hồng, Ngọc Điệp... cũng từng sống trên con phố điện ảnh thơ mộng này. Nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ nổi tiếng với "Em bé Hà Nội", "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", nữ diễn viên Thanh Hiền cùng chồng là một chuyên gia lồng tiếng nổi tiếng, diễn viên Kim Oanh, nhà viết kịch Bành Mai Phương, đạo diễn Khánh Dư cùng gia đình cũng là những cư dân lâu đời của "phố tài tử". 

Trong ký ức của các nghệ sĩ, ngày xưa ấy phố Hoàng Hoa Thám không tấp nập như bây giờ mà rất vắng vẻ, cỏ dại mọc khắp nơi, nhà cửa thưa thớt. Nghệ sĩ nhân dân Trà Giang những năm 60 của thế kỷ trước khi ấy là nữ diễn viên trẻ xinh đẹp, về công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam bên phố Thụy Khuê, được phân cho một góc của dãy nhà ngang 62 Hoàng Hoa Thám. Sau đó gần chục năm, nghệ sĩ Trà Giang mới được phân cho một căn phòng nhỏ chưa đầy 10 m2 vốn là phòng dựng phim của Hãng phim truyện. Căn phòng nhỏ chật đến nỗi chỉ đủ kê một cái bàn, một cái giường, một chiếc tủ quần áo. Tất cả nồi niêu xoong chảo, bếp núc thì đều phải kê lui ra chỗ cơi nới phía ngoài. 
 
Một cảnh trong bộ phim nổi tiếng “Em bé Hà Nội”; Kịch bản được Hoàng Tích Chỉ viết trong căn nhà trên phố Hoàng Hoa Thám.
 ảnh: TL

Nhà Biên kịch Hoàng Tích Chỉ đã gần 90 tuổi vẫn còn gắn bó với con phố này.   ảnh: PV


Những  khoảnh khắc làm nên tác phẩm  để đời...

Trong khu tập thể của Hãng phim truyện Việt Nam bây giờ, thế hệ "bô lão" xưa giờ đã chuyển đi nhiều. Lớp nghệ sĩ thuộc "bô lão" có lẽ chỉ còn vài người, trong đó có nhà văn - nhà biên kịch kỳ cựu Hoàng Tích Chỉ năm nay đã gần 90 tuổi, là còn bám trụ ở khu tập thể đầy tiếng cười này.

Ông chính là tác giả của hai bộ phim sống mãi với thời gian là "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Em bé Hà Nội". Giờ đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hy, trận tai biến gần đây đã phần nào khiến trí óc ông không còn thông suốt được như xưa nhưng mỗi khi nhắc đến các tác phẩm đó, đôi mắt ông sáng bừng! Có lẽ ít ai ngờ bộ phim nổi tiếng và có sức lay động lòng người lại được viết ra chỉ trong 3 ngày đêm ở Hà Nội, ngay dưới làn mưa bom bắn phá ác liệt của máy bay Mỹ. Nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ bảo: Đó là những ngày cảm xúc sâu sắc nhất trong cuộc đời viết kịch của ông: "Cảm xúc ấy lạ đến nỗi bây giờ tôi không thể nguôi ngoai. Những cảm xúc rất lạ khi chứng kiến từng đoàn người, xe lần lượt rời Hà Nội đi sơ tán trận bom B52 năm 1972 của Mỹ xuống Hà Nội. Lúc ấy tôi và một số anh em trong đoàn làm phim ở lại lồng tiếng và hoàn thành nốt bộ phim "Vĩ tuyến 17..." dưới tiếng mưa bom dội khắp Hà Nội. Các anh quay phim thì trực ngày trên nóc nhà đợi quay cảnh ném bom".

Trong bối cảnh đặc biệt đó, sự cận kề mong manh giữa sự sống- cái chết, Hoàng Tích Chỉ nghe diễn viên Tuệ Minh kể chuyện về cô con gái chị ôm cây đàn đi bộ từ Yên Viên về Hà Nội tìm mẹ. Thế là ngay đêm đó, nhà biên kịch trẻ ngồi vào bàn viết như say, liền mạch ba ngày đêm ngay dưới ánh đèn xanh nhấp nháy trên máy bay ném bom vào Hà Nội, thì xong kịch bản phim"Em bé Hà Nội". Ngày cuối cùng hoàn thành kịch bản cũng là ngày kết thúc đợt ném bom oanh tạc Hà Nội của Mỹ. Nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ vẫn nhớ như in cái cảm xúc quá đỗi hạnh phúc khi ông hoàn thành kịch bản chỉ trong thời gian ngắn, trong khi đó mỗi kịch bản phim ra đời thường mất vài tháng, thậm chí vài năm...

Trong khu phố điện ảnh này, còn một loạt những tác giả đã làm nên những tác phẩm điện ảnh sống mãi với thời gian. Đó là tác giả của "Đầu sóng ngọn gió", "Lũy thép Vĩnh Linh"- nghệ sĩ nhân dân Ngọc Quỳnh; "Bức tranh để lại", "Khói" của đạo diễn phim truyện Nguyễn Thụ; Phim "Cánh đồng hoang", "Mùa gió chướng" của đạo diễn Hồng Sến; Phim "Những cô gái Ngư Thủy" của NSƯT Lò Minh; nhà quay phim Kiều Thẩm, đạo diễn Trần Phương cùng một loạt những bộ phim nổi tiếng.
 
Ngõ nhỏ dẫn vào một khu nhà của văn nghệ sĩ trên phố
 Hoàng Hoa Thám. ảnh: PV

Chia nhau từng thìa mì chính...

Trên phố điện ảnh, không chỉ có những nghệ sĩ, diễn viên, nhà quay phim, nhà biên kịch sinh sống mà còn có cả cán bộ của Cục Điện ảnh; những cán bộ, nhân viên làm trong ngành điện ảnh như công nhân tráng phim, nhân viên ánh sáng, người hóa trang... Trong đó, nghệ sỹ hóa trang Anh Thư là người hóa trang rất giỏi. Bà chính là người hóa trang cho các diễn viên trong bộ phim kinh điển "Vĩ tuyến 17 ngày và đêm", "Cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn"...

Trong số các khu nhà điện ảnh trên "con phố hào hoa" này còn có ngôi nhà Tây ở 72 Hoàng Hoa Thám, vốn là của một tư sản người Pháp. Sau này, trở thành nơi ăn chốn ở của một loạt diễn viên, đạo diễn, nhà quay phim từ kháng chiến trở về như nhà quay phim Qúy Lục, Phan Trọng Qùy, Tiến Lợi, Hoàng Thành, Lê Minh Hiền; đạo diễn Hồng Sến, nghệ sĩ nhân dân Ngọc Quỳnh, nghệ sĩ Trà Giang vv... Nhà Tây diện tích có hạn lại đông người nên các anh em nghệ sĩ rủ nhau bịt kín các nhà vệ sinh, nhà tắm và xây công trình phụ dùng chung bên ngoài. Các nghệ sĩ còn tâm lý đến độ bố trí cả "dãy nhà hạnh phúc" bởi nhiều anh em nghệ sĩ có vợ ở quê, thi thoảng lên thăm thì có chỗ cho cặp vợ chồng trẻ hàn huyên. Nơi đây còn có "người anh cả" Tư Giai chuyên lo chuyện bếp núc cho các nghệ sĩ.

Trong ký ức của nhiều nghệ sĩ đến giờ như vẫn còn nguyên đó hình ảnh tay cầm bát xếp hàng đợi đến lượt lấy cơm, ai mà lỡ đánh mất phiếu ăn thì có khi phải nhịn đói. 

Ngày ấy các văn nghệ sĩ cùng nhọc nhằn tìm kế mưu sinh giúp gia đình. Nhà biên kịch Hoàng Tích Chỉ- người sau này giữ chức Giám đốc Hãng phim truyện đã phải tranh thủ đi đánh máy chữ thuê thống kê số gạch ngói, xi măng cho ông chủ nhiệm hợp tác xã để kiếm từng xu một cách vất vả. "Hồi đó còn phải chở vôi cát để đóng gạch xây tường nhưng cứ tối đến tôi mới dám đi chở vì ngượng"- tác giả "Em bé Hà Nội" nhớ lại. Những năm tháng bao cấp, hầu như nghệ sĩ nào cũng phải đi từ 2- 3 giờ sáng để xếp hàng mua gạo. Có người còn thi thoảng giả đò nhăn nhó lên phòng y tế kêu ốm để được phát cho mấy lọ penexilin, rồi mang về tiêm cho bầy lợn nuôi ở nhà. Mỗi khi có nhà nghệ sĩ nào tăng gia nuôi lợn mà bán lợn thì y như rằng nhà đó như mở đại tiệc khi ông bố bớt lại cái chân giò. Hàng xóm thân cận cũng vì thế mà được "thơm lây" khi được chia cho thìa mỡ hay miếng thịt bé xíu...
 
Lã Xưa
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Xã hội - 23 phút trước

GĐXH - Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện một đôi dép, chiếc áo, điện thoại và một nhẫn cưới do nạn nhân để lại.

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

Giáo dục - 2 giờ trước

Ngày 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM có văn bản chấn chỉnh hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo sau vụ bạo hành tại Lớp Mẫu giáo Tí Bo.

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Thời sự - 3 giờ trước

GDXH - Trận mưa đá lớn ở xã Lóng Luông và Xuân Nha, huyện Vân Hồ, Sơn La bao phủ đồi núi, ruộng nương gây thiệt hại nặng.

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng của Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường không rõ nguồn gốc xuất xứ.

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

Xã hội - 4 giờ trước

GĐXH - Nhận được thông tin nghi có học sinh tự tử trên kênh N2 (địa bàn xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) các lực lượng chức năng đã khẩn trương xuống kênh để mò tìm suốt nhiều giờ.

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Bực tức vì người yêu cũ có người yêu mới, Thức đã phát tán video "nhạy cảm" lên mạng xã hội với mục đích trả thù.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tác nghiệp ghi nhận vụ cháy nhà xưởng trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 2 phóng viên thuộc 2 cơ quan báo chí đã bị một nhóm đối tượng lăng mạ, hành hung.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Tàu điện không ray là một loại hình vận tải hành khách công cộng mới được đề xuất áp dụng vào mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Tàu không chạy trên đường ray truyền thống mà thay thế bằng đường ray ảo với công nghệ hiện đại.

Top