Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chiến sĩ đặc công “có giá” 500 nghìn USD

Thứ sáu, 09:36 30/04/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Một buổi chiều tháng Tư, trong căn nhà nhỏ ở xã Cẩm Lý (Lục Nam, Bắc Giang), người cựu binh - đại uý Nguyễn Nam Quách (biệt danh Tư Quách) hồi tưởng lại những năm tháng hào hùng của dân tộc:

“Nghi ngờ có Việt cộng, địch bắn và ném lựu đạn xối xả xuống sông, nhóm đặc công 4 người chúng tôi vẫn kiên nhẫn ẩn nấp chờ cơ hội. Thời cơ đến, chúng tôi đem 2 khối thuốc nổ đặt vào thành tàu. 6 tàu chiến Mỹ sau đó đã nổ tung...”, cựu Đại úy Nguyễn Nam Quách đã kể cho chúng tôi nghe về một trong các trận đánh của mình...

Một buổi chiều tháng Tư, trong căn nhà nhỏ ở xã Cẩm Lý (Lục Nam, Bắc Giang), người cựu binh - đại uý Nguyễn Nam Quách (biệt danh Tư Quách) hồi tưởng lại những năm tháng hào hùng của dân tộc:

Trưởng thành trong kháng chiến

Tôi sinh năm 1940 ở huyện Tứ Kỳ (Hải Dương), lại là con trai duy nhất trong một gia đình có 3 chị em. Tuổi thơ của tôi là cuộc kháng chiến chống Pháp. Năm 10 tuổi, tôi bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng tại địa phương. Thời ấy, tôi nhớ lời cha tôi: “Muốn đuổi hết giặc, thì trẻ con cũng phải tham gia”. Mọi người trong nhà dù lo lắng nhưng vẫn động viên và tạo điều kiện cho tôi hoạt động cùng các cô chú ở địa phương.

Nhớ lại lần đầu tiên, tôi được giao đi tìm lấy đạn về cho du kích và đã trộm được của địch 100 viên về giao cho ông Điều, xã đội phó. Nhiệm vụ nhỏ bé này đã dần dần đưa tôi tới con đường hoạt động cách mạng. Suốt từ năm 10 - 15 tuổi, tôi làm nhiệm vụ bảo vệ hầm bí mật của cán bộ cấp trên và hoàn thành xuất sắc. Tôi được thưởng Huy chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhì.
 

Cựu chiến binh Nguyễn Nam Quách và cháu trai.


Chiến công nối tiếp chiến công… 

Đuổi được Pháp, lại đến Mỹ. Theo tiếng gọi của Tổ quốc, tháng 4/1962, tôi nhập ngũ. Đến năm 1966, tôi vinh dự được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Sau khi tham gia lớp chính trị viên phân đội đặc công nước tại Hải Phòng vào năm 1967, tôi được biên chế về Đại đội 3 làm chính trị viên phân đội và được phong thượng sĩ năm 1968.

Tháng 12/1968, tôi cùng đơn vị vào Nam chiến đấu ở đặc khu Hải Yến, nay là Quân khu 9. Trên đường đi dọc từ ga Vinh đến chân núi Bà Đen, đơn vị tôi có 54 đồng chí thì có tới 51 người bị sốt rét. Chỉ còn lại tôi- lúc đó là chính trị viên phân đội, một Đại đội phó và một chiến sĩ nữa. 3 người chúng tôi đã phải nằm lại chân núi Bà Đen tới 3 tháng để chờ bổ sung vào Đại đội 6. Lúc tới chỗ chúng tôi, đơn vị cũng chỉ còn lại 5 người. Từ đó, chúng tôi gắn bó với Đại đội 6. Đơn vị chúng tôi đã sát cánh bên nhau, lập nên những chiến công xuất sắc. Đánh chìm 100 tàu chiến, tiêu diệt 500 tên địch, thu nhiều vũ khí, phá huỷ 10 cầu cống, tham gia chống càn đánh vào khu căn cứ đóng quân... Đơn vị tôi được cấp trên tặng hàng trăm Huân chương quân công và chiến công, nhưng vinh dự nhất là được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân cao quý.

Nhớ lại trận đánh tháng 3/1970 ở kênh thứ 11, huyện An Biên, Rạch Giá (Kiên Giang), tôi vẫn không khỏi hồi hộp. Chúng tôi được giao nhiệm vụ phá huỷ tàu chỉ huy của ngụy, làm cơ sở cho 2 trung đoàn D10 và D20 của ta đánh lính bộ địch. Tôi và một chiến sĩ nữa được giao nhiệm vụ đặc biệt này. Đêm hôm đó, tình thế vô cùng khó khăn. Lính ngụy đóng dày đặc hai bên bờ để bảo vệ tàu chỉ huy. Một bên là trận địa pháo với 8 khẩu 105, một bên là 1 trung đoàn của sư đoàn 21 ngụy. Chúng soi đèn sáng và bắn pháo liên tục. Chúng tôi phải bò trườn và nhích từng tí một để lọt qua vòng lính bảo vệ trên bờ. Xuống sông và lặn từng hơi dài cho tới khi chạm vào thân tàu chỉ huy. Vì tàu ngụy là hoả lực cơ động, có thể chạy bất cứ lúc nào, nên sau khi buộc thuốc nổ xong, tôi chỉ hẹn 15 phút, đủ thời gian để rút. Khi chúng tôi lặn xa được khoảng 300m thì một tiếng nổ rền vang. Toàn bộ tàu bị phá huỷ. 50 sĩ quan và binh sĩ ngụy bị tiêu diệt. Địch ở hai bên bờ sông hoảng loạn dội pháo khắp nơi, nhưng tôi và người đồng đội đã kịp ém vào một hốc bờ rậm cỏ. Đây là trận đánh mà tôi cho là tiêu biểu nhất bởi thành công đêm hôm ấy đã tạo thời cơ lớn cho 2 trung đoàn của ta hôm sau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Đại uý Nguyễn Nam Quách, sinh năm 1940 ở Kiệu Bắc, Cẩm Lý, Lục Nam, Bắc Giang. Nhập ngũ ngày 12/4/1962. Nghỉ mất sức tháng 10/1981. Chức vụ: Tiểu đoàn trưởng Bộ đội Đặc công Đoàn 8, Quân khu 9. Trong thời gian tham gia chiến đấu, ông đã có nhiều chiến công được các cấp ghi nhận: 7 Huân chương chiến công giải phóng; 5 danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ; 8 bằng khen về chiến đấu và phục vụ chiến đấu; 2 danh hiệu Chiến sĩ thi đua; 3 Huân chương chiến sĩ giải phóng; 2 Huân chương chiến sĩ vẻ vang; 1 Huy chương kháng chiến chống Pháp hạng Nhì; 1 Huân chương chống Mỹ hạng Nhì.

3 tháng sau, tôi và 3 chiến sĩ nữa nhận lệnh của Quân khu 9 đánh một trận khác, cũng trên kênh thứ 11. Đó là đánh cụm 6 tàu địch. Lúc này, địch đã vô cùng cảnh giác nên việc tới gần tàu của chúng rất khó khăn. Khi địch nghi ngờ có Việt cộng, chúng đã tiến hành bắn và ném lựu đạn liên tục xuống sông. Không nhụt chí, chúng tôi kiên nhẫn ẩn nấp chờ cơ hội. Thời cơ đến, 4 người chúng tôi chia nhau đem 2 khối thuốc nổ đặt ở các thành tàu. Tôi trực tiếp cắm kíp và ra cuối cùng. Kết quả, 6 tàu chiến nổ tung, kéo theo khoảng 60 tên giặc. Sau đó, các đơn vị phối hợp trực tiếp tập kích 2 bên bờ sông, xoá sổ toàn bộ sinh lực địch.

Tháng 7/1970, tôi được giao nhiệm vụ thả ngư lôi, đánh chìm giang đoàn chở súng đạn của ngụy chi viện cho khu Bà Thầy ở Rạch Hàng, sông Cái Tầu (Cà Mau). Nhiệm vụ này đòi hỏi phải tính toán rất kỹ. Từ xác định toạ độ, phân tích dòng nước chảy đến phán đoán hướng tàu chạy... Sau đó, phải mang khối ngư lôi ấy bơi ra giữa sông và thả xuống vị trí mình đã xác định. Rồi lại quay trở vào trốn trong hầm và căng đầu quan sát. Một chiếc máy bay địch bay trước thám thính. Sau đó là đoàn tàu chở hàng. Căn đúng khi chiếc to nhất đi vào vị trí ngư lôi, tôi bấm kíp nổ. Sau trận đánh này, tình báo của ta cho biết, địch đang treo giải bắt sống tôi. Chúng sẽ thưởng 500.000 USD cho ai làm được chuyện này.

Trong trận đánh tháng 1/1971 đánh sập cầu 2 tuyến đường Bần Ổi và Bến Luông (huyện Hồng Dân, Sóc Trăng), tôi bị thương nặng ở hông do bị địch phát hiện và bắn xối xả. Vết thương này cho đến giờ vẫn khiến sức khoẻ tôi bị ảnh hưởng. Và trong suốt chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đơn vị chúng tôi đã làm nhiệm vụ bao vây đồn bốt, không để địch đánh ra, đồng thời phối hợp và yểm trợ cho các đơn vị đánh bộ của ta. Khi địch đầu hàng, chúng tôi lại làm nhiệm vụ tiếp quản ở Chi khu 13. Sau khi miền Nam giải phóng được hai tháng, tôi và Đại đội 6 lại tiếp tục lên đường sang nước bạn Campuchia thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Tháng 8/1975, Đại đội 6 được lệnh chuyển sang Tiểu đoàn hải quân 962. Tại đây tôi làm Tiểu đoàn phó và vài năm sau thì được phong Tiểu đoàn trưởng hải quân.

Năm 1978, tôi được về trường văn hoá quân khu để học hết cấp 3 và dự tính sẽ sang Liên Xô học tiếp. Nhưng những trận sốt rét, lại thêm các vết thương tái phát nên sức khoẻ tôi rất yếu, không thể tiếp tục theo học được. Tháng 10/1982, tôi xin ra quân và được cho về mất sức. Tính đến thời điểm đó, tôi đã phục vụ cho quân đội được 19 năm 9 tháng.

Ngày trở về…

Trong suốt 7 năm cuối hoạt động cách mạng xa nhà, tôi không có điều kiện viết về cho gia đình mình được một bức thư, hay nhắn nhủ được lời hỏi thăm nào. Vợ tôi ở nhà một nách 3 con, chăm sóc tứ thân phụ mẫu nên hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Tôi đi biền biệt bao năm, lại thuyên chuyển công tác liên tục nên người nhà cũng không biết đằng nào mà liên lạc. Một điều đau xót hơn, là có kẻ xấu vì muốn chiếm đoạt vợ tôi nên đã tung tin tôi đi theo địch, phản bội Tổ quốc. Những năm tháng đấy đối với vợ con tôi khổ sở không biết kể đằng nào cho hết.

Con gái lớn của tôi, sau bao ngày vất vả cũng tìm được địa chỉ và đánh điện cho tôi: “Bố về thôi, con đi lấy chồng. Nhà mình dột nát sắp sập rồi”. Tôi nhận điện, cùng với tình trạng sức khoẻ yếu nên xin ra quân. Tôi về đến nhà thì mọi chuyện đã rồi. Vợ tôi khóc và xin tha thứ. Tôi vừa giận vừa thương bà ấy. Mọi thứ âu cũng do hoàn cảnh mà nên. Tôi dù sao vẫn là chồng bà ấy, là cha của các con...

Cuộc sống gia đình tôi những năm 1980 cũng hoà chung nhịp gian khổ với mọi gia đình khác trên đất nước mình. Chạy ăn từng bữa, lo lắng nuôi 5 con nhỏ. Mọi chế độ trợ cấp phải tới 3 năm sau khi về nhà tôi mới được hưởng. Nhưng dần dần, với sự cố gắng của cả gia đình cùng sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, mọi khó khăn rồi cũng đỡ hơn.

Khi biết tin Nhà nước có chủ trương phong tặng danh hiệu Anh hùng Quân đội Nhân dân Việt Nam, tôi có làm hồ sơ giấy tờ gửi xã Cẩm Lý. Nhưng khi chuyển lên huyện Lục Nam thì bị trả lại hồ sơ, do thiếu một giấy xác nhận của đơn vị tôi trong Cần Thơ. Đến lúc hoàn thành đầy đủ mọi giấy tờ, thì huyện lại không nhận và thông báo đã hết hạn nộp hồ sơ.
Tôi năm nay đã ngoài 70 tuổi. Cũng chẳng biết có chờ được đến 5 năm sau để được xét duyệt phong tặng danh hiệu cao quý đó nữa không... 
 
Ngọc Ánh (ghi)
vietanh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Dùng điện bẫy chuột ở ruộng lúa, cụ ông 81 tuổi bị giật tử vong

Dùng điện bẫy chuột ở ruộng lúa, cụ ông 81 tuổi bị giật tử vong

Xã hội - 6 phút trước

GĐXH - Dùng dây kim loại trần nối vào nguồn điện rồi giăng quanh thửa ruộng cạnh nhà, cụ ông 81 tuổi không ngờ chính bẫy chuột đã làm mình mất mạng.

Những trường hợp không được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại

Những trường hợp không được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Thừa kế luôn là một trong những nội dung được rất nhiều người dân quan tâm. Trong đó, pháp luật cũng quy định rất rõ về các trường hợp sẽ không được hưởng di sản thừa kế do người chết để lại.

Ngành học đang 'lên ngôi' trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2024 là ngành học nào?

Ngành học đang 'lên ngôi' trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2024 là ngành học nào?

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Ngành Quản lý hàng hải đang trở thành một trong những ngành học 'hot' đối với sĩ tử 2006. Xem ngay bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về ngành học này.

12 ngôi trường THPT 'đỉnh' nhất 12 KHU VỰC ở Hà Nội: Phụ huynh nào cũng mê, học sinh thì phấn đấu đỗ bằng được

12 ngôi trường THPT 'đỉnh' nhất 12 KHU VỰC ở Hà Nội: Phụ huynh nào cũng mê, học sinh thì phấn đấu đỗ bằng được

Giáo dục - 2 giờ trước

Dưới đây là 12 ngôi trường có điểm chuẩn năm 2023 cao nhất ở mỗi khu vực tuyển sinh của Hà Nội.

Dấu tích năm xưa vẫn còn lưu giữ ở đình Viết, nơi thờ Vua Đinh Tiên Hoàng tại Nam Định

Dấu tích năm xưa vẫn còn lưu giữ ở đình Viết, nơi thờ Vua Đinh Tiên Hoàng tại Nam Định

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Án ngữ cạnh đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, quần thể di tích lịch sử văn hóa tâm linh đình Viết - phủ Viết (xã Yên Chính, huyện Ý Yên, Nam Định) là nơi thờ Vua Đinh Tiên Hoàng và Hoàng hậu Dương Vân Nga còn lưu giữ được những dấu ấn lịch sử.

Lốc xoáy thổi bay mái tôn điểm trường tiểu học lên cành cây

Lốc xoáy thổi bay mái tôn điểm trường tiểu học lên cành cây

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Trận lốc mạnh, diễn ra nhanh thổi bay mái tôn của điểm trường tiểu học lên cành cây, nhiều bản làng thiệt hại nặng nề.

Nữ sinh lớp 6 chấn động não, ho ra máu vì bị 3 nữ sinh khác đánh hội đồng

Nữ sinh lớp 6 chấn động não, ho ra máu vì bị 3 nữ sinh khác đánh hội đồng

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - "Sự việc được học sinh khác học lớp 7 dùng điện thoại quay lại toàn bộ" , mẹ nạn nhân cho hay.

Vụ thiếu nữ bị sát hại chôn xác phi tang sau vườn: Lời khai của gã bạn trai tuổi 15

Vụ thiếu nữ bị sát hại chôn xác phi tang sau vườn: Lời khai của gã bạn trai tuổi 15

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Quá trình đấu tranh, T. khai nhận, ngày 12/4, tại nhà của mình, nghi phạm và bạn gái xảy ra tranh cãi với nhau. Sau đó, nghi phạm đã đánh bạn gái ngất xỉu rồi xiết cổ kéo ra vườn nhà chôn.

Hàng triệu nam giới sẽ mừng thầm khi được hưởng thêm quyền lợi này

Hàng triệu nam giới sẽ mừng thầm khi được hưởng thêm quyền lợi này

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Góp ý cho dự thảo Luật BHXH sửa đổi, nhiều ý kiến cho rằng thời gian nghỉ thai sản của lao động nam cần được xem xét lại theo hướng tăng thêm. Nếu đề xuất được thông qua, lao động nam có thêm điều kiện chăm sóc vợ sau khi sinh.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 20/4/2024

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Bảy ngày 20/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Top