Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cận cảnh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang bị tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu USD phí vận hành

Thứ ba, 14:48 02/06/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Sáng ngày 10/10/2011, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chính thức được khởi công, dự tính vào năm 2015 sẽ chính thức vận hành thương mại nhưng suốt những năm qua dự án vẫn "đắp chiếu".

Mới đây, Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải (GTVT), trong đó có đề cập đến nhiều dự án chậm tiến độ. Điển hình là dự án Cát Linh - Hà Đông tiếp tục kéo dài thời gian đưa vào khai thác do các kỹ sư và chuyên gia kỹ thuật người Trung Quốc chưa thể quay lại Việt Nam sau dịch COVID-19. 

Theo báo cáo, Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông đã cơ bản hoàn thành, tuy nhiên chưa đủ điều kiện nghiệm thu, bàn giao đưa vào khai thác, còn tồn tại một số các vướng mắc liên quan đến thiết bị công nghệ khu depot, đánh giá an toàn đoàn tàu, công tác vận hành toàn hệ thống và thanh quyết toán. Đáng nói, báo cáo tiết lộ tổng thầu đề nghị số tiền 50 triệu USD để thực hiện công tác vận hành hệ thống và thanh toán toàn bộ trước khi bàn giao.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông được khởi công vào ngày 10/10/2011, dự tính sẽ vận hành thương mại vào năm 2015. Nhưng từ đó đến nay, dự án đã chậm tiến độ nhiều lần và lỡ hẹn với người dân Thủ đô. Đến nay, dự án vẫn chưa hẹn ngày vận hành chính thức.

Cận cảnh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang bị tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu USD phí vận hành - Ảnh 2.

Ngày 10/10/2011, Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chính thức được khởi công, Dự có tổng chiều dài là 13,08 km. Tuyến đi qua địa bàn các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Từ Liêm và Hà Đông.

Cận cảnh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang bị tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu USD phí vận hành - Ảnh 3.

Ngoài việc trong quá trình thi công, dự án để xảy ra nhiều sự cố gây chết người thậm chí tại vị trí cạnh Bến xe Hà Đông (cũ) từng xảy ra sự cố sập giàn giáo ngày 28/12/2014. Hình ảnh trên được chụp vài tháng 1/2015 khi Hà Nội tiến hành chặt bỏ toàn bộ 2 hàng cây xà cừ trên đường Nguyễn Trãi để phục vụ thi công tuyến đường sắt.

Cận cảnh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang bị tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu USD phí vận hành - Ảnh 4.

Sáng 29/10/2015, mẫu tàu đường sắt đô thị tuyến Cát Linh – Hà Đông đã được trưng bày tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ (Đống Đa, Hà Nội). Đây là đầu tàu mẫu trong số 13 đoàn tàu mà Ban quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) dự kiến mua cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.

Cận cảnh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang bị tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu USD phí vận hành - Ảnh 5.

Cuối tháng 2/2015, đoàn tàu đầu tiên được cẩu lên nhà ga Văn Phú (Hà Đông). Sự kiện diễn ra ban đêm và kết thúc lúc 3h sáng nhưng hàng nghìn người dân Thủ đô vẫn háo hức theo dõi.

Cận cảnh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang bị tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu USD phí vận hành - Ảnh 6.

Hồi tháng 8/2016, nhà thầu tiến hành lắp ray cho toàn tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Cận cảnh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang bị tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu USD phí vận hành - Ảnh 7.

Ngày 20/5/2017, mẫu tàu tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông chính thức mở cửa, phục vụ nhân dân đến tham quan, tìm hiểu.

Cận cảnh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang bị tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu USD phí vận hành - Ảnh 8.

Sự kiện nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân Thủ đô, đặc biệt những người có tuổi bởi sau nhiều năm thi công, họ hi vọng sẽ sớm được đặt chân lên chuyến tàu này.

Cận cảnh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang bị tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu USD phí vận hành - Ảnh 9.

Trong ngày diễn ra sự kiện, đông đảo người dân Thủ đô tranh thủ chụp ảnh ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ.

Cận cảnh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang bị tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu USD phí vận hành - Ảnh 10.

Rất nhiều lần trong những năm qua người dân Thủ đô đã nhìn thấy bóng dáng con tàu vận hành thử chạy dọc từ Cát Linh đến Hà Đông.

Cận cảnh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang bị tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu USD phí vận hành - Ảnh 11.

Đến thời điểm hiện tại, dù gần 1 thập kỷ trôi qua kể từ khi khởi công, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa thể vận hành chính thức.

Cận cảnh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang bị tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu USD phí vận hành - Ảnh 12.

Các hạng mục như nhà ga, hệ thống thang bộ, thang máy... đã thi công hoàn thiện.

Cận cảnh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang bị tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu USD phí vận hành - Ảnh 13.

Nhưng "đứa con" suốt gần 1 thập kỷ chưa thể chào đời, thậm chí chưa hẹn ngày vận hành chính thức.

Cận cảnh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang bị tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu USD phí vận hành - Ảnh 14.

Hạng mục cầu thang bộ, cuốn, mái che, tay vịn đã thi công hoàn thiện nhưng chỉ để... ngắm.

Cận cảnh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang bị tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu USD phí vận hành - Ảnh 15.

Hệ thống thang máy tại các nhà ga đều cửa đóng then cài và phủ bụi qua năm tháng.

Cận cảnh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang bị tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu USD phí vận hành - Ảnh 16.

Hệ thống tay vịn thang cuốn có dấu hiệu bị ăn mòn do thời gian.

Cận cảnh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang bị tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu USD phí vận hành - Ảnh 17.

Một số hạng mục dù chưa đi vào hoạt động nhưng đã hỏng hóc.

Cận cảnh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang bị tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu USD phí vận hành - Ảnh 18.

Trời nắng, người dân xem đường sắt là nơi tránh nóng khi di chuyển trên đường Nguyễn Trãi - Trần Phú.

Cận cảnh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang bị tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu USD phí vận hành - Ảnh 19.
Cận cảnh tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang bị tổng thầu Trung Quốc đòi thêm 50 triệu USD phí vận hành - Ảnh 20.

Dự án quá nhiều lần lỗi hẹn, liên tục đội vốn và chưa xác định ngày vận hành chính thức đã gây nên không ít bức xúc cho người dân và xã hội.

Ảnh: Lê Bảo

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bộ GTVT quy định phải có trụ sạc cho ô tô điện ở trạm dừng nghỉ

Bộ GTVT quy định phải có trụ sạc cho ô tô điện ở trạm dừng nghỉ

Thời sự - 52 phút trước

Ngoài nhà vệ sinh, bãi đỗ xe, xưởng bảo dưỡng, theo quy chuẩn quốc gia mới, trạm dừng nghỉ còn có cả trụ, thiết bị sạc cho ô tô điện.

Vừa gây ra vụ trộm, cướp, về nhà đã thấy công an chờ sẵn

Vừa gây ra vụ trộm, cướp, về nhà đã thấy công an chờ sẵn

Pháp luật - 56 phút trước

Sau chầu nhậu, đối tượng Phương phát hiện một chiếc xe máy bên đường nên đã trộm cắp. Trên đường đi thấy chiếc điện thoại của một phụ nữ lộ ra bên túi quần nên tiện tay cướp giật rồi bỏ trốn.

CEO Apple Tim Cook dành lời khen ngợi cho đất nước và con người Việt Nam

CEO Apple Tim Cook dành lời khen ngợi cho đất nước và con người Việt Nam

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Ngay sau khi đặt chân tới Hà Nội, Tim Cook nhận định "không có nơi nào như Việt Nam, một đất nước xinh đẹp và sôi động".

Bắt giữ 6 người trong nhóm Zalo 'Hóng Clip Hot' có nhiều video đồi trụy

Bắt giữ 6 người trong nhóm Zalo 'Hóng Clip Hot' có nhiều video đồi trụy

Pháp luật - 1 giờ trước

Hơn 100 thành viên trong nhóm kín Zalo thường xuyên đăng tải, chia sẻ nhiều hình ảnh, video có nội dung mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy cho nhiều người xem.

Tiết học CEO Apple Tim Cook tham dự cùng học sinh lớp 6 ở Hà Nội có gì đặc biệt?

Tiết học CEO Apple Tim Cook tham dự cùng học sinh lớp 6 ở Hà Nội có gì đặc biệt?

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Theo Hiệu trưởng Trường Liên cấp Ngôi sao Hà Nội, CEO Apple Tim Cook rất thân thiện với giáo viên và học sinh của nhà trường. Vị này dành thời gian chủ yếu để tìm hiểu về vấn đề học tập công nghệ của học sinh.

Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn cần làm gì để 'cất cánh'?

Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn cần làm gì để 'cất cánh'?

Thời sự - 3 giờ trước

SKĐS - Trải qua gần 10 năm trở thành cửa khẩu quốc tế, nhưng việc đầu tư vào hạ tầng chưa đúng mức, đồng bộ khiến Nậm Cắn (Kỳ Sơn, Nghệ An) chưa thực sự khai mở hết tiềm năng.

Chiêu trò kêu gọi người ở quê góp tiền mua đất để lừa đảo

Chiêu trò kêu gọi người ở quê góp tiền mua đất để lừa đảo

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Thanh đưa ra thông tin về phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án, kêu gọi người dân góp tiền đầu tư mua đất nhằm chiếm đoạt tài sản của họ.

Khởi tố vụ án xe chở đoàn cán bộ Cục Quản lý thị trường TPHCM gặp nạn

Khởi tố vụ án xe chở đoàn cán bộ Cục Quản lý thị trường TPHCM gặp nạn

Pháp luật - 3 giờ trước

Liên quan vụ tai nạn giao thông giữa xe khách và xe tải khiến 1 ngưởi tử vong, 24 người bị thương, Công an huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum thông tin đã khởi tố vụ án.

'Siêu trộm' nhảy từ tầng 2 trốn chạy, được công an đưa thẳng tới bệnh viện

'Siêu trộm' nhảy từ tầng 2 trốn chạy, được công an đưa thẳng tới bệnh viện

Pháp luật - 4 giờ trước

Bị chủ nhà phát hiện hô hoán, "siêu trộm" có 6 tiền án về tội trộm cắp tài sản, sợ bị bắt nên nhảy từ tầng 2 xuống bị gãy chân, không tự đi được và bị bắt.

Từ 1/7 tới, tiền lương tính đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa có thể lên đến gần 100 triệu đồng

Từ 1/7 tới, tiền lương tính đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa có thể lên đến gần 100 triệu đồng

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Dự kiến kể từ ngày 1/7 tới, mức lương đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa từng vùng sẽ thay đổi theo chính sách cải cách tiền lương. Vậy mức đóng bảo hiểm thất nghiệp thay đổi như thế nào?

Top