Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảm phục tấm lòng “người mẹ” chưa chồng của 30 đứa con mang chất độc da cam

Thứ năm, 07:24 25/07/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Chị không biết mình đã đắn đo bao nhiêu, suy nghĩ bao nhiêu khi quyết định về đây để rồi bén duyên dưới cùng một mái nhà với những đứa trẻ kém may mắn, mang trong mình di chứng của chiến tranh. Mỗi lúc chỉ có một mình, chị lại khóc, vì thương cho lũ trẻ bất hạnh giữa cuộc đời…

Cảm phục tấm lòng “người mẹ” chưa chồng của 30 đứa con mang chất độc da cam 1

Cô giáo đặc biệt H’Khuyn bên những đứa học trò đặc biệt của mình. Ảnh: T.G

 
Cô giáo chưa chồng trong lớp học đặc biệt

Tôi gặp chị chị H’Khuyn (26 tuổi, trú làng Chuet 1, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku, Gia Lai) tại Trung tâm Nuôi dưỡng - Phục hồi chức năng bán trú cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Gia Lai (đường Yết Kiêu, TP. Pleiku) khi chị đang tỉ mẩn chỉ dạy cho lũ trẻ những con chữ. Nhìn đôi tay co quắp của những đứa trẻ “vẽ” mấy nét chữ nguệch ngoạc trên giấy mới thấu hiểu hết được những khó khăn của công việc này. Trong lớp học, giữa các cô cậu học trò đủ mọi lứa tuổi là nạn nhân của chất độc da cam quái ác, hình dáng nhỏ bé của cô giáo hết chạy đi lấy tập cho em này lại chạy lại kéo em khác ngồi vào bàn. Giữa một lớp học với 30 học sinh đặc biệt như vậy, để cho các em chịu ngồi yên một chỗ đã khó, khiến các em tập trung lên bảng lại càng khó hơn. Thế nhưng ngày ngày, trong cùng một lớp, chị vẫn phải dạy tới mấy giáo án, khi thì lớp 1, lúc lại lớp 3, thậm chí là lớp 6 nếu có em nào tiếp thu được. Hơn nữa, ở lớp học này, việc dạy đi dạy lại một bài là chuyện thường ngày.

Quá mải mê với lũ trẻ, chị không chú ý đến việc có một người đang lặng lẽ quan sát, lặng lẽ chụp hình và ghi chép lại những gì cần thiết phía bên ngoài, bởi tất cả tâm trí của chị đã giành hết cho lũ học trò bất hạnh mà chị gọi là con đang cặm cụi học bên chiếc bàn viết kia. Mãi một lúc sau, chị mới ngẩng đầu lên và phát hiện ra, cùng lúc đó là sự ngại ngùng cố hữu như bản tính thẹn thùng của những cô sơn nữ Jrai ở đất Tây nguyên này.

Đợi khi những đứa con của mình lặng lẽ tập viết, chị mới tranh thủ đứng nói chuyện với tôi. Chị bảo chăm những đứa trẻ đã khó, mà săn sóc những đứa trẻ bị di chứng chất độc da cam lại càng khó khăn hơn gấp bội. Tôi hỏi chị vẫn còn trẻ, sao không xin vào một trường nào đó dạy với mức lương cao hơn, đỡ áp lực hơn, thoải mái hơn (?). Chị gục gặc cái đầu bảo cũng đã có lúc nghĩ tới điều đó, nhưng nghề này đã chọn mình rồi, mình đã gắn với nó rồi thì không muốn dứt ra nữa. Hóa ra, chị đã từng tốt nghiệp ngành Sư phạm mầm non. Nhưng chẳng hiểu sao trong một lần đến thăm trung tâm này, chị lại bén duyên với các cô cậu học trò kém may mắn, không được lành lặn. Để rồi sau đó, chị chuyển ngành trước sự phản đối của gia đình, bạn bè, quyết tâm theo học Khoa Giáo dục đặc biệt của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang, dù biết phía trước là một chặng đường dài và gian nan và cả những lời đàm tiếu của mọi người.

Chị tâm sự, trước khi về công tác tại Trung tâm này, bản thân mình đã từng được mời đến dạy tại một cơ sở khuyết tật tư nhân. “Bước đầu mới vào nghề, mình cũng lưỡng lự và lo lắng nhiều lắm. Nghĩ là làm để thử sức, nếu không nổi sẽ quay về làm giáo viên mầm non. Nhưng may mắn là cuối cùng, nghề đã chọn mình”, chị cười đầy thánh thiện. Sống trong lớp học toàn học trò dị tật, chị tự thấy mình quá may mắn vì không phải chịu những nỗi đau tinh thần hay thể xác như các em. Cũng bởi vậy, cô giáo trẻ lại thấy thương yêu hơn, quyết tâm dùng những kiến thức mình đã học để giúp các em vượt qua số phận, phát triển nhận thức, sớm hòa nhập cộng đồng dù cho hi vọng đó mong manh. Người cô giáo Jrai trên lớp là thế, nhưng về nhà chị vẫn không ngừng quan tâm đến tình hình học tập của các em nhỏ trong ngôi làng mình sinh sống. Tranh thủ ngày Chủ nhật hàng tuần, chị H’Khuyn vẫn thường tập trung các em lại để dạy các em học thêm “con chữ”…
 
Khi nghề chọn mình

Sinh ra từ ngôi làng Chuet 1 (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku, Gia Lai), ngày ngày lớn lên chứng kiến những đứa trẻ bị tật, chậm phát triển, nhận thức yếu nên học hành kém, H’Khuyn đã mong muốn được giúp cho các em. Vì vậy, H’Khuyn chủ động từ bỏ con đường bằng phẳng để bước đi trên con đường gập ghềnh cùng các mảnh đời bấp bênh. Đối với chị, mỗi em nhỏ là một “đứa con số phận”. 30 đứa con là 30 câu chuyện mà mỗi lần nhắc đến, chị lại rưng rưng. Với chị, các em là thiên thần dẫu mang trong mình những nỗi đau số phận. Nhiệm vụ của chị là nuôi nấng, dạy dỗ để chúng tiếp bước con đường được làm người. Chị hiểu, mọi sự vui buồn của bản thân đều tác động đến những đứa trẻ này. Thế nên, chị gạt bỏ tất cả muộn phiền trước khi bước qua cổng trung tâm.

Ngày ngày, chị cùng các sơ khác của trung tâm luôn “miệng cười, đầu nghĩ, chân đi và tay làm”. Cứ thế, nụ cười trở thành “phản ứng dây chuyền” nơi đây. Lớp học càng đông, vất vả càng đặt nặng trên bờ vai của chị. Không chỉ là cô giáo, chị còn là mẹ, kiêm vai trò thầy thuốc, thậm chí là... quan tòa. Chị luôn lấy tình thương làm “cán cân” để và đứng ra giải quyết mọi việc. “Không thứ thuốc nào có tác dụng bằng tình thương”, chị bảo thế, và đó chính là động lực thôi thúc sơ ngày đêm gieo mầm thiện.

Mệt nhọc, vất vả là thế nhưng chính sự ngây ngô, tình cảm con trẻ của đám học trò lại là niềm vui khiến chị quên đi mọi phiền muộn trong lòng. “Dù cho có đang buồn bực chuyện gì nhưng khi vào lớp rồi mọi thứ như tan biến. Đó chính là món quà mà các em học sinh ở đây ưu ái dành tặng cho mình,” chị nói với ánh mắt lấp lánh niềm vui. Mỗi lần các em đứng lên cười nói, chạy nhảy và la hét trong lớp, chị không cáu gắt mà bằng tình cảm như của một người mẹ để khuyên nhủ các em. Không những thế, chị còn ôm ấp, hôn lên đầu em rồi giỗ dành cho đến khi các em cảm nhận được hơi ấm và tình cảm của người mẹ hiền. Hay những giờ ngoại khóa, ra chơi, chị lại ngồi bên các em vỗ về, trò chuyện với các em nên hiểu tâm lý của từng em. Vì vậy, chị không còn gặp nhiều khó khăn trong việc bấm giờ đi vệ sinh của các em hay những phút các em không làm chủ được bản thân nữa. Nhưng có lẽ, niềm hạnh phúc lớn nhất của chị chính là những lúc các em nhớ thêm được một chữ cái, một con số hay nhận thức thêm được một đồ vật xung quanh dù cho chị đã dạy đi dạy lại nguyên một tháng trời. Mỗi lần như thế, chị lại cảm thấy công sức của mình không “đổ sông đổ biển” như mọi người vẫn nghĩ. Với chị, niềm vui ấy có thể sánh với tiếng gọi “Mẹ ơi” đầu tiên của một đứa trẻ. 

Tôi nhìn chị giảng bài cho lũ trẻ trong lớp học mà dâng lên niềm cảm phục khó tả. Tôi biết, không chỉ một mình chị mà còn rất nhiều người khác nữa cũng đang làm công việc như chị. Họ cũng là cô giáo, cũng đứng trên bục giảng, cũng uốn nắn những học trò nhỏ tuổi, nhưng khi được phân công giảng dạy khối học sinh khuyết tật như thế này chắc hẳn trong lòng cũng có chút buồn và bối rối. Nhưng với những cô giáo như chị thì chỉ có tình yêu nghề và tâm huyết sâu sắc mới trụ lại nổi. Đến với một ngày dạy và học của chị mới thấy hết được sự vất vả và nỗi niềm của cô giáo nuôi dạy trẻ khuyết tật, có lẽ điều cần thiết là sự tâm huyết với nghề, trách nhiệm tình yêu thương nhân đạo mới có thể chăm sóc các con tỉ mỉ và đủ kiên nhẫn để dạy các con các kĩ năng tự lập cơ bản. Nụ cười, tiếng khóc của những đứa trẻ ấy trong lành như buổi bình minh, không hề vướng bận một chút gì của cuộc sống thường nhật hối hả. Không thể lớn lên đâu phải là một tội, con người sinh ra đâu có quyền được lựa chọn trước cho riêng mình. Nhưng khi các em đến tuổi phải bước ra khỏi cánh cổng trường ấy, cánh cửa cuộc đời nào sẽ là nơi các em có thể đi qua, để các em có thể cảm nhận được niềm vui và nỗi buồn cuộc sống, nếu không có những con người như chị.
 
Những nỗi cực nhọc chưa kể giờ đứng lớp

Chị kể, những lúc đầu chưa nắm bắt được tâm lý của các em học sinh khuyết tật nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy. Nhiều hôm đang giữa giờ học, những em học sinh này đi lại, cười nói trong lớp một cách tự nhiên. Nhiều em còn đi vệ sinh ngay trong lớp, chị lại phải dọn dẹp. “Nhiều lần, mình đã phát khóc vì có 6 buổi học trong tuần thì cả 6 buổi, các em đi vệ sinh ngay trong lớp, phải làm vệ sinh cho các em xong rồi mới tiếp tục bài giảng. Sợ ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của các em học sinh khác nên cũng lo lắng”, chị chia sẻ.
 
Gia Ly - Phương Linh
tuancuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Làm ăn thua lỗ, người phụ nữ lên kịch bản lừa 20 tỷ đồng

Làm ăn thua lỗ, người phụ nữ lên kịch bản lừa 20 tỷ đồng

Pháp luật - 21 phút trước

Làm ăn thua lỗ mất khả năng trả nợ, My lên kịch bản tung nhiều thông tin sai sự thật để chiếm đoạt của 4 người số tiền gần 20 tỷ đồng.

Xu hướng làm việc kiểu 'lười biếng' ngày càng lên ngôi trong lối sống của thế hệ trẻ

Xu hướng làm việc kiểu 'lười biếng' ngày càng lên ngôi trong lối sống của thế hệ trẻ

Đời sống - 38 phút trước

GĐXH - Thế hệ Gen Z đang ngày càng có xu hướng tìm kiếm những công việc ít gò bó hơn, không bị 'toxic' (tiêu cực) bởi môi trường công sở phức tạp mà vẫn kiếm được mức thu nhập để trang trải cuộc sống.

Đánh người thương tích vì bị nháy đèn xe liên tục

Đánh người thương tích vì bị nháy đèn xe liên tục

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Do bức xúc về việc em Bảo đi xe máy điện bật đèn nhấp nháy nên Quốc chặn xe rồi dùng tay đấm liên tiếp vào vùng mặt khiến nạn nhân phải nhập viện.

Hàng chục triệu người dân miền Bắc tiếp tục hứng chịu và đề phòng kiểu thời tiết nguy hiểm trong ngày hôm nay

Hàng chục triệu người dân miền Bắc tiếp tục hứng chịu và đề phòng kiểu thời tiết nguy hiểm trong ngày hôm nay

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, nắng nóng trên cả nước thu hẹp do miền Bắc có mưa dông giảm nhiệt. Nhiều nơi có mưa to dễ đi kèm tố lốc, sấm sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Một đại học thưởng 5 triệu cho sinh viên nam theo ngành Mầm non

Một đại học thưởng 5 triệu cho sinh viên nam theo ngành Mầm non

Giáo dục - 1 giờ trước

Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng (Đại học Đà Nẵng) vừa công bố thông tin sẽ thưởng 5 triệu đồng cho sinh viên nam đăng ký ngành Giáo dục Mầm non.

Tin sáng 24/4: Ca sĩ Bảo Anh công khai con gái; lời kể ám ảnh lúc máy nghiền đột nhiên hoạt động làm 7 công nhân tử vong

Tin sáng 24/4: Ca sĩ Bảo Anh công khai con gái; lời kể ám ảnh lúc máy nghiền đột nhiên hoạt động làm 7 công nhân tử vong

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Nguồn tin thân cận ca sĩ Bảo Anh cho biết cô có con gái ruột 13 tháng tuổi nhưng giấu kín thời gian qua; anh Nông Văn Tuân - người may mắn thoát chết sau tai nạn lao động tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái cho biết, lúc nhóm công nhân đang bảo trì thì máy nghiền đột nhiên hoạt động.

Quảng Nam: Người phụ nữ bị tố đánh 4 đứa trẻ phải nhập viện

Quảng Nam: Người phụ nữ bị tố đánh 4 đứa trẻ phải nhập viện

Thời sự - 2 giờ trước

Trong lúc thả diều, 4 đứa trẻ xảy ra mâu thuẫn rồi xô xát với 1 bé gái khác. Sau đó bé gái này về kêu mẹ ra "giải quyết". Hậu quả, 4 đứa trẻ nhập viện với nhiều vết thương trên người.

Vụ 7 công nhân tử vong thương tâm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền xi măng ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 đối tượng

Vụ 7 công nhân tử vong thương tâm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền xi măng ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 đối tượng

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Liên quan tới vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 10 công nhân thương vong tại nhà máy xi măng ở Yên Bái, công an tỉnh này đã khởi tố vụ án, đồng thời bắt tạm giam 1 đối tượng.

Trinh sát đột kích, phát hiện bí mật khủng khiếp của nam thanh niên thường lục thùng rác lúc nửa đêm

Trinh sát đột kích, phát hiện bí mật khủng khiếp của nam thanh niên thường lục thùng rác lúc nửa đêm

Pháp luật - 10 giờ trước

Qua quá trình theo dõi, lực lượng chức năng phát hiện nam thanh niên này thường đến khu vực thùng rác lúc nửa đêm mỗi khi về hoặc trước khi rời khỏi nhà...

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Công an quận Hồng Bàng (TP. Hải Phòng) vừa tổ chức khen thưởng 2 công dân đã dũng cảm giải cứu cụ bà 92 tuổi mắc kẹt trong vụ cháy nhà dân.

Top