Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Bỏ thi TN môn ngoại ngữ”: Tuyển bằng đầu vào Đại học

Thứ tư, 17:04 15/01/2014 | Xã hội

GiadinhNet - Nhiều ý kiến cho rằng nếu bỏ thi tốt nghiệp môn ngoại ngữ thì khi vào Đại học, thí sinh lại cần điều kiện này để được xét nhập trường.

Ngày 9/1, Bộ GD-ĐT đã công bố dự thảo mới nhất về đổi mới thi tốt nghiệp THPT. Theo đó, hạn chót nhận ý kiến cho phương án thi 2014 sẽ chốt vào ngày 20/1.

Khi đề xuất được đăng tải trên báo, hàng trăm độc giả đã gửi ý kiến phản hồi về vấn đề này cho giadinh.net.vn.
 
“Bỏ thi TN môn ngoại ngữ”: Tuyển bằng đầu vào Đại học 1
Ảnh minh họa

Ngoại ngữ - Người cần sẽ phải học

Phần đông độc giả đều cho rằng ngoại ngữ rất quan trọng và cần thiết cho tương lai của đất nước. Nếu bỏ thi ngoại ngữ thì sẽ là một thiệt thòi rất lớn cho thế hệ trẻ trong thời kỳ hội nhập. Độc giả LH hài hước: “Trong xã hội hiện nay để hội nhập, thế hệ 7x đã thiệt thòi nhiều không thể để 9x, 10x thua kém, ra đường gặp khách du lịch hỏi đường cũng chỉ biết cười trừ ( thật xấu hổ ).”

Đóng góp giải pháp cho đề xuất này, độc giả Nguyễn Viết Sơn nêu cao kiến: “Tôi cứ chơi trò cực đoan là: Muốn vào học ĐH thì trong hồ sơ nhập trường cứ phải có IELTS 5.0 trở lên. Điều này chắc chắn thúc đẩy hiệu quả dạy và học từ các trường PT, từ mỗi cá nhân học sinh. Lúc đó tự bản thân giáo viên sẽ biết phải nâng cao trình độ tất cả các kỹ năng và học sinh cũng vậy... Lúc đó không đưa ngoại ngữ vào thi tốt nghiệp cũng được.” Ý kiến này của độc giả Viết Sơn đã nhận được rất nhiều đồng thuận.

Cùng quan điểm, độc giả Hùng cho rằng: “Chỉ cần đưa ngoại ngữ vào điều kiện đầu vào của cấp ĐH hay là của công việc thì tự học sinh và gia đình sẽ có ý thức về việc học NN và trang bị đủ điều kiện cần. Còn bỏ thi NN để giảm tải môn thi cho học sinh, tránh kiểu học để phục vụ 1 kỳ thi, còn kiến thức thực tế và khả năng sử dụng thì không có.”

“Chiến lược phát triển của Việt Nam là đi tắt đón đầu, vậy cách thức của việc đi tắt đón đầu đó là gì, nếu không phải là học tập kinh nghiệm từ các nước đi trước? Phương tiện của việc đi tắt đón đầu là gì nếu không phải là ngoại ngữ?” – độc giả Phan Thị Thu Hằng gay gắt. “Nền Giáo dục và Khoa học công nghệ yếu lạc hậu kém phải đi sang các nước tiên tiến mà học hỏi thì lại bỏ ngoại ngữ thì học hỏi nỗi gì.”  - độc giả Trần Thị Kim Lan cùng nhận định.

Tại sao cứ phải thi thì mới học?

Tuy nhiên cũng có không ít độc giả đồng tình với đề xuất trên. Lý do mà họ đưa ra là học sinh học và thi ngoại ngữ chỉ để đối phó và chất lượng dạy và học ngoại ngữ ở Việt Nam chưa được đảm bảo.

Độc giả Nguyễn Cẩm Hà nêu quan điểm: “Hoàn toàn đồng ý với việc bỏ thi Tốt nghiệp môn ngoại ngữ. Nếu chỉ để thi tốt nghiệp thì sẽ lãng phí thời gian và tiền bạc. Học ngoại ngữ đòi hỏi phải có sự đam mê, có mục đích và cả năng khiếu nữa. Ngoại ngữ không phải là cứ cố mà học được. Học ngoại ngữ là không sử dụng sẽ bị mai một. Vậy học 12 năm ngoại ngữ để làm gì nếu chỉ để thi tốt nghiệp trong vài tiếng đồng hồ?”.

“Vấn đề không phải là cứ thi mà học tốt, nếu nói như vậy chẳng nhẽ các môn khác không quan trọng ? Nếu quan trọng chẳng nhẽ cũng phải thi hết thì học sinh mới học tốt. Việc học là học cả đời, học sinh thi xong tốt nghiệp khi học cao lên hoặc đi làm vẫn có thời gian trau dồi, nâng cao vốn ngoại ngữ của mình, quan trọng là ý thức và tinh thần học không mà thôi.” - anh Thắng thẳng thắn.

Đồng quan điểm, độc giả Thương cho rằng “ngoại ngữ là rất quan trọng trong mọi công việc, biết thêm một ngoại ngữ là sống thêm được nửa cuộc đời. Nhưng thử nghĩ xem, hệ thống giáo dục nước ta nói chung và giáo dục ngoại ngữ nói riêng rất nhiều vấn đề chưa giải quyết dược. Dạy ngoại ngữ tràn lan không có hệ thống từ Tiểu học đến phổ thông. Học rõ nhiều kể cả từ lớp 1 nhưng lên THCS lại phải học lại, lên THPT lại học lại lần nữa và lên ĐH lại ... học lại. Ra trường, khi đi kiếm việc lại .... học lại....”  Anh Thương có quan điểm rằng, nếu ngành nghề nào cần ngoại ngữ thì thi ngoại ngữ còn không thì coi đó như là môn tự chọn để giảm áp lực cho học sinh

Độc giả Phan Phương Đạt nhận định: “Tại sao cứ phải thi thì mới học? Bỏ thi ngoại ngữ không có nghĩa là cấm học ngoại ngữ, mà chuyển quyền lựa chọn và sự chủ động cho học sinh. Việc này cũng phù hợp chủ trương coi người học là trung tâm.”
 
Dù thi Tốt nghiệp sẽ được đổi mới thế nào thì vấn đề mà các em học sinh lớp 12 hiện nay mong muốn là Bộ GD-ĐT sẽ sớm đưa ra quyết định cuối cùng. Các em đang rất lo lắng và hoang mang về những thay đổi mới này trong khi kỳ thi Tốt nghiệp đang đến rất gần.
 
K.N
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin sáng 25/4: Từ 1/7/2024 nhiều lao động có thể được tăng lương 2 lần; 5 nhóm hành vi sẽ bị CSGT Hà Nội xử lý nghiêm dịp nghỉ lễ

Tin sáng 25/4: Từ 1/7/2024 nhiều lao động có thể được tăng lương 2 lần; 5 nhóm hành vi sẽ bị CSGT Hà Nội xử lý nghiêm dịp nghỉ lễ

Đời sống - 12 phút trước

GĐXH - Ngoài việc được tăng lương tối thiểu vùng, nhiều lao động có thể được tăng lương thêm do điều chỉnh tiền lương tối thiểu theo vùng kể từ 1/7; Trong dịp nghỉ lễ, CSGT sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vào 5 nhóm hành vi vi phạm...

CSGT Hà Nội sẽ xử lý nghiêm 5 nhóm hành vi vi phạm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

CSGT Hà Nội sẽ xử lý nghiêm 5 nhóm hành vi vi phạm dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Đời sống - 14 phút trước

Trong dịp nghỉ lễ, CSGT sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vào 5 nhóm hành vi vi phạm gồm nồng độ cồn, ma túy, chở hàng quá tải trọng, chạy quá tốc độ, vi phạm về làn đường, sử dụng giấy tờ giả.

Xe máy lao như tên bắn ở làn 120km/h cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Xe máy lao như tên bắn ở làn 120km/h cao tốc Hà Nội - Hải Phòng

Thời sự - 15 phút trước

Camera giám sát ghi lại hình ảnh xe máy phi như tên bắn ở làn 120km/h trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Hiện chưa xác định được người điều khiển phương tiện.

15 thí sinh bị đình chỉ sau 3 đợt thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN

15 thí sinh bị đình chỉ sau 3 đợt thi Đánh giá năng lực của ĐHQGHN

Giáo dục - 27 phút trước

Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, sau 3 đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của năm 2024 (tổ chức trong tháng 3 và 4), đã có 15 thí sinh bị đình chỉ thi vì vi phạm quy chế.

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện một đôi dép, chiếc áo, điện thoại và một nhẫn cưới do nạn nhân để lại.

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

Giáo dục - 10 giờ trước

Ngày 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM có văn bản chấn chỉnh hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo sau vụ bạo hành tại Lớp Mẫu giáo Tí Bo.

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Thời sự - 11 giờ trước

GDXH - Trận mưa đá lớn ở xã Lóng Luông và Xuân Nha, huyện Vân Hồ, Sơn La bao phủ đồi núi, ruộng nương gây thiệt hại nặng.

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng của Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Top