Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bí ẩn Hà Châu đại lực sĩ: Kỳ án “lu bể”...

Thứ bảy, 19:17 17/09/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Sau chuyến lưu diễn ở Italia năm 1991, Hà sư phụ lâm cảnh túng thiếu cùng quẫn vì bị quỵt tiền thù lao. Nhắc đến chuyện này, ông cười méo xẹo: “Tại lu bể đó mà”.

 
Trước sinh nhật lần thứ 86 của võ sư đại lực sĩ Hà Châu (19/8/2011) khoảng 1 tuần, chúng tôi xin phép gặp ông để tiếp tục câu chuyện vẫn còn dở dang. Lần gặp này không có võ sư Lý. Khi chúng tôi đến thăm Hà sư phụ tại ngôi nhà nằm lẻ loi trong khu vực đang giải tỏa, thì ông không có nhà.
 
Một phụ nữ đứng tuổi đón chúng tôi: “Ông đang ngồi chờ ở quán cà phê đầu hẻm”. Chúng tôi hỏi thăm mới biết người phụ nữ đó là phu nhân của Hà sư phụ. Hà phu nhân nói, 5 ngày nữa là phải dọn nhà theo lệnh của chính quyền và bà đã tìm thuê được một căn nhà trong hẻm nhỏ đường Trần Não (Quận 2, TPHCM).
 
Chúng tôi theo hướng dẫn của Hà phu nhân, vòng ngược trở lại đầu hẻm khu phố 6 phường An Khánh. Hà sư phụ đưa tay ngoắc chúng tôi: “Ở đây nè”.

Ấm ức 20 năm
 
Ngày xưa hơn 15 năm ông luyện võ chẳng phải lo đồng nào vì được thân phụ “bao cấp”. Ngày nay mấy ai “hy sinh” tiền bạc và công sức để theo đuổi nghiệp võ.
Hậu duệ Hồng Gia phái liệu có mấy ai lập được đại nghiệp như chưởng môn Hà Châu? Đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, Hà sư phụ vẫn canh cánh nỗi lo người kế nhiệm. Nói đến nỗi lo này, Hà sư phụ nhăn cả trán, mắt nhìn xa xăm vào những tòa nhà đang đập dở…
Bởi lần gặp trước đã có lời hẹn nên chúng tôi đi thẳng vào vấn đề ngay: “Thầy, hồi đi Italia lưu diễn, lúc về nước thầy lại lâm cảnh...”. Chúng tôi vừa nói đến đây thì ông cắt lời, miệng cười hóm hỉnh: “Cảnh nợ nần chứ gì? Bởi vì đi nước ngoài lưu diễn thù lao rất cao. Tôi nói với các học trò của mình tiền là nước, chuyến này đi thầy trò ta phải mang lu mà hứng nước. Ai ngờ “lu bể” nên lúc về chẳng có một xu dính túi”.
 
“Thế hà cớ làm sao lại không có thù lao vậy thầy?” - Chúng tôi thắc mắc. Hà sư phụ nhìn ly trà, đăm chiêu một chút rồi thủng thẳng: “Năm 1991 có một người Việt ở hải ngoại muốn mời tôi qua Italia vừa biểu diễn vừa giảng dạy võ thuật. Sau này tôi mới biết nhân vật này là võ sư Bảo Lang. Hồi đó thông tin hãy còn hạn chế lắm lên ông Bảo Lang không có cách chi liên hệ trực tiếp với tôi được. Vậy là ông võ sư này liên hệ với Sở TDTT TPHCM, lúc đó ông Lê Bửu làm Giám đốc Sở. Hai bên làm việc với nhau, sau đó liên hệ với tôi, bảo rằng đi lưu diễn và giảng dạy hơn 1 tháng. Tôi đồng ý”.

Hà sư phụ nhấp ngụm trà, có vẻ câu chuyện buồn khiến miệng ông khô đắng. “Tôi nhớ chuyến đi đó có khoảng 4 - 5 người, có học trò của tôi, có học trò của võ đường khác và có cả ông Lê Bửu đi cùng.
 
Chuyến lưu diễn thành công lắm, đi qua nhiều miền của nước Italia. Ngặt cái, hồi đó trước khi đi, tôi với học trò phải chuẩn bị đồ nghề biểu diễn, mình mượn tiền làm mới hết cả, lại qua Italia còn mua quà cáp này nọ về tặng vợ con. Cũng tiền mượn cả vì đinh ninh có số tiền thù lao khá lớn mà.
 
Trong một buổi trò chuyện với võ sư Bảo Lang, tôi biết được số tiền hai bên hợp đồng cho chuyến lưu diễn là hơn 20.000 USD. Khốn nỗi khi về đến nhà, chờ hoài, đợi hoài mà chẳng thấy tiền đâu, mà cũng chẳng thấy ai có trách nhiệm đến để mà hỏi cho ra lẽ”.

Tính hài hước dí dỏm của Hà sư phụ thật hết chỗ nói. Chuyện ấm ức như thế nhưng ông chỉ đúc kết có một câu “lu bể” rồi tự cười, tự chấp nhận để rồi tự khắc phục hậu quả của chuyến lưu diễn thành công về chuyên môn nhưng thất bại về tài chính.
 
Vào thời điểm đó, Hà sư phụ và gia đình vẫn ở nhà thuê. Ông đi hơn 1 tháng về không đồng xu dính túi, mọi chi phí sinh hoạt trong gia đình đều phải vay mượn cả. Đến nỗi suýt chút nữa gia đình ông phải ra đường vì không có tiền đóng tiền thuê nhà. Trời thương chẳng nỡ hại người hiền, một học trò sống ở hải ngoại nghe đồng môn trong nước thông báo hoàn cảnh của thầy bèn ra tay tương trợ, nhờ vậy mà Hà sư phụ mới vượt được cửa ải “lu bể tiền trôi”.
 
Hà sư phụ chế tạo binh khí và thiết bị luyện công
Nghiên cứu chế tạo tại xưởng binh khí.
Thiết bị tập công phu “Thiên cân trụy” do Hà sư phụ chế tạo.
 
Thoái ẩn giang hồ
 

“Thế từ đó đến giờ, cũng 20 năm rồi còn gì, thầy chẳng gặp được người nào để hỏi sao?”- Hà sư phụ cười méo xẹo: “Chẳng gặp được, chắc họ ngại. Cho tới bây giờ tôi cũng chẳng biết số tiền hơn 20.000USD là có thật hay không, mà nếu có thì vì lẽ gì lại không đến tay tôi. Đành chịu mà tự an ủi mình là “lu bể” thật rồi”!

Sau cuộc “khủng hoảng tài chính” năm 1991, võ sư đại lực sĩ Hà Châu đâm nản lòng, ông không còn hào hứng với các màn biểu diễn võ thuật và nội lực nữa. “Võ nghiệp vinh danh tôi nhưng không nuôi nổi tôi” - Hà sư phụ nói khi nhớ về một giai đoạn khốn khó trong cuộc sống.
 
Ông gần như sống ẩn dật suốt những năm sau đó, chỉ có những đệ tử thân cận mới biết nơi ông ở. Đến năm 1997, ông chính thức tuyên bố “rửa tay gác kiếm”. Song võ nghiệp vẫn bám riết lấy ông như hình với bóng.

Hơn 10 năm sau, Hà sư phụ có cuộc gặp lạ lùng với võ sư người Pháp Philippe Gaudin - Giám đốc Điều hành khu vực châu Á của Công ty dịch vụ bảo vệ Viễn Đông. Do công việc, Philippe phải đi đến nhiều quốc gia trên thế giới, đồng thời tiếp xúc nhiều với giới võ thuật tại những quốc gia này. Đi đến đâu võ sư người Pháp này cũng nghe nhắc đến võ sư Hà Châu. Thế là Philippe quyết tâm tìm gặp Hà sư phụ.
 
Năm 1988, thầy “ta” gặp trò “Tây”. Philippe kính nể Hà sư phụ bởi công phu và kiến thức võ thuật uyên thâm. Hà sư phụ mến tài chàng võ sư “tây” đam mê võ thuật. “Tôi không dám nhận Philippe là học trò bởi cậu ấy đã là một võ sư trước khi gặp tôi rồi. Tôi chỉ hướng dẫn và chỉ điểm thêm một số điều liên quan đến võ thuật mà thôi” - Hà sư phụ bộc bạch.
 
Philippe - võ sư “tây” mê đắm thầy “ta”.
 
Mặc dù Hà sư phụ khiêm tốn nói vậy nhưng trên thực tế chàng võ sư người Pháp vẫn tôn lão võ sư Hà Châu làm thầy. Philippe thuê cả biệt thự tại quận 2, dành một khu vực riêng biệt cho thầy mở xưởng chế tạo binh khí, đồng thời biến ngôi nhà thành võ đường mang tên Hà Châu để thầy lui tới, lại lập hẳn một trang web giới thiệu Hồng Gia quyền Hà Châu.
 
Hàng ngày, Hà sư phụ vẫn miệt mài chế tạo binh khí và thiết bị hỗ trợ việc luyện tập công phu. Nhờ những thiết bị “không đụng hàng” được phát minh bởi óc sáng tạo và bàn tay khéo léo của Hà sư phụ mà nhiều môn sinh của ông cũng đạt được 4-5 “thành công lực”. “Philipe có thể chịu được 5 - 6 tấn rồi. Còn Lý (võ sư Lý, một trong những học trò hiện đang gần gũi với Hà sư phụ) cũng tầm tầm đó” - Lão võ sư nheo nheo mắt ước đoán.
 
Võ sư Lý tập tay với thiết bị do thầy sáng tạo
 
Nỗi lo cuối đời

Nếu như người bình thường luôn phải lo lắng chuyện “sinh-lão-bệnh-tử” thì Hà sư phụ chỉ lo đúng một điều là “tử”. Bởi như những cao thủ trong truyện kiếm hiệp đạt đến võ công thượng thừa thì “bách độc bất xâm”, từ khi luyện võ đến nay ông chưa hề biết nhức đầu sổ mũi là gì. “Từ khi luyện võ đến giờ tôi chưa chưa phải uống thuốc gì để chữa bệnh cả, có lẽ nhờ luyện tập nội lực nhiều quá” - Hà sư phụ tự hào.
 
Chỉ một lần duy nhất ông phải vào bệnh viện là tai nạn giao thông cách đây vài năm. Tại nạn này khiến gia đình Hà sư phụ phải bán hết nửa căn nhà để chạy chữa cho ông. Cũng chính vì vậy mà khi chính quyền tiến hành đền bù giải tỏa mặt bằng xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, số tiền đền bù cho gia đình ông chẳng đủ để mua căn nhà khác.
 
“Ít bữa nữa mấy anh em đồng môn của Lý sẽ làm sinh nhật cho tôi ở căn nhà mới thuê, anh đến chơi nhé”. Chúng tôi hãnh diện gật đầu, được Hà sư phụ mở lời thì còn gì bằng. Vui đó nhưng chúng tôi cũng chợt buồn đó, thương ông đến cuối đời lại chưa được an cư, 86 tuổi vẫn còn lo thuê với trọ.
 
Ngôi nhà vừa bị giải tỏa của lão võ sư đại lực sĩ Hà Châu.
 
Trước lúc chia tay ra về, Hà sư phụ rút túi áo trên đưa chúng tôi danh thiếp. Dưới dòng chữ Hà Châu là “Chưởng môn Thiếu lâm Hồng Gia”. Ông trầm ngâm: “Đây mới là nỗi lo cuối đời của tôi đây. Năm nay tôi đã 86 tuổi rồi, sống nay chết may mà đến giờ vẫn chưa tìm được người truyền thụ hết thập bát ban võ nghệ, binh khí, quyền cước, cả chức Chưởng môn này nữa. Nếu làm chưa được việc này là tôi có lỗi với tổ sư gia lắm”.
 
Chúng tôi lấy làm lạ vô cùng, phải chăng chưa có người nào có đủ tài đức lọt vào “mắt xanh” Hà sư phụ? Chúng tôi nêu thắc mắc trên thì ông chỉ cười, một nụ cười u uẩn: “Người tài đức thì cũng có nhưng vấn đề nằm ở chỗ khác. Này nhé, ngày xưa tôi dùng 30 lít rượu và thuốc ngâm tay chân bổ trợ việc tập luyện, chỉ trong 15 ngày là bỏ đi, làm thang khác và ngâm suốt như thế. Nay cũng 30 lít rượu và thuốc nhưng mọi người phải kéo dài ngày ngâm hơn, đến 25 ngày, dĩ nhiên là chất lượng thuốc có giảm. Ấy vậy mà còn chịu không nổi chi phí đấy”.
 
Chúng tôi tròn mắt nhìn, Hà sư phụ cười cười: “30 lít rượu và thuốc ấy giá hiện giờ là 3,5 triệu đồng đấy. Thời buổi này, có mấy ai vừa có đam mê và khả năng võ thuật, vừa có khả năng tài chính để theo đuổi luyện tập đến nơi đến chốn, duy trì và phát huy được võ học bản phái”?.
 
Đến cuối đời, một cao thủ như võ sư Hà Châu với biết bao tuyệt kỹ công phu, lại được Philippe, một thanh niên người Pháp lĩnh giáo và xin làm môn đệ. Philippe đã chọn Việt Nam là quê hương thứ hai để tầm sư học võ.
5 tuổi là môn đồ của karate rồi judo, miệt mài đến năm 12 tuổi, dường như Philippe vẫn chưa thỏa mãn. Nghe lời anh bạn người Hoa, Philippe sang Trung Quốc tầm sư học võ.
Sự đam mê của cậu bé 12 tuổi không được cha mẹ đồng ý, vì muốn con mình lo học chữ. Thấy Philippe buồn, ông nội thương lén mua vé máy bay cho cháu sang Trung Quốc, để anh đến được thiên đường võ học của mình.
Qua đến Trung Quốc, không có nghĩa là Philippe được học võ ngay. Anh phải tìm cách tham gia các cuộc thi võ từ cấp thấp đến cao. Chính nhờ những chiến thắng thuyết phục tại đại hội võ thuật, anh được nhận học võ miễn phí.
Từ đó mỗi năm 3-4 lần, anh đều sang Trung Quốc dự khóa bồi dưỡng nâng cao. Thấy anh quá say mê tập luyện, nhất là màn biểu diễn nội công, thày dạy võ kể cho Philippe nghe về một vị võ sư nổi tiếng tại Việt Nam tên Hà Châu.
Anh tìm đến Việt Nam 2 lần, lần thứ nhất du lịch, lần thứ hai (năm 2001) thì anh quyết định chọn nơi đây là quê hương thứ hai của mình. Philippe quyết tìm được bậc chân sư Hà Châu.
Nhưng thời gian này võ sư Hà Châu "gác kiếm", nên việc tìm ra tung tích thày không dễ dàng. tuy vậy, Philippe không bỏ cuộc, anh cùng người bạn đi khắp khu vực Thủ Thiêm để tìm cho ra vị võ sư tên Hà Châu.
Được gặp, nghe và thấy những điều thầy nói về võ học, Philippe bị cuốn hút. Tuần ba buổi, người dân khu vực Thủ Thiêm cứ thấy một ông già tóc bạc phơ và một anh Tây đầu "trọc lóc" mạn đàm về võ công ở quán cà phê đầu hẻm. Mãi gần một năm sau, Philippe mới dám xin thày được gia nhập sư môn Hồng Gia - Hà Châu.
Vốn thích nghe nhạc Việt Nam, nhất là dân ca do Hương Lan, Phi Nhung, Cẩm Ly hát, cả nhạc của Trịnh Công Sơn nên những lúc "nhàn rỗi" anh được mời hộ tống cho vợ chồng nữ ca sĩ Luyn và Công Thành trong những chuyến lưu diễn vòng quanh nước Pháp.
Qua đó, anh biết khá nhiều nghệ sĩ Việt Nam ở hải ngoại. Các nghệ sĩ giới thiệu với nhau, sẵn "máu" mê nghệ sĩ nên anh đã nhận lời làm vệ sĩ cho các các nghệ sĩ Phi Nhung, Như Quỳnh... trong những chuyến lưu diễn Thụy Sĩ, Đức, Bỉ, Pháp...

Bài và ảnh: Đỗ Bá

baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Pháp luật - 2 giờ trước

Không ít vụ xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian qua xảy ra khi nạn nhân chưa đầy 16 tuổi. Đa số thủ phạm đều là những “gương mặt thân quen” như hàng xóm, cha dượng, người thân trong gia đình…

Hai đợt gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc có mưa rét?

Hai đợt gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc có mưa rét?

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới thời tiết ở miền Bắc sẽ dịu hơn do có hai đợt không khí lạnh tràn về. Trời có thể có mưa, nhiệt độ cao nhất trong ngày sẽ ở mức hơn 30 độ.

Nghi vấn thiếu nữ 15 tuổi bị sát hại rồi chôn lấp thi thể trong vườn chuối

Nghi vấn thiếu nữ 15 tuổi bị sát hại rồi chôn lấp thi thể trong vườn chuối

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng TP. Hải Phòng và huyện An Dương đang phối hợp tiến hành xác minh điều tra làm rõ vụ án mạng khiến một thiếu nữ 15 tuổi tử vong. Đáng chú ý, thi thể của nạn nhân được chôn lấp tại khu vực vườn chuối...

Tin sáng 20/4: Cận cảnh voi rừng 'bẻ' cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cha già bật khóc khi tìm được con trai thất lạc 43 năm

Tin sáng 20/4: Cận cảnh voi rừng 'bẻ' cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cha già bật khóc khi tìm được con trai thất lạc 43 năm

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Clip ghi lại cảnh voi rừng ở Đồng Nai bẻ cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cụ ông 87 tuổi ở Quảng Bình đã được kết nối, nói chuyện với người con trai thất lạc cách đây 43 năm qua ứng dụng video.

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 12 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 16 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Top