Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Bệnh thành tích" nằm trong đề thi THPT ?

Thứ sáu, 07:55 08/06/2007 | Xã hội

Giadinh.net - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2007 đã khép lại. Tuy nhiên, vẫn còn vấn đề cần giải quyết khi mà dư luận đặt câu hỏi tại sao đề thi năm nay, nhất là môn Toán, lại dễ đến vậy. Dưới đây là bài viết của nhà giáo Văn Như Cương xung quanh chuyện đề thi.

Thế là một kỳ thi tốt nghiệp THPT đã kết thúc với sự thở phào nhẹ nhõm của mọi người liên quan, từ các em học sinh và cha mẹ các em đến các thầy cô giáo và các nhà quản lý giáo dục. Trước kỳ thi là một không khí hết sức căng thẳng, trong tâm trạng chờ đợi một kết quả thấp hơn nhiều so với các năm trước.

Các thầy cô giáo là những người nắm vững thực lực học trò của mình, đã đưa ra những dự đoán tương đối thống nhất rằng, có lẽ phải chấp nhận một tỷ lệ tốt nghiệp khoảng 50 - 60% (trên toàn quốc)... Các nhà quản lý thì nói rằng, có đau mấy cũng phải chấp nhận, phải chịu đau đớn để mà tiến lên... Nhưng bây giờ thì khác rồi! Con số tốt nghiệp sẽ vẫn cao vời vợi, có lẽ sẽ không khác các năm trước bao nhiêu!

Có thể nói, việc chống gian lận trong kỳ thi vừa qua đã đạt được những kết quả nhất định và đó là một thành công lớn. Tính nghiêm túc đã được tăng cường. Tình trạng lộn xộn đã không xảy ra, ít nhất là ở vòng ngoài. Số thí sinh bị lập biên bản tăng gấp 10 lần năm ngoái, chứng tỏ vòng trong (khâu giám thị) cũng đã làm nghiêm hơn trước. Hơn 6.000 thanh tra ủy quyền của Bộ GD&ĐT đã góp phần đắc lực trong việc hạn chế sự gian lận của thí sinh và lòng “thương học trò” không đúng lúc của các giám thị địa phương...

Tuy nhiên, bài viết này muốn đề cập một vấn đề thứ hai mà ít người nói đến. Đó là việc nói “không” với “bệnh thành tích” được thể hiện như thế nào qua cuộc thi?

Mọi người đều biết rằng, trong bất cứ kỳ thi nào cũng vậy, đề thi dễ thì nhiều người đỗ, đề thi khó (vẫn nằm trong chương trình) thì nhiều người trượt. Một thầy giáo ra đề kiểm tra cho lớp mình dạy, nếu có trên 60% học sinh bị điểm kém, thì thầy có quyền huỷ bỏ bài kiểm tra đó và cho học sinh làm lại bài khác. Thầy sẽ ra bài dễ hơn, và thầy muốn bao nhiêu phần trăm trên trung bình mà chả được!

Cái bệnh “thành tích” trong giáo dục mà chúng ta đang lên án, được thể hiện rất rõ trong khâu ra đề thi.

Đề thi năm nay theo dư luận chung là dễ, thậm chí là quá dễ. Tôi chỉ xin có một vài nhận xét về đề thi môn Toán, chứ không dám bàn đến đề thi các môn còn lại, vì không phải chuyên môn của mình. Quả thật, tôi hết sức bất ngờ trước một đề thi dễ và ngắn đến mức khó tin như vậy.

Đề thi Toán quy định là làm trong 150 phút, nhưng có khá nhiều thí sinh làm trong khoảng 30 - 40 phút là xong. Tôi nói “khá nhiều” mà không nói chính xác được là bao nhiêu phần trăm (điều này sẽ biết khi kết quả thi được công bố). Tuy nhiên, theo sự tìm hiểu của tôi đối với một số trường thì con số ấy là “khá nhiều”, và thậm chí là “nhiều”.

Tôi được biết, một điểm trong “quy chế ra đề thi” là phải phù hợp với thời gian làm đề thi. Tôi cho rằng, đề thi môn Toán năm nay chỉ nên cho làm 90 phút mà thôi.

Nhiều câu trong đề thi dễ đến mức, các thầy giáo cũng không ra một câu hỏi như vậy trong bài kiểm tra 15 phút. Ví dụ câu 4 (đề toán không phân ban) có nội dung thực chất là như sau: Cho biết giá trị a2 và b2 trong phương trình chính tắc của elíp và đòi hỏi thí sinh phải tính các giá trị 2a, 2b  a2 b2 và. Câu này được tối đa là 1,5 điểm. Để lấy được số điểm đó, hầu hết học sinh chỉ cần 1 - 2 phút là cùng, trong khi thời gian dành cho nó có thể lên đến 22 phút.

Ví dụ thứ hai là câu 4 (đề chung cho phân ban) có nguyên văn như sau: “Cho hình chóp tam giác S.ABC có đáy ABC là tam giác vuông tại đỉnh B, cạnh bên SA vuông góc với đáy. Biết SA=AB=BC=a. Tính thể tích khối chóp S.ABC”. Để làm được câu này, thí sinh phải biết được hai điều (mà chắc chắn rằng ai cũng biết): Một là biết tính diện tích tam giác vuông cân có cạnh góc vuông bằng a, thứ hai là biết tính thể tích hình chóp bằng cách lấy diện tích đáy nhân với chiều cao rồi chia ba. Đáp án của câu này chỉ dài nửa dòng, ngắn hơn nhiều so với nội dung bài ra. Để kiếm được 1,5 điểm cho câu này, thí sinh chỉ cần tối đa là 2 phút.

Có rất nhiều thầy giáo giám thị nói rằng, không thấy học sinh xin thêm giấy làm bài môn Toán. Bởi một lẽ đơn giản là, bài giải đầy đủ của bài toán (phân ban hoặc không phân ban) chỉ trình bày trong một trang giấy làm bài là đủ. Như vậy, bài làm chỉ dài gấp rưỡi đề thi mà thôi. Chắc không phải vì chủ trương tiết kiệm giấy, mà người ta ra đề thi như vậy!

Một điểm nữa trong quy chế ra đề thi là phải phân loại được trình độ học sinh. Tôi cho rằng đề thi toán năm nay không đạt được tiêu chí đó, vì ngay cả học sinh trung bình khá cũng có thể đạt điểm 10, chứ chưa nói đến học sinh khá và giỏi.

Người ta thường chờ đợi câu thứ 5 trong đề thi là câu tương đối khó và dùng để phân loại học sinh. Nhưng đề thi năm nay không làm như vậy. Để làm được câu 5 (đề không phân ban), học sinh chỉ cần biết: Công thức của tổ hợp, quy đồng mẫu số và giải phương trình bậc nhất đơn giản, ngoài ra không cần đòi hỏi một suy luận nào hết.

Cũng khá ngạc nhiên là trong cả hai đề thi môn Toán không có câu hỏi nào yêu cầu phải chứng minh, mà toàn bộ các câu hỏi chỉ yêu cầu tính toán. Phải chăng, đó là dụng ý để từ nay vấn đề chứng minh không phải là một yêu cầu cần có của môn Toán?

Ngoài ra, cũng thật khá buồn cười khi nhiều câu hỏi tính toán mà không cần “tính toán” gì hết. Chẳng hạn, câu viết phương trình tiếp tuyến của đồ thị tại điểm cực đại (phần 2, câu 1, đề phân ban), vì học sinh nào cũng phải biết rằng tại điểm cực đại, giá trị đạo hàm bằng 0 nên tiếp tuyến phải song song với trục hoành. Câu hỏi về giải phương trình bậc hai trên tập số phức (câu 3, phân ban, 1,5 điểm) cũng gây ngạc nhiên không kém, vì hình như nó chỉ có mục đích duy nhất là kiểm tra xem học sinh có biết rằng căn bậc hai của số âm -3 là i  3 hay không mà thôi! Biết được điều đó, xem như kiếm được 1,5 điểm.

Có thể nói, nhiều câu trong cả hai đề thi môn Toán (phân ban và không phân ban) chỉ đáng là một câu hỏi trắc nghiệm khách quan và do đó chỉ đáng nhận 0,25 điểm và với thời gian làm tối đa là 1 - 2 phút.

Tôi rất băn khoăn khi tự đặt ra cho mình một số câu hỏi, vì tôi cố tìm ra câu trả lời hợp lý mà không được. Để kết thúc bài viết này, tôi xin nêu ra đây các câu hỏi đó:

- Tại sao đề thi môn Toán năm nay lại dễ đến mức như vậy?

- So với đề thi môn Toán năm ngoái thì mức độ khó, dễ chênh nhau đến “một trời một vực”. Thế mà năm ngoái chúng ta đã tổng kết rằng, đề thi môn Toán rất phù hợp với yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa, không ra ngoài chương trình, không đánh đố học sinh. Vậy năm nay chúng ta sẽ đánh giá đề thi ra sao?

- Có phải vì sợ rằng nếu thi nghiêm túc, không gian lận thì kết quả rất thấp nên ta cố gắng ra đề dễ để nâng kết quả lên chút ít hay không?

- Phải chăng từ nay, đề thi môn Toán tốt nghiệp sẽ tương tự như năm nay? Và nếu vậy, thì phải chăng thầy cứ dạy sao cho trò làm được 5 câu “dễ ợt” như năm nay, là hoàn thành nhiệm vụ của mình?

- Chủ trương ra đề dễ có phải là “bệnh thành tích” hay không?

Văn Như Cương

giang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Loạt vụ xâm hại khiến trẻ mang thai: Bất ngờ với thủ phạm

Pháp luật - 1 giờ trước

Không ít vụ xâm hại tình dục trẻ em trong thời gian qua xảy ra khi nạn nhân chưa đầy 16 tuổi. Đa số thủ phạm đều là những “gương mặt thân quen” như hàng xóm, cha dượng, người thân trong gia đình…

Hai đợt gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc có mưa rét?

Hai đợt gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc có mưa rét?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, tuần tới thời tiết ở miền Bắc sẽ dịu hơn do có hai đợt không khí lạnh tràn về. Trời có thể có mưa, nhiệt độ cao nhất trong ngày sẽ ở mức hơn 30 độ.

Nghi vấn thiếu nữ 15 tuổi bị sát hại rồi chôn lấp thi thể trong vườn chuối

Nghi vấn thiếu nữ 15 tuổi bị sát hại rồi chôn lấp thi thể trong vườn chuối

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng TP. Hải Phòng và huyện An Dương đang phối hợp tiến hành xác minh điều tra làm rõ vụ án mạng khiến một thiếu nữ 15 tuổi tử vong. Đáng chú ý, thi thể của nạn nhân được chôn lấp tại khu vực vườn chuối...

Tin sáng 20/4: Cận cảnh voi rừng 'bẻ' cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cha già bật khóc khi tìm được con trai thất lạc 43 năm

Tin sáng 20/4: Cận cảnh voi rừng 'bẻ' cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cha già bật khóc khi tìm được con trai thất lạc 43 năm

Xã hội - 2 giờ trước

GĐXH - Clip ghi lại cảnh voi rừng ở Đồng Nai bẻ cây làm cầu vượt để thoát qua hàng rào điện; cụ ông 87 tuổi ở Quảng Bình đã được kết nối, nói chuyện với người con trai thất lạc cách đây 43 năm qua ứng dụng video.

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Hải Dương: Xe ô tô con bất ngờ lao xuống sông Sặt, tài xế tử vong

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Khi chạy tới cổng tỉnh ủy Hải Dương, xe ô tô do ông H. điều khiển bất ngờ lao qua vỉa hè rơi xuống sông Sặt khiến tài xế tử vong.

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Phát hiện một cửa hàng bán vàng giả nhãn hiệu Chanel

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Cửa hàng kinh doanh vàng giả nhãn hiệu Chanel tại huyện Diễn Châu (Nghệ An) vừa bị lực lượng chức năng lập biên bản đề nghị xử phạt số tiền 85 triệu đồng.

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Bắt giữ nhóm đối tượng lừa kết hôn với người Trung Quốc để chiếm đoạt quà sính lễ

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Với thủ đoạn tinh vi, nhóm đối tượng đã tạo dựng màn kịch lừa kết hôn với người Trung Quốc để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Hình ảnh 'kinh hoàng' tại các chợ tự phát ở Hà Nội

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Chợ tự phát (chợ cóc, chợ tạm) đang mọc lên dày hơn ở nhiều khu đông dân cư tại các đường phố Hà Nội. Con đường nơi có chợ cóc họp thường xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân xung quanh.

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Hà Nội: Tuyến buýt nhanh BRT hoạt động ra sao trước ngày bị "khai tử"

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Mặc dù được đầu tư hơn 1 nghìn tỉ đồng, thế nhưng sau nhiều năm hoạt động, tuyến xe buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về giảm thiểu ùn tắc. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có đề xuất "khai tử" tuyến buýt nhanh BRT để thay bằng đường sắt đô thị.

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Đau lòng hai chị em ruột bị đuối nước thương tâm trong ngày nghỉ lễ

Xã hội - 16 giờ trước

GĐXH - Ra đầm nuôi trồng thủy sản của người thân chơi, thấy em bị ngã xuống nước, chị gái đã lao xuống cứu em. Do không biết bơi, cả 2 chị em cháu D. bị đuối nước.

Top