Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Bão melamine" xô nghiêng Ba Vì

Thứ sáu, 08:15 03/10/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Trong khi người dân miền Trung vừa thoát khỏi những trận cuồng phong do bão số 7 gây ra thì tại vùng chăn nuôi bò sữa Ba Vì, Hà Nội, người nông dân đang tả tơi với “cơn bão melamine”.

> 274 sản phẩm sữa không nhiễm melamine
>
Thay thế sữa bột bằng sữa đậu nành

“Cơn bão melamine” có sức tàn phá không kém phần dữ dội, cho dù nơi đây cách xa “tâm bão” cả ngàn kilômét.

Ba Vì chao đảo vì "bão sữa"

Những sự vụ lùm xùm về sữa Trung Quốc có chứa chất melamine gây sạn thận ở trẻ em đã khiến người tiêu dùng lo lắng với tất cả các loại sữa, kể cả ngoại lẫn nội.

Khi thị trường trong nước có những phản ứng đầu tiên về các sản phẩm sữa, chúng tôi đã tìm về Ba Vì - Hà Nội, nơi được coi là nguồn nguyên liệu chính cho không ít nhà máy sữa tại miền Bắc.

Dọc hai bên con đường dẫn vào các khu du lịch ở vùng núi Ba Vì vẫn là vô số các biển hiệu lớn, nhỏ về đặc sản sữa tươi và các sản phẩm chế biến từ sữa. Nhưng không khí mua bán ở các cửa hàng đã mất hẳn sự nhộn nhịp như trước. Những hàng ghế sắp dài vắng tanh. Không ít cửa hàng vẫn đóng cửa im lìm cho dù trời đã gần trưa.

Tại quán bán đặc sản sữa bò ở xã Tản Lĩnh, Ba Vì, chị Yến chủ cửa hàng cho biết, từ ngày những thông tin về sữa có chất melamine xuất hiện trên thị trường Việt Nam, tình hình buôn bán của tất cả các cửa hàng ở đây đều ế ẩm, đì đẹt. Bình thường, trước đây mỗi ngày bán được cả trăm cân, cá biệt có hôm xuất cả tấn sữa, vậy mà giờ đây có ngày chẳng có ai ghé hỏi mua chứ đừng nói bán.

Ngày 30/9, tại Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì (xã Tản Lĩnh, Ba Vì) ông Tăng Xuân Lưu, Phó giám đốc, cho biết trung tâm đang bàn giao cho bà con và các hợp tác xã chăn nuôi hơn 1.200 con bò sữa. Số bò này bà con nông dân được trung tâm bàn giao cho nuôi miễn phí, ngoài ra còn được hỗ trợ về công tác thú ý và bao tiêu đầu ra cho sữa. Mỗi ngày các trạm thu mua của trung tâm mua từ 3,5 đến 4 tấn sữa cho bà con. Số sữa này ngay sau đó được xử lý thanh trùng rồi bán lại cho các công ty sữa theo hợp đồng đã kí.

Ông Lưu cho biết, công tác thu mua sữa của nông dân và việc bán cho các công ty vẫn diễn ra bình thường, bởi các mẫu sữa của Ba Vì được Công ty sữa Quốc tế mua về được Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Y tế kiểm định và kết luận không có chất melamine. Tuy nhiên, sau việc kiểm tra của các cơ quan chức năng và bộ ngành thì các công ty mua sữa có quy định nghiêm ngặt hơn các tiêu chuẩn về sữa đạt chất lượng.

Ông Lưu chưa kịp dứt lời thì phòng kinh doanh của Trung tâm báo về: Hà Nội Milk trong ngày hôm nay chỉ nhập được tối đa 50% lượng sữa hàng ngày bình thường vẫn nhập, còn Công ty cổ phần sữa Quốc tế cũng chỉ cố gắng đảm bảo mức thu mua như mọi ngày. Một không khí căng thẳng bao trùm lên tất cả những ai có mặt tại phòng của Phó giám đốc Tăng Xuân Lưu.

Ông Thám, Trưởng phòng kinh doanh, hốt hoảng khi các công ty sữa gọi điện thông báo giảm số lượng thu mua. Ảnh: C.T
Ông Phạm Quốc Thám, Trưởng phòng kinh doanh đổi sắc mặt miệng lắp bắp: “Chết! chết! Làm sao bây giờ?”. Theo ông Thám, sức chứa của trạm thu mua mà ông trực tiếp quản lý tối đa cũng chỉ được 5 đến 6 tấn, mỗi ngày mua của bà con 4 tấn, nhập không hết thì chỉ vài ngày là sữa đầy kho. Còn bò thì vẫn cho ra sữa bình thường, bà con không nhập được cho trung tâm thì không biết đổ đi đâu.

Vắt sữa cho... bò uống

Khi thông tin về hạn chế thu mua sữa của các công ty sữa vượt ra khỏi phạm vi trung tâm, đến các hộ dân, chúng tôi đã tìm đến và ghi nhận những lo lắng của họ. Không có những trận mưa giông, gió giật nhưng hiện tại cuộc sống của hàng nghìn hộ nông dân tại đây cũng chao đảo, nghiêng ngả không khác gì vùng bão quần. Hàng nghìn hộ nông dân Ba Vì lâu nay sống nhờ vào tiền bán bò sữa giống, sữa bò và các sản phẩm chế biến từ sữa cho các nhà máy chế biến, sản xuất sữa và khách du lịch.

Hiện tại huyện Ba Vì có 3.600 con, chiếm 50% tổng số bò sữa toàn Hà Nội. Trong đó, 50% là bò đực và bê con. Trung bình mỗi ngày một bò sữa cái cho sản lượng sữa là 12 kg, một ngày đàn bò của toàn huyện cung cấp không dưới 21 tấn sữa tươi ra thị trường. Với mức giá hiện nay mà các trạm thu mua trên địa bàn áp dụng là 7.500đ/1kg sữa, thì mỗi tháng bò sữa mang về cho nông dân Ba Vì gần 5 tỷ đồng.

Chị Thuỷ ở xóm 1 (xã Tản Lĩnh) cho biết, đàn bò nhà chị có 12 con, hiện tại có 6 con đang cho sữa, mỗi ngày thu hoạch trên 70kg sữa, với mức giá hiện nay chị thu về trên 500.000 đồng. Từ nguồn thu này, chị Thuỷ đã đầu tư nhiều máy móc cho việc chăn nuôi như máy nghiền bột, máy cắt cỏ, máy vắt sữa tốn hàng chục triệu đồng.

Nếu không bán được, chỉ còn cách đổ sữa cho... bò uống! Ảnh: C.T

Chị Thủy than thở: “Nếu ngày mai, ngày kia không nhập được sữa cho trung tâm, không bán được cho các nhà máy thì không chỉ riêng nhà tôi mà hàng trăm hộ dân ở Tãn Lĩnh này lâm vào tình cảnh khốn đốn. Trung bình mỗi ngày chi phí thức ăn cho đàn bò đã mất ngót một nửa số tiền bán sữa. Không bán được sữa, không có thu nhập, không có tiền tái đầu tư, trong khi hàng ngày vẫn phải bỏ chi phí ra để nuôi, duy trì đàn bò. Số sữa vắt ra hàng ngày chỉ còn cách đem cô đặc lại rồi bán cho các xí nghiệp sản xuất bánh kẹo, hoặc là đem đổ cho bò uống để đỡ nguồn thức ăn hàng ngày".

Cùng tâm trạng như “ngồi trên đống lửa” của chị Thuỷ, chị Nhuận, Chi hội trưởng hội chăn nuôi bò sữa, kiêm Chủ tịch hội phụ nữ xã Tản Lĩnh cho biết, trong mấy năm qua, nhờ các khoản vay của Ngân hàng Chính sách, của Ngân hàng Nông nghiệp... rất nhiều hội viên đã đầu tư chăn nuôi bò sữa.

Hiện toàn xã có gần 100 hộ tự vay vốn đầu tư nuôi bò sữa, với tổng đàn gần 400 con. Không ít hội viên đã vươn lên thoát nghèo, tiêu biểu như hộ chị Nguyễn Thị Nụ, Nguyễn Ngọc Yên ở thôn Hà Tân, hộ chị Nguyễn Thị Duyên, Hoàng Thị Tâm ở thôn Hát Giang... Giá mỗi con bò sữa từ 20 đến 30 triệu đồng, hầu hết các hộ đều mới trả hết nợ, nay nếu không bán được sữa thì nguy cơ tái nghèo là hiện hữu.

Những hộ này từ chỗ kinh tế rất khó khăn, nhưng từ khi vay vốn nuôi bò đã sắm được đầy đủ các vật dụng trong nhà, con cái được học hành tử tế. Theo chị Nhuận, nếu tình trạng tồn đọng sữa diễn ra dài dài thì để duy trì đàn bò, nông dân ở đây chỉ có hai sự lựa chọn, một là phải lần lượt bán đi hết của cải để mua thức ăn cho bò, hai là phá sản.

Hàng trăm tấn sữa sẽ thành... nước lã (?!)

Những hộ tự mua bò về chăn nuôi, bán sữa trực tiếp cho các trạm thu mua khác hay cho hệ thống các cửa hàng tại xã thì nỗi lo ngày càng chồng chất thêm.

Theo ông Tăng Xuân Lưu, trong số 3.600 con bò sữa của toàn huyện, có tới 20% (tương đương với 700 con) là bò của các hộ dân tự mua nuôi và bán trực tiếp sữa cho các cửa hàng bán lẻ trong xã mà không kí hợp đồng bán sữa cho trung tâm.

Mỗi ngày, trung bình một con bò sữa cho 12kg sữa tươi, như vậy khi các cửa hàng ít khách mua, đồng nghĩa với việc đầu ra của 700 con bò với khoảng 4.200 kg sữa của nông dân tại đây vắt ra rồi không biết bán đi đâu (trong số 700 con chỉ tính 50% bò cho sữa thường xuyên - PV).

Hệ thống các cửa hàng bán lẻ sữa trong tình trạng ế ẩm đã hạn chế và không nhập sữa của các hộ này, khiến họ phải đổ xô đến bán ở các trạm thu mua trên địa bàn. Tuy nhiên, sức mua ở các trạm này chỉ có hạn, phù hợp với công suất của nhà máy nên không ít hộ sẽ lâm vào cảnh dở khóc, dở cười.

Ông Tăng Xuân Lưu, Phó GĐ Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì: Có thể phải thanh lọc đàn bò

Giải pháp tình thế trong hoàn cảnh xấu, Trung tâm sẽ hướng dẫn cho bà con từng bước cắt giảm khẩu phần ăn. Nguồn thức ăn cung cấp hàng ngày chỉ đủ để duy trì sự sống cho đàn bò, nếu lâm vào tình cảnh xấu hơn thì bắt buộc phải thanh lọc bớt đàn bò, tương tự như thời điểm khủng hoảng bò sữa cách đây hơn 1 năm. Về số sữa tồn đọng, các trạm chứa của Trung tâm cũng chỉ chứa tối đa được 6 tấn, thanh trùng, bảo quản được trong 6 tháng.

Công Tâm

giang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Thêm một cơ sở nhà sách Tiến Thọ vi phạm PCCC vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách

Đời sống - 48 phút trước

GĐXH - Cơ quan chức năng quận Hoàng Mai (Hà Nội) chỉ tên hàng trăm công trình vi phạm về phòng cháy chữa cháy, trong đó có nhà sách Tiến Thọ số 695 – 697 Giải Phóng (Hoàng Mai, Hà Nội).

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Bắt 6 thanh niên trong vụ 2 học sinh bị đánh nhầm

Pháp luật - 1 giờ trước

Hai học sinh lớp 11 đang trên đường về nhà thì bị nhóm thanh niên dùng gạch đá, dao phóng lợn, gậy gộc tấn công, bị thương nặng.

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Sân bay Nội Bài lọt Top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Thời sự - 1 giờ trước

Đại diện sân bay Nội Bài cho biết đơn vị vừa được tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024. Cụ thể, Nội Bài xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Xịt hơi cay vào mặt chủ tiệm để cướp vàng

Pháp luật - 1 giờ trước

Khi chủ tiệm ở TP Phan Thiết (Bình Thuận) vừa lấy vàng từ trong tủ ra, nam thanh niên dùng bình hơi cay xịt thẳng vào mặt. Kẻ gây án cùng đồng bọn cướp đi khoảng 2 cây vàng.

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Tạm giữ đối tượng sàm sỡ nữ sinh lớp 8 ở Cao Bằng

Pháp luật - 1 giờ trước

Thấy cháu H. (SN 2011) đang đạp xe trên đường, Thành đi xe máy phía sau dùng tay sàm sỡ khiến cháu H. hoảng loạn.

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Trường đại học công lập đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Trường đại học đầu tiên ở phía Bắc đã công bố điểm chuẩn học bạ là Học viện Phụ nữ Việt Nam với mức điểm cao nhất là 25,5 điểm.

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Độc đáo phố nghề thơm nức tiếng giữa lòng Thủ đô, ghé qua là bớt mệt mỏi, căng thẳng

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH – Giữa lòng thủ đô Hà Nội có một phố nghề độc đáo luôn nức hương thơm. Thứ hương thơm này chỉ cần lướt qua phố nghề đã thấy bớt căng thẳng, mệt mỏi, có cảm giác rất dễ chịu, thư thái.

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Người dân Hà Nội và miền Bắc ngán ngẩm kiểu thời tiết thay đổi bất ngờ từ nay đến cuối tuần

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, sau một ngày đón mưa dông nền nhiệt giảm, nắng nóng mở rộng thêm ở khu vực Bắc Bộ. Hà Nội là một trong những điểm tăng nhiệt và xảy ra nắng nóng, mức nhiệt dự báo tăng thêm 3 độ.

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Đời sống - 4 giờ trước

Đến chiều tối 18/4, những cơn dông, lốc và mưa rào lớn đã làm hơn 1.600 ngôi nhà ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị bay mất nóc, tróc mái lợp, thủng dột, hư hại...

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Giáo dục - 4 giờ trước

Trở thành thủ khoa đại học năm 2003 với số điểm tuyệt đối, sau 21 năm, PGS Hà Khải Minh hiện là một trong những nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới.

Top