Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bãi Cát Vàng, Trường Sa và những bằng chứng thép

Thứ tư, 10:23 10/07/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Những tấm bản đồ, những thư tịch cổ chứng minh ranh giới đến từ nhiều bên khác nhau, được đặt cạnh nhau và tương đồng đã là một bằng chứng, một chân lý không thể chối cãi. Chân lý rằng, Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam từ bao đời nay.

Bãi Cát Vàng, Trường Sa và những bằng chứng thép 1

Tài liệu từ Việt Nam, Trung Quốc, phương Tây cùng thể hiện rõ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa – Trường Sa.
Ảnh: Việt Nguyễn.

 
Ghi dấu ở Biển Đông

Thông điệp trên được GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, người đứng đầu hội đồng giám định tư liệu đưa ra trong buổi khai mạc triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử” tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự ngày 9/7. Triển lãm bày ở nơi vốn đầy những xác xe tăng, máy bay chiến đấu, súng ống của những cường quốc từng bị Việt Nam quật ngã trong chiến tranh càng khiến khách tham quan cảm nhận được không khí thiêng liêng, trang trọng khi nhìn ngắm, nghiền ngẫm những bằng chứng chủ quyền biển đảo. Cảm xúc ấy càng mãnh liệt hơn với màu áo hải quân và những khuôn mặt lính trẻ phơi phới tham dự sự kiện.

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc xúc động thuật lại lịch sử: “Sau khi kết thúc 1.000 năm bị đô hộ, các vương triều Lý, Trần, Lê từng bước mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, dần dần hình thành lãnh thổ, lãnh hải của nước Việt Nam thống nhất. Năm 1490, vua Lê Thánh Tông đã cho hoàn thành bộ “Hồng Đức bản đồ” gồm 13 xứ thừa tuyên, có vùng duyên hải chạy dài đến núi Thạch Bi (Khánh Hòa) và biển đảo tỏa ra khắp Đông Hải (Biển Đông). Giữa Biển Đông có một địa danh mới được đánh dấu là Bãi Cát Vàng (tức Hoàng Sa)”.

Theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, vào đầu thế kỷ XVII, chúa Nguyễn Phúc Nguyên mở rộng lãnh thổ xuống miền Đông Nam Bộ, đặt ra đội Hoàng Sa để khai thác và quản lý khu vực Bãi Cát Vàng. Đến cuối thế kỷ XVII, chúa Nguyễn Phúc Chu chính thức xác lập quyền quản lý về mặt nhà nước đối với miền Đông Nam Bộ và tiến ra chiếm lĩnh khu vực Nam Biển Đông. Năm 1711, sau khi tiếp nhận vùng đất Hà Tiên, chúa Nguyễn Phúc Chu giao cho Mạc Cửu tổ chức khảo sát, đo vẽ và quản lý “Trường Sa hải chử”, tức quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày nay. Như vậy, đến đầu thế kỷ XVIII, chủ quyền Việt Nam đã mở rộng đến tận Hà Tiên và mũi Cà Mau, bao gồm cả các hải đảo ngoài Biển Đông và vịnh Thái Lan. Lúc này, bên cạnh đội Hoàng Sa, chúa Nguyễn còn đặt thêm đội Bắc Hải để phối hợp khai thác, kiểm tra, kiểm soát, thực thi chủ quyền trên toàn bộ khu vực biển rộng lớn này.

Lá cờ chủ quyền

- Trả lời PV Báo GĐ&XH, ông Lê Văn Nghiêm – Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại (Bộ TT&TT) cho biết: Việt Nam đã có chủ trương triển lãm, trưng bày những tư liệu quý này ở nước ngoài qua các hoạt động quảng bá hình ảnh đất nước.

- Trước đây, triển lãm đã được tổ chức tại Đà Nẵng và Hà Tĩnh. Sau đợt triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, các địa phương sẽ có kế hoạch thực hiện trên khắp cả nước.

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc nhấn mạnh, năm 1816, vua Gia Long liên tục thực hiện các hoạt động thăm dò đường biển, thực thi chủ quyền một cách kiên quyết và đồng bộ, đã cắm một cột mốc lớn trong lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa. Giám mục Jean Louis Taberd xác nhận: “Vào năm 1816, nhà vua đã long trọng cắm lá cờ của mình và đã chính thức giữ chủ quyền ở các bãi đá này, mà chắc chắn là sẽ không có một ai tìm cách tranh giành với ông ta”.

Vua Gia Long cũng cho xuất bản “An Nam đại quốc họa đồ” đánh dấu một cách tuyệt đối chính xác Paracel hay Bãi Cát Vàng trên bản đồ Việt Nam mà không ai có thể phủ nhận hay xuyên tạc được. Các đội Hoàng Sa, Bắc Hải hoạt động mạnh và hiệu quả dưới thời vua Gia Long, cho đến đầu thập niên 20 của thế kỷ XIX thì được tích hợp vào đội Thủy quân của triều đình Minh Mạng. Vị vua này sau đó đã đưa hoạt động chủ quyền ở hai quần đảo lên đỉnh cao nhất của thời quân chủ với các hình thức và biện pháp như vãng thám, kiểm tra, kiểm soát, khai thác hóa vật và hải sản, tổ chức thu thuế và cứu hộ tàu bị nạn, khảo sát đo vẽ bản đồ, dựng miếu thờ, lập bia chủ quyền, trồng cây để cho người qua lại dễ nhận biết…

Bằng chứng đanh thép

Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam cho biết, đến đời các vua Thiệu Trị, Tự Đức, trước tình hình đất nước bị phương Tây xâm lược, hoạt động chủ quyền ở Hoàng Sa – Trường Sa vẫn được duy trì nhưng không được thường xuyên, rồi chìm dần vào trong ký ức khi vương triều và đất nước không còn giữ được nền độc lập. Nhưng, minh chứng lịch sử vẫn còn nguyên ở đó. Năm 1909, lợi dụng tình hình ở Việt Nam đang cam go và chưa có điều kiện quan tâm đến 2 quần đảo này, Trung Quốc lần đầu tiên cho người ra Hoàng Sa, tự phong là có công “phát hiện” và tùy tiện đặt tên mới cho Bãi Cát Vàng mà người Việt khai phá từ thuở nào, mở đầu cho giai đoạn tranh chấp, tranh biện trên Biển Đông kéo dài đến tận ngày nay.

Song, chính những tư liệu của Trung Quốc, của nhiều quốc gia phương Tây lại luôn thể hiện rằng: “Bãi Cát Vàng” và “Trường Sa hải chử” đã được các triều đại phong kiến ở Việt Nam xác lập chủ quyền. Ông Ngọc nói: “Các nguồn tư liệu của Việt Nam, Trung Quốc và phương Tây nếu đặt cạnh nhau càng dễ dàng kiểm chứng, bổ sung cho nhau, làm tăng thêm độ chuẩn xác và giá trị của mỗi bản đồ, khẳng định một cách khách quan: Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam”.

Ban tổ chức triển lãm còn nhấn mạnh, mảng tư liệu của Việt Nam tập trung vào thư tịch, bản đồ và tài liệu có tính chất chính thức của nhà nước như châu bản triều Nguyễn, các bộ chính sử, địa lý lịch sử, công văn, giấy tờ của quan chức phong kiến.... Mảng tư liệu của Trung Quốc là một số bản đồ, 3 atlas khẳng định ranh giới cực Nam của nước này không vượt quá đảo Hải Nam. Đặc biệt, mảng tư liệu bản đồ và thư tịch cổ của phương Tây, có khoảng vài trăm bản, dù chưa sưu tập hết, cũng thể hiện rõ ràng các nội dung trên.

Gần 150 bản đồ và rất nhiều tư liệu, văn bản, hiện vật, ấn phẩm được chọn lựa từ những nguồn tư liệu quý giá trong nước, từ người Việt Nam ở nước ngoài không tiếc công sức, tiền của đóng góp cho tiếng nói chủ quyền đanh thép, không thể chối cãi của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa.
 
Việt Nguyễn
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hướng dẫn chi tiết đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý thí sinh cần biết để tránh sai sót

Hướng dẫn chi tiết đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý thí sinh cần biết để tránh sai sót

Giáo dục - 11 phút trước

GĐXH - Hôm nay (24/4), hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT sẽ mở để học sinh lớp 12 trên cả nước thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT. Thời gian đăng ký thử là từ 24/4 đến 28/4.

Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà

Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà

Thời sự - 27 phút trước

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành kế hoạch triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Hacker tấn công trang web tuyển sinh Trường ĐH Kiến trúc TPHCM

Hacker tấn công trang web tuyển sinh Trường ĐH Kiến trúc TPHCM

Giáo dục - 1 giờ trước

Trang web tuyển sinh của Trường Đại học Kiến trúc TPHCM bị hacker tấn công dẫn đến việc nhiều thí sinh không thể đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển.

Không phải ngành công nghệ, đây mới là ngành học thu hút nhiều nhân tài trẻ hiện nay

Không phải ngành công nghệ, đây mới là ngành học thu hút nhiều nhân tài trẻ hiện nay

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Đây là ngành học 'khát' nhân lực vô cùng lớn, mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn và năng động cho lứa ứng viên trẻ tuổi, năng động, nhiệt huyết.

Bắt ổ nhóm chuyện trộm cắp tấm thép trên đường cao tốc

Bắt ổ nhóm chuyện trộm cắp tấm thép trên đường cao tốc

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng đã trộm hàng chục tấm thép lưới loại B40, dùng để chắn gia súc trên tuyến đường cao tốc Bắc - Nam. Hiện cơ quan chức năng đã bắt giữ 3 đối tượng để điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Lập nhóm kín trên mạng, những đứa trẻ rủ nhau đi hỗn chiến

Lập nhóm kín trên mạng, những đứa trẻ rủ nhau đi hỗn chiến

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Hai nhóm thanh thiếu niên tự lập những nhóm kín trên mạng xã hội với cái tên rất kêu, như: “Những cơn mưa thuỷ tinh” hay “29M1”. Khi có mâu thuẫn, các đối tượng trong nhóm sẽ hô hào mang theo hung khí để giải quyết.

Hà Nội: Hai phóng viên bị hành hung khi đang tác nghiệp

Hà Nội: Hai phóng viên bị hành hung khi đang tác nghiệp

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Đang trong quá trình tác nghiệp ghi nhận hiện trường vụ hoả hoạn tại địa phận xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, hai phóng viên bị một nhóm đối tượng lăng mạ, tấn công.

Làm ăn thua lỗ, người phụ nữ lên kịch bản lừa 20 tỷ đồng

Làm ăn thua lỗ, người phụ nữ lên kịch bản lừa 20 tỷ đồng

Pháp luật - 3 giờ trước

Làm ăn thua lỗ mất khả năng trả nợ, My lên kịch bản tung nhiều thông tin sai sự thật để chiếm đoạt của 4 người số tiền gần 20 tỷ đồng.

Xu hướng làm việc kiểu 'lười biếng' ngày càng lên ngôi trong lối sống của thế hệ trẻ

Xu hướng làm việc kiểu 'lười biếng' ngày càng lên ngôi trong lối sống của thế hệ trẻ

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Thế hệ Gen Z đang ngày càng có xu hướng tìm kiếm những công việc ít gò bó hơn, không bị 'toxic' (tiêu cực) bởi môi trường công sở phức tạp mà vẫn kiếm được mức thu nhập để trang trải cuộc sống.

Đánh người thương tích vì bị nháy đèn xe liên tục

Đánh người thương tích vì bị nháy đèn xe liên tục

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Do bức xúc về việc em Bảo đi xe máy điện bật đèn nhấp nháy nên Quốc chặn xe rồi dùng tay đấm liên tiếp vào vùng mặt khiến nạn nhân phải nhập viện.

Top