Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bà hai 26 năm nuôi "bà cả" nằm liệt giường vì bệnh tật

Thứ hai, 16:27 24/06/2013 | Xã hội

GiadinhNet - Trong căn nhà nghèo nàn, cũ nát rộng chừng 12m vuông, bà Hoàng Thị Ngọ mang bát cơm đến và ngồi trên chiếc giường tre mục nát. Trên đó, bà Nông Thị Nhu, bị bại não, mất nhận thức, chân bị bại liệt đang nằm một chỗ.

Bà hai 26 năm nuôi "bà cả" nằm liệt giường vì bệnh tật 1
Tấm lòng của bà Ngọ dành cho bà Nhu hiếm ai có được. 
Ảnh: L.M
 
Bà Ngọ nhẹ nhàng xúc từng muỗng cơm nóng đút cho bà Nhu. Bà Nhu không ăn, lắc đầu, nhăn mặt. Bà Ngọ cười, đưa tay vuốt chầm chậm trên lưng bà Nhu rồi ôn tồn nói: "Chị ạ, cơm đang nóng, chị phải ăn mới ngon, phải ăn mới có sức khỏe". Bà Nhu xuôi lòng, há miệng nhai những muỗng cơm với một tình cảm xúc động dâng tràn.
 
Quyết "nhường chồng" vì đau bệnh

Hình ảnh cảm động trên được chúng tôi ghi nhận tại thôn 3, xã Đắk D'rông, huyện Cư Jut (Đắk Nông). Điều đáng nói là giữa bà Ngọ và bà Nhu không hề có quan hệ ruột thịt gì với nhau. Quan hệ của họ đơn thuần chỉ là là quan hệ "bà cả", "bà thứ", nghĩa là cùng lấy chung 1 người chồng. Vậy mà đã 26 năm nay, bà Ngọ chấp nhận mang tiếng làm vợ lẽ để được nuôi nấng, chăm lo cho bà "vợ cả" kém may mắn.

Tiếp chúng tôi sau khi đã cho bà Nhu ăn xong bữa cơm sáng, bà Hoàng Thị Ngọ (SN 1965, quê ở huyện Trùng Khánh, Cao Bằng) kể về cơ duyên đưa bà về làm dâu của gia đình này, rành rọt như một thước phim quay chậm. Xưa kia, bà Ngọ vốn là cô gái người dân tộc Tày xinh xắn, dễ thương và được học hành đến nơi đến chốn, nên được nhiều thanh niên trong buôn để ý. Năm 18 tuổi, Ngọ lấy chồng theo lời mai mối của cha mẹ. Chồng Ngọ là chàng thanh niên đẹp trai, giàu có trong buôn, được gia đình cô "tuyển chọn". Sau khi mang theo lễ vật sang làm lễ cưới, chồng Ngọ bảo Ngọ về nhà chồng ở nhưng Ngọ dứt khoát không chịu vì bận đi học. "Cưới xong, chồng bảo về nhà chồng ở để cùng nhau làm ăn, sinh con đẻ cái nhưng tôi không đồng ý. Tôi đang học, không nghỉ được, nghỉ là thua người ta", bà Ngọ nói.

Đến năm 22 tuổi, bà Ngọ gặp ông Lương Văn Chẵn (SN 1961, sống cùng xã) trong một lần đi làm rẫy. Nghe ông Chẵn kể về cuộc sống kém may mắn khi vợ bị tai biến, liệt toàn thân sau khi sinh con vừa tròn tháng, bà Ngọ thấy lòng rưng rưng niềm thương cảm. Từ đó, hàng ngày, bà dành thời gian lui tới chăm sóc, lo ăn uống cho vợ ông Chẵn (bà Nhu bây giờ - PV). Vì thương chồng, lại nghĩ bản thân mình bại liệt chỉ nằm một chỗ, bà Nhu đã chủ động bàn chuyện và thuyết phục chồng lấy bà Ngọ làm vợ. Nhưng thời điểm này, dù được bà Nhu hết lòng tác hợp, bà Ngọ lại nhất quyết từ chối.

Thời gian sau đó, thấy bà Ngọ vẫn thường xuyên qua nhà ông Chẵn chỉ để chăm sóc bà Nhu, khiến nhiều người không khỏi bàn ra tán vào. Có lời đồn đại thậm chí còn bảo Ngọ "âm mưu hiểm độc", định hại bà Nhu để chiếm đoạt ông Chẵn. Nghe những lời trái tai đó, không hiểu sao, cô gái xinh đẹp lại đột ngột đổi ý, quyết định lấy ông Chẵn làm chồng. Lạ là thay vì đồng ý, lúc này gia đình cô lại ra sức ngăn cản với lý do lấy anh Chẵn thì sẽ khổ. Thế nhưng, bà Ngọ vẫn kiên quyết gạt bỏ mọi khuyên can khi nói rằng "đó là duyên số, duyên số đưa con về làm vợ anh Chẵn, duyên số đưa con về làm chị em với chị Nhu, để hàng ngày chăm lo cho chị".

Về phần ông Chẵn, khi nghe bà Ngọ nói: "Em sẽ lấy anh để dễ dàng chăm lo cho chị cả", bản thân anh cũng khuyên ngăn. Ông bảo: "Em nên suy nghĩ kĩ kẻo đánh mất tương lai". Lúc này, bà Ngọ chỉ nói ngắn gọn: "Em thương chị Nhu, em thương cho số phận kém may mắn của chị ấy. Anh với em sẽ cùng nhau lo cho chị Nhu suốt quãng đời còn lại".

Hoàn cảnh ông Chẵn hồi đó chẳng dư dả gì, nên sau mấy mâm cơm đạm bạc ra mắt hai bên gia đình, bà Ngọ chính thức chuyển về. Từ đó, bà cùng chồng ngày đêm lao động, chăm lo cho "bà cả". Theo lời kể của bà Ngọ, thì để tuân thủ luật hôn nhân gia đình, hai năm sau ngày dọn về ở cùng ông Chẵn, bà Nhu nhất quyết đòi chồng hoàn tất thủ tục ly hôn. Xét thực tế nhà ông Chẵn, bà con chòm xóm cũng thông cảm, vun vào động viên. Ông Chẵn suy nghĩ mấy đêm liền, rồi mới quyết định chuyện hợp thức hóa cho bà Ngọ. Nhưng dù không còn là vợ ông Chẵn trên danh nghĩa thì bà Nhu vẫn được "chồng" và bà Ngọ chăm sóc hết lòng. Thường nhật, ông Chẵn làm công nhân đường bộ, còn bà Ngọ lo mấy sào ruộng. Thu nhập chắt chiu, tiện tằn ăn uống, số tiền ít ỏi dư ra, bà Ngọ dành toàn bộ lo thuốc men cho "chị".

Bà hai 26 năm nuôi "bà cả" nằm liệt giường vì bệnh tật 2

Bà Ngọ khẳng định sẽ chăm sóc bà Nhu đến hết cuộc đời nếu ông trời cho bà sức khoẻ. Ảnh: L.M

 
26 năm chu toàn cho "bà cả"
 

Bà Nguyễn Thị Đông, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Đắk D'rong tự hào khi nói về bà Ngọ. "Chúng tôi biết đến bà Ngọ bởi tấm lòng nhân ái, "tương thân tương ái" bao la. Mấy chục năm qua, dù không phải ruột thịt, nhưng bà Ngọ vẫn nuôi nấng chăm sóc cho bà Nhu khiến chính quyền, người dân xã chúng tôi ai cũng cảm phục. Tuy nhiên, cuộc sống của gia đình bà Nhu còn khó khăn nên rất cần sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm.

Năm 1992, cuộc sống miền quê khốn khó buộc gia đình ông Chẵn, bà Ngọ phải rời quê hương để vào Tây Nguyên làm ăn. Ban đầu, ý định mang theo "chị cả" để tiện chăm sóc của bà Ngọ bị chính cha mẹ bà Nhu phản đối quyết liệt. Họ lo ngại vào vùng đất mới xa xôi, gặp trở ngại khó khăn, bà Ngọ sẽ không chăm sóc bà Nhu nữa. Lúc đó, bà Nhu rớt nước mắt trải lòng: "Chị Nhu là con của bố mẹ, con cũng là con bố mẹ. Giờ chị bị bệnh, con phải thay bố mẹ chăm lo cho chị. Số chị Nhu khổ, bố mẹ để chúng con được che chở cho chị. Vợ chồng con hứa dù cuộc sống này thay đổi ra sao, chúng con sẽ không bao giờ bạc đãi chị Nhu cả". Nghe bà Ngọ nói vậy, cha mẹ bà Nhu mới an lòng để ba người bồng bế các con lên Tây Nguyên lập nghiệp.

Tại vùng đất mới, cuộc sống không hề suôn sẻ với gia đình họ. Năm 1999, đến lượt ông Chẵn bị tai biến và nằm liệt một chỗ không thể lao động. Lúc này, 4 đứa con còn nhỏ, bao gánh nặng kinh tế đè hết trên vai bà Ngọ. Cuộc sống mưu sinh chỉ cậy nhờ vào ba sào đất ruộng không đủ, một mình bà lao động quần quật cả ngày lẫn đêm, hết cày thuê rồi cuốc mướn, rảnh rỗi mang lưới ra suối bắt con tôm, con cá về bán kiếm tiền. Bốn năm sau, ông Chẵn qua đời, để lại bà với bầy con đang tuổi ăn tuổi học và "vợ cả" tật nguyền. Tưởng chừng trong nỗi đau tột cùng, bà Ngọ sẽ buông xuôi tất cả. Thế nhưng ông trời cho sức khoẻ, bà vẫn siêng năng lao động nuôi đàn con khôn lớn và vẫn lo cho "bà cả" không thiếu một bữa cơm nào. Những người hàng xóm tối lửa tắt đèn tấm tắc khen ngợi bà Ngọ, lý do cũng là vì vậy.

Trong số 4 người con của "3 vợ chồng", thì con của bà Nhu có 1 đứa, đó là chị Lương Thị Hà (SN 1986) đã lấy chồng ở cùng xã, bà Ngọ có 3 đứa con gồm Lương Văn Quyền (SN 1990), Lương Văn Lâm (SN 1992) và Lương Thị Mai (SN 1993). Trong đó, Mai đã lấy chồng, Lâm đi bộ đội, còn lại Quyền ở nhà phụ mẹ lo việc gia đình. Một điều đáng mừng theo lời kể của bà Ngọ là dù mang tiếng là con riêng, nhưng 4 đứa con của mẹ Nhu, mẹ Ngọ sống rất đoàn kết, không hề phân biệt "mẹ cả", "mẹ thứ".

Bà Ngọ kể: "Những đứa con ở xa, cuộc sống kinh tế "bữa đói bữa no" nhưng lúc nào cũng động viên mẹ Ngọ cố gắng lo cho mẹ Nhu. "Chúng nó còn nhỏ nhưng nghĩ được vậy tôi rất mừng, như được tiếp thêm niềm tin để tôi làm một việc có ý nghĩa trong cuộc sống này", "cho đến bây giờ, lúc ở ngoài quê, hay lưu lạc ở mảnh đất Tây nguyên cũng đã được 26 năm tôi về sống và chăm sóc chị Nhu. Bây giờ là thế, sau này vẫn mãi thế, tôi vẫn chăm sóc chị Nhu đến hết cuộc đời này. Tôi chỉ cầu mong ông trời cho sức khoẻ để tôi sinh sống làm ăn và chăm sóc cho chị Nhu".

Ngồi bên cạnh hai người mẹ, chị Lương Thị Hà (trú thôn 11, xã Đắk D'rông) cho biết: "Tuy mẹ Ngọ không sinh em, nhưng công nuôi dưỡng tựa như trời biển. Em sinh ra thì mẹ Nhu đã bị bệnh, không biết gì cả nên mọi chuyện đều do mẹ Ngọ lo cho không thiếu thứ gì. Lúc em lấy chồng, mẹ Ngọ bảo con cứ đi, việc chăm sóc mẹ Nhu đã có mẹ lo nên em cũng an tâm. Phải công nhận, mẹ Nhu em bất hạnh, nhưng cuộc đời mẹ Nhu lại may mắn khi ông trời cho mẹ Nhu gặp mẹ Ngọ. Suốt 26 năm nay, việc ăn uống, vệ sinh, tắm giặt của mẹ Nhu đều do một tay mẹ Ngọ làm hết".

12h trưa, trời Tây Nguyên nắng như đổ lửa, vừa tạm biệt chúng tôi, bà Ngọ vẫn tay vác lưới, tay mang xô ra con suối bắt cá mưu sinh. Công việc vất vả giúp bà Ngọ có thêm kinh phí để nuôi "bà cả", nuôi "mái ấm" mà chính bà đã chọn cho cuộc đời mình. Nhìn cảnh ấy, tôi chợt nhớ đến lời của chị Chu Thị Nhìn, hàng xóm nhà bà Ngọ: "Các chú thắp đuốc tìm không ra người thứ hai như bà ấy đâu. Bà Ngọ dù không có quan hệ ruột thịt, máu mủ nhưng thương yêu, chăm lo bà Nhu hết mực. Chúng tôi ở đây, cách nhà bà Ngọ có mấy bước chân nhưng chưa bao giờ thấy bà Ngọ quát mắng hay bạc đãi bà Nhu bao giờ. Cuộc sống khó khăn nhưng bà Ngọ âm thầm ngày đêm chăm sóc bà “vợ cả” mà không một tiếng phàn nàn".

Lương Minh

nhuquynh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bắt thiếu nữ xinh đẹp, 19 tuổi cầm đầu đường dây ma tuý

Bắt thiếu nữ xinh đẹp, 19 tuổi cầm đầu đường dây ma tuý

Pháp luật - 30 phút trước

GĐXH - Mới 19 tuổi, sở hữu nhan sắc xinh đẹp, Trang nổi lên như một “bà trùm” chuyên cung cấp ma tuý cho các “dân chơi”.

Hướng dẫn chi tiết đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý thí sinh cần biết để tránh sai sót

Hướng dẫn chi tiết đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 và những lưu ý thí sinh cần biết để tránh sai sót

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Hôm nay (24/4), hệ thống quản lý thi của Bộ GD&ĐT sẽ mở để học sinh lớp 12 trên cả nước thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT. Thời gian đăng ký thử là từ 24/4 đến 28/4.

Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà

Hà Nội thí điểm ứng dụng cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà

Thời sự - 1 giờ trước

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành kế hoạch triển khai thí điểm ứng dụng quản lý, cảnh báo cháy gắn với xác thực định danh số nhà và dữ liệu dân cư.

Hacker tấn công trang web tuyển sinh Trường ĐH Kiến trúc TPHCM

Hacker tấn công trang web tuyển sinh Trường ĐH Kiến trúc TPHCM

Giáo dục - 2 giờ trước

Trang web tuyển sinh của Trường Đại học Kiến trúc TPHCM bị hacker tấn công dẫn đến việc nhiều thí sinh không thể đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển.

Không phải ngành công nghệ, đây mới là ngành học thu hút nhiều nhân tài trẻ hiện nay

Không phải ngành công nghệ, đây mới là ngành học thu hút nhiều nhân tài trẻ hiện nay

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Đây là ngành học 'khát' nhân lực vô cùng lớn, mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn và năng động cho lứa ứng viên trẻ tuổi, năng động, nhiệt huyết.

Bắt ổ nhóm chuyện trộm cắp tấm thép trên đường cao tốc

Bắt ổ nhóm chuyện trộm cắp tấm thép trên đường cao tốc

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Các đối tượng đã trộm hàng chục tấm thép lưới loại B40, dùng để chắn gia súc trên tuyến đường cao tốc Bắc - Nam. Hiện cơ quan chức năng đã bắt giữ 3 đối tượng để điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Lập nhóm kín trên mạng, những đứa trẻ rủ nhau đi hỗn chiến

Lập nhóm kín trên mạng, những đứa trẻ rủ nhau đi hỗn chiến

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Hai nhóm thanh thiếu niên tự lập những nhóm kín trên mạng xã hội với cái tên rất kêu, như: “Những cơn mưa thuỷ tinh” hay “29M1”. Khi có mâu thuẫn, các đối tượng trong nhóm sẽ hô hào mang theo hung khí để giải quyết.

Hà Nội: Hai phóng viên bị hành hung khi đang tác nghiệp

Hà Nội: Hai phóng viên bị hành hung khi đang tác nghiệp

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Đang trong quá trình tác nghiệp ghi nhận hiện trường vụ hoả hoạn tại địa phận xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, hai phóng viên bị một nhóm đối tượng lăng mạ, tấn công.

Làm ăn thua lỗ, người phụ nữ lên kịch bản lừa 20 tỷ đồng

Làm ăn thua lỗ, người phụ nữ lên kịch bản lừa 20 tỷ đồng

Pháp luật - 4 giờ trước

Làm ăn thua lỗ mất khả năng trả nợ, My lên kịch bản tung nhiều thông tin sai sự thật để chiếm đoạt của 4 người số tiền gần 20 tỷ đồng.

Xu hướng làm việc kiểu 'lười biếng' ngày càng lên ngôi trong lối sống của thế hệ trẻ

Xu hướng làm việc kiểu 'lười biếng' ngày càng lên ngôi trong lối sống của thế hệ trẻ

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Thế hệ Gen Z đang ngày càng có xu hướng tìm kiếm những công việc ít gò bó hơn, không bị 'toxic' (tiêu cực) bởi môi trường công sở phức tạp mà vẫn kiếm được mức thu nhập để trang trải cuộc sống.

Top