Hà Nội
23°C / 22-25°C

60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô trong ký ức của vị Giáo sư già

Thứ bảy, 07:25 10/10/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Những ngày này, khi các hoạt động kỷ niệm 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10) diễn ra sôi nổi thì GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh - cậu thiếu niên tham gia Đội Thiếu sinh quân quyết tử của Thủ đô ngày nào lại trầm ngâm với từng mảng ký ức, về những ngày tham gia chiến đấu 60 ngày đêm, tại Liên khu 1 Hà Nội.

60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô trong ký ức của vị Giáo sư già - Ảnh 1.

GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh trầm ngâm với từng mảng ký ức về những ngày "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh".

"Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh"

Đêm 19/12/1946, quân dân Thủ đô Hà Nội đã đồng loạt nổ súng, mở màn cuộc kháng chiến với tinh thần: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ".

GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh kể lại: "Tôi tham gia Đoàn liên lạc tự vệ thành phố Hà Nội với nhiệm vụ chính là đưa tin từ đơn vị này đến đơn đơn vị kia, truyền lệnh khẩn cấp từ cấp chỉ huy đến đơn vị, truyền mật khẩu, dẫn quân tiếp viện để giải nguy cho bộ đội và động viên bộ đội ở các ụ pháo (phía sau các bao cát chồng lên nhau là bộ đội chiến đấu) bằng hình thức múa, hát…".

"60 ngày đêm đó thiếu thốn đủ thứ. Mỗi ngày qua đi là một ngày gian khổ nhưng bộ đội và Thiếu sinh quân đều có chung một suy nghĩ là con dân của Hà Nội, sinh ra và lớn lên ở Hà Nội thì phải quyết tâm bảo vệ Thủ đô đến cùng, với lời thề "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh"" - vừa kể, GS Lê Ngọc Canh vừa ngân nga câu hát trong bài "Thủ đô huyết thệ": "Đoàn Thủ đô thề xung phong quyết tử/ Nguyện xả mình mong Tổ quốc quyết sinh...".

Khi những câu hát bắt đầu, cũng là lúc đôi mắt của vị Giáo sư 87 tuổi ngấn lệ. Ông nhớ cái Tết đầu tiên xa nhà, nhớ vị bánh chưng từ hậu phương và nhớ cả những giây phút anh em Thiếu sinh quân nhường nhau từng mẩu bánh. "Anh lớn nhường em nhỏ, mà các em nhỏ cũng không ăn, nhất quyết nhường anh lớn ăn để lấy sức chiến đấu. Đó là cái Tết đầu tiên xa nhà, cái Tết đầu tiên tôi tham gia Thiếu sinh quân cảm tử và nếu bây giờ cho tôi được trở về ngày ấy một lần nữa, tôi vẫn sẽ nhường các anh chị lớn như vậy", GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh xúc động.

Ông kể, khi đang chiến đấu thì cấp trên lệnh cho Trung đoàn Thủ đô phải rút khỏi thành phố để bảo toàn lực lượng và chỉ một trung đội ở lại để "đốt" phố phường, nghi binh địch. Tất cả rút qua cầu Long Biên lên bến Chèm và sang làng Phúc Yên (nay là TP Phúc Yên, thuộc tỉnh Vĩnh Phúc - PV) để di chuyển lên chiến khu Việt Bắc.

"Nếu không muốn bị địch tiêu diệt thì không được phát ra tiếng động khi qua cầu Long Biên, phải im lặng và kể cả hắt hơi, ho cũng cố chịu bởi trên đầu là quân địch rọi đèn pha kiểm tra khắp nơi. Chúng tôi gọi đó là cuộc rút quân thần kỳ. Khi chúng tôi đến làng Phúc Yên an toàn cũng là lúc cả Hà Nội đỏ lửa. Chứng kiến cả khoảng trời Hà Nội rực lửa, ai cũng khóc. Khóc vì thương Hà Nội và khóc vì chẳng biết ngày nào được trở về Thủ đô...", GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh nhớ lại.

Ngày trở về…

60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô trong ký ức của vị Giáo sư già - Ảnh 2.

Mặc dù vừa chạm tuổi 87 nhưng vị Giáo sư đầu tiên của ngành múa vẫn hoạt bát, nhớ từng chi tiết trong trận chiến 60 ngày đêm Hà Nội.ảnh: B.Loan

Trung đoàn Thủ đô là Trung đoàn đầu tiên của Hà Nội với tên gọi ban đầu là Trung đoàn Liên khu 1 Hà Nội. Sau đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề nghị đổi tên thành Trung đoàn bảo vệ Thủ đô và sau này là Trung đoàn Thủ đô. Những Thiếu sinh quân quyết tử của Thủ đô ngày ấy chỉ từ 9 - 15 tuổi. Sau cuộc di dời để bảo toàn lực lượng, Trung đoàn Thủ đô di chuyển lên chiến khu Việt Bắc tham gia chiến đấu trong suốt 9 năm.

GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh cho biết, trong 9 năm trường kỳ kháng chiến ấy, với những người lính sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, những ký ức về Thủ đô hiện về như một cuốn phim. Cho đến một ngày, khi ông và đồng đội đang đóng quân ở Thái Nguyên thì nhận được thông báo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở về tiếp quản Thủ đô.

GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh kể, chỉ khi nghe được thông báo của Đại tướng, mọi người ai cũng nhảy lên vui sướng. Mọi người được lệnh tập trung ở Sấu Giá (nay ở thị trấn Phùng, Hoài Đức, Hà Nội) để tập huấn phổ biến các quy định về tiếp quản Thủ đô, những nguyên tắc tiếp dân, bảo vệ, bảo mật, quy ước, quy định, kỷ cương… trong vòng một tuần.

"Ngày tôi cùng các anh em trở về Hà Nội, hai bên dãy phố lớp lớp người đón bằng cờ hoa rực rỡ, cùng những tiếng reo hò và cùng ngân vang câu hát "Trùng trùng quân đi như sóng, lớp lớp đoàn quân tiến về…" (bài hát "Tiến về Hà Nội" của nhạc sĩ Văn Cao-PV). Tôi tự hào là người con của Hà Nội và khi hát trong tâm thế tự hào ấy, trong tôi, tràn niềm sung sướng, hạnh phúc ngày về. Đó là buổi sáng 10/10/1954. Chúng tôi tiến về Cột Cờ Hà Nội làm lễ chào cờ trong không gian ngập tràn niềm vui chiến thắng", GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh kể lại.

Ngày tiếp quản Thủ đô, khi đó GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh 22 tuổi, là một chiến sĩ văn công. Ông hoạt động trong quân ngũ đến năm 1984 thì "bén duyên" với Ủy ban Khoa học xã hội (nay là Viện Hàn lâm Khoa học xã hội), làm công tác nghiên cứu lý luận, nghiên cứu văn hoá dân gian, nghệ thuật dân gian dân tộc ở các vùng miền…

Những ngày này, khi các hoạt động kỷ niệm 66 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đang diễn ra sôi nổi thì trong tư gia nằm sâu ở một ngõ nhỏ trên phố Láng Hạ, GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh lại trầm ngâm với từng mảng ký ức. Trong nền nhạc "Tiến về Hà Nội" hùng tráng, ông lật giở từng trang viết cũ và bảo: "Có nhiều đêm, tôi lại thấy mình biểu diễn ở những ụ pháo, thấy đạn lạc, bom rơi giữa những phố phường rực cháy…".

GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh (87 tuổi) sinh ra và lớn lên tại làng Đa Sỹ, Kiến Hưng, Hà Đông. Ông nguyên là Viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội). Ông được mệnh danh là vị Giáo sư già với 2 cái nhất, đó là: Giáo sư cao tuổi nhất và Giáo sư đầu tiên trong ngành Nghệ thuật múa của Việt Nam.

Năm 2000, GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh nghỉ hưu và bắt đầu chủ nhiệm các công trình khoa học về phục dựng múa cổ Hà Nội và văn hoá dân gian. Đầu tiên là công trình nghiên cứu, kế thừa, phát triển nghệ thuật múa Thăng Long - Hà Nội. Công trình thứ hai là phục hồi múa cổ Thăng Long – Hà Nội. Thứ ba là xuất bản sách múa Hà Nội truyền thống và hiện đại.

Các công trình về múa cổ Hà Nội của ông và cộng sự đều được in thành sách, đĩa, được TP Hà Nội đánh giá cao. GS.TS.NSND Lê Ngọc Canh được vinh danh Công dân Thủ đô Ưu tú năm 2020.

Bảo Loan

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sắp tới, người dân có thể phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện những hành vi này đối với đất đai

Sắp tới, người dân có thể phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện những hành vi này đối với đất đai

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đang được Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến thì cá nhân, tổ chức có thể sẽ phải chịu mức phạt tiền cực nặng nếu thực hiện một số hành vi như lấn, chiếm đất, hủy hoại đất.

'Bà trùm' lừa đảo hơn 800 tỷ đồng bỏ trốn khi đang điều trị tâm thần

'Bà trùm' lừa đảo hơn 800 tỷ đồng bỏ trốn khi đang điều trị tâm thần

Pháp luật - 7 giờ trước

Trong thời gian chữa bệnh bắt buộc tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, "trùm" lừa đảo Trần Thị Mỹ Hiền đã bỏ trốn.

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội

Đề xuất miễn, giảm lệ phí cho công dân thay đổi thông tin, giấy tờ tùy thân sau sáp nhập xã, phường ở Hà Nội

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Đến nay, 26 quận, huyện có phường, xã phải sắp xếp trong giai đoạn 2023-2025 đã hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri và thống nhất phương án sáp nhập. Trong đó, nhiều địa phương cũng đã đề xuất những giải pháp nhằm hỗ trợ về chi phí, miễn lệ phí cho công dân thay đổi giấy tờ tùy thân, thủ tục hành chính... sau sáp nhập.

Hé lộ ký hiệu nhỏ được thêm trên vai áo lực lượng CSCĐ nhưng có thể cứu sống sinh mạng nhiều chiến sĩ

Hé lộ ký hiệu nhỏ được thêm trên vai áo lực lượng CSCĐ nhưng có thể cứu sống sinh mạng nhiều chiến sĩ

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Cùng với biểu tượng quốc kỳ Việt Nam, miếng dán có ký hiệu khác nhau trên vai áo lực lượng cảnh sát cơ động trong buổi diễu binh, diễu hành nhân 50 năm ngày Truyền thống Lực lượng Cảnh sát cơ động thu hút sự chú ý của nhiều người.

Chi tiết 16 điểm bắn pháo hoa ở TP HCM dịp lễ 30-4

Chi tiết 16 điểm bắn pháo hoa ở TP HCM dịp lễ 30-4

Đời sống - 7 giờ trước

16 điểm bắn pháo hoa gồm 10 điểm dọc tuyến sông Sài Gòn (1 điểm tầm cao và 9 điểm tầm thấp) và 6 điểm tại các quận, huyện.

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn mở cửa hoạt động, coi thường tính mạng người dân, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn mở cửa hoạt động, coi thường tính mạng người dân, bất chấp chỉ đạo của cơ quan chức năng

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Nhà sách Tiến Thọ tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn tiếp tục mở cửa hoạt động, không tuân thủ văn bản chỉ đạo của cơ quan chức năng.

Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Vụ giết người trong rừng sâu và hành trình hơn 600 ngày truy lùng hung thủ (P1): Lẩn trốn sau tội ác

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Ngày 15/5/2022, tại sâu trong khu vực rừng quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) xảy ra vụ án mạng nghiêm trọng. Một nhân viên bảo vệ rừng đã bị một người quen dùng dao đâm tử vong. Phải mất tới gần 2 năm truy đuổi, công an mới tìm ra manh mối về tên giết người "máu lạnh" này.

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Kết quả xổ số - KQXS hôm nay thứ Ba ngày 16/4/2024

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Ba ngày 16/4/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Bắt em trai của kẻ từng bị tuyên án tử hình vì giết người, cướp tài sản

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Dù anh trai đã bị tuyên án tử hình vì sát hại một lái xe ôm công nghệ để cướp, nhưng Tuân vẫn không sợ mà tiếp tục “nối gót” anh.

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Thanh Hóa: Trường xuống cấp, thầy và trò vừa học vừa lo

Giáo dục - 10 giờ trước

GĐXH - Sau hơn 20 năm sử dụng, Trường THCS Thiệu Công, xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) xuống cấp nghiêm trọng khiến nhiều học sinh phải học tập trong căn phòng tạm ẩm thấp, không đảm bảo an toàn.

Top