Hà Nội
23°C / 22-25°C

30 năm cho một cuốn sách

Thứ bảy, 07:10 30/04/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Đúng vào dịp 30/4 năm nay, cuốn sách "Dương Văn Minh - Tổng thống cuối cùng" của đại tá, nhà văn Nguyễn Trần Thiết đã được in.

Tác phẩm đề cập đến một giai đoạn rối ren trong chính quyền Sài Gòn cũ với hàng loạt những biến cố được miêu tả khá hấp dẫn. Qua đó, chân dung đa chiều về Dương Văn Minh được định hình rõ nét để bạn đọc cùng cảm nhận và suy ngẫm.
 
Tác giả và cuốn sách sau 30 năm "thai nghén".
Ảnh: Chí Cường.

Đi Sài Gòn như… đi chợ

Một buổi sáng cuối tháng 2 năm 1975, Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân khi đó là Nguyễn Đình Ước gặp nhà báo Nguyễn Trần Thiết nói: "Tôi biết ông là phóng viên mặt trận có nhiều kinh nghiệm nên tôi "dành" chiến trường chính cho ông". Ai ngờ, chuyến đi này đã mang lại cho ông nhiều duyên phận, làm tiền đề cho nhiều cuốn sách, trong đó có cuốn "Dương Văn Minh - Tổng thống cuối cùng" mà ông thực hiện trong 30 năm.

Ông Nguyễn Trần Thiết cho biết, là một người lính, trong mắt ông và bao người dân lúc bấy giờ, Dương Văn Minh (DVM) là "tên ác ôn", hết bám lấy Pháp lại trông cậy vào Mỹ để chống lại cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc Việt Nam.
 
Nhưng rồi, từ sau chuyến đi vào những ngày cuối cùng của chiến tranh giải phóng miền Nam 30 tháng 4 năm 1975, ông được phỏng vấn toàn bộ nội các DVM sau thời điểm nội các này đầu hàng vô điều kiện quân giải phóng. Từ đây, câu hỏi "tại sao vào thời khắc được trao chính quyền ấy, DVM lại đầu hàng vô điều kiện?" cứ ám ảnh ông. Đó chính là lý do để trong gần 30 năm sau ngày giải phóng, ông lục tìm những chứng cứ, những lời kể cho câu trả lời về chân dung đa chiều của một vị tổng thống, thay vì như ông từng nghĩ: "Tên ác ôn" của lịch sử.
Đây là một đề tài lớn và liên quan đến nhiều nhân vật quan trọng nên phải được sự đồng ý của Thành ủy TP HCM. Trong số muôn vàn cái khó để nhà văn Nguyễn Trần Thiết viết về DVM, có những lý do rất... cơ cấu. "Khi đó, tôi được hiểu rằng, có 3 đề tài về 3 nhân vật lớn của Sài Gòn cũ thì đã bị hai nhà văn miền Bắc "cướp" mất rồi. Nhà văn Hữu Mai có "Ông cố vấn", còn tôi đã có "Viên chuẩn tướng" nên đề tài DVM nhất định phải do nhà văn miền Nam cầm bút chứ "ông Thiết viết nữa thì ưu ái quá".

Biết không thể trông chờ vào một nguồn, ông quay sang nhờ vả Ban Binh vận Sài Gòn. Ông được Ban Binh vận giao toàn bộ tài liệu mật, bố trí để ông tiếp xúc với những nhân vật có hiểu biết và đã "bám" DVM như nguyên chuẩn tướng quân đội Sài Gòn Nguyễn Hữu Hạnh, Trung tướng Nguyễn Hữu Có.
 
Trong đó, nhân vật tưởng dễ mà lại khó nhất là Dương Minh Nhật, em trai của DVM. Ông đã tiếp xúc với ông Nhật trong suốt 7 năm trời, cứ đi đi về về giữa Hà Nội- Sài Gòn như đi chợ nhưng "nhân chứng" vẫn không hé nửa lời. Được cái, ông quen biết rộng nên thường xuyên đi nhờ máy bay quân sự của quân đội, không phải nịnh vợ xin tiền. Và phải đợi đến khi được Ban Binh vận "bật đèn xanh", những điều chưa biết về viên tổng thống cuối cùng mới được người em trai hé mở.
Năm 2005, ông trở lại Sài Gòn mang theo bản thảo cuốn sách để tìm đối tác xuất bản. Nhưng phải đến thời điểm này, tác phẩm mới được đặt trên tay ông và độc giả.
 
Hai anh em, hai chiến tuyến

Việc DVM đầu hàng vô điều kiện hoàn toàn không phải là ý định nhất thời của một con người biết thức thời. Đó là cả một kế hoạch “lôi kéo” trường kỳ của ta, mà người đặt viên gạch đầu tiên cho kế hoạch này là Dương Minh Nhật, em trai của tổng thống DVM, được tác giả khai thác đậm nét.

Trong số mấy anh em, Dương Văn Minh và Dương Minh Nhật gắn bó với nhau nhất vì xấp xỉ bằng tuổi. Trước Cách mạng tháng Tám cả hai đều ghi tên vào trường sĩ quan dự bị của Pháp. Ông Minh học khóa đầu thì ông Nhật cũng theo gương anh học khóa 2, cùng khóa với Võ Văn Thời. Chính Võ Văn Thời là người vạch đường cho ông Nhật đến với cách mạng nên kết thúc khóa học, ông khuyên bạn mình không nên nhận lon sỹ quan, không đi lính cho Pháp. Ông Nhật đồng ý ngay. Từ đây, con đường đi của hai anh em họ Dương đã rẽ thành hai hướng. DVM theo con đường binh nghiệp của Pháp, còn ông Nhật nộp đơn theo học trường Canh nông.

Năm 1960, đồng chí Võ Văn Thời, khi đó đang là Cục trưởng Cục địch vận chủ chương "chọn những đồng chí có quan hệ họ hàng ruột thịt thân thiết với các sĩ quan cao cấp của quân đội Sài Gòn". Ông đặc biệt quan tâm đến Dương Minh Nhật. Lúc này, ông Nhật chỉ giữ chức vụ tương đương với cán bộ trung đoàn nhưng đang chuẩn bị hạ sao để chuyển ngành sang làm Phó Giám đốc Nông trường Sao Vàng. Được Võ Văn Thời thuyết phục, ông Nhật về Cục địch vận nhận nhiệm vụ "quốc gia trọng đại". Ông báo cáo nhiệm vụ của ông Nhật với đồng chí Lê Quang Đạo (lúc đó là Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị) và được đồng chí ủng hộ phương án đưa Dương Minh Nhật vào Sài Gòn lôi kéo DVM.

Cùng với phương án này, phía ta cũng đề phòng cả những rủi ro "một giọt máu đào hơn ao nước lã"- Dương Minh Nhật bị chính anh trai lôi kéo trở lại. "Đây là một quyết định nguy hiểm vì nếu trong trường hợp ông Nhật về với DVM sẽ vô cùng tai hại vì ông Nhật biết quá nhiều bí mật quốc gia không chỉ ở Ban Binh vận mà cả ở Bộ Quốc phòng", tác giả phân tích. "Không vào hang sao bắt được cọp?". Vậy là Dương Minh Nhật mạo hiểm trở về "mái nhà xưa" nhưng không chỉ đoàn tụ gia đình sau bao năm xa cách, mà là để... chiến đấu.

Nhờ có sự giúp đỡ của người cậu ruột đứng ra lo liệu, Dương Minh Nhật đã được gặp DVM đàng hoàng trong dinh thự của anh trai. Trong cuộc gặp, hễ có cơ hội là ông Nhật khuyên DVM đừng mơ hồ về sự "giúp đỡ" của Mỹ với Nam Việt Nam. Có lúc, ông Nhật đề đạt thẳng: "Nếu anh ra chiến khu bây giờ, mấy anh rất hoan nghênh". Nhưng DVM lắc đầu: "Chỉ khi nào cần lánh nạn, tao mới chọn đường rút lui tốt nhất". Nhưng khi khuyên DVM nên đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm thì ông biết, hai anh em đã cùng "chí hướng".

Ngày 1/11/1963, Trung tướng DVM nhân danh Chủ tịch Hội đồng quân nhân cách mạng phát lệnh đảo chính Chính phủ Ngô Đình Diệm và lên làm Quốc trưởng. Dương Minh Nhật rất hài lòng bởi việc quan hệ Bắc - Nam sẽ dễ dàng hơn. Nhưng rồi nội bộ tranh quyền đoạt vị, DVM bị cô lập, thậm chí có lúc trở thành tù giam lỏng ở Thái Lan, khiến cho kế hoạch giác ngộ của người em trai và phía ta gặp nhiều cản trở, để rồi nó chỉ trở thành hiện thực vào những thời khắc cuối cùng của chiến thắng lịch sử 30/4/1975.
 
Chân dung đa chiều

Trong suốt cuốn sách, sự kiện được tác giả dụng công nhất là những ngày cuối cùng của chế độ ngụy quyền. Điều mà độc giả sẽ ít thấy ở các tài liệu trước đó là tâm trạng giằng xé của DVM trước cái ghế tổng thống khi mà quân giải phóng đang tiến về Sài Gòn với khí thế như chẻ tre. "DVM đứng trước sự lựa chọn mà gần như ông không được chút gì, chỉ bị mất nếu ông nhận làm tổng thống. Từ trước đến nay, lịch sử ghi danh những người chiến thắng chứ chưa có trang nào tuyên dương người thua cuộc, người thất trận?".
 
Rồi có lúc, tác giả lại như tự đặt mình vào tâm trạng của DVM mà nhận định: "Nhiều người khuyên Minh không nên giơ đầu chịu báng vào thời điểm này, làm sao xoay chuyển nổi. Người ta ăn ốc còn mình đi đổ vỏ?... Sẽ không ít người chê cười ông, bắt bẻ ông nếu ông nói ngồi vào ghế tổng thống là vì dân vì nước. Người ta lên án ông là tay sai, cả cuộc đời gắn bó hết với Pháp lại với Mỹ".

Đại tá Nguyễn Trần Thiết nói, khi viết về DVM, ông đã xác định rất rõ là không tô hồng, không bôi đen, giữ đúng nguyên mẫu mà ông Minh đã có để bạn đọc tham khảo. Còn những ưu ái cho nhân vật, nếu có cũng chỉ là ở ngoài trang viết.

"Những quan điểm trái chiều với một nhân vật lịch sử là chuyện bình thường, nhưng việc cuốn sách được in là bằng chứng cho thấy quan điểm của tôi đã được nhìn nhận, hoặc ít ra, cũng là điều để bạn đọc tham khảo", Đại tá Nguyễn Trần Thiết nói.

Năm 2005, khi ông Thiết mang sách đến NXB Trẻ để in, vài hôm sau, có một "đầu nậu" tìm đến ông và đặt lên bàn 200 triệu đồng, nói là muốn mua bản quyền cuốn sách, còn mọi thứ khác thì ông không phải lo. Ông nghĩ ngợi, tiền thì cũng nhiều thật, nhưng bán rồi thì biết ăn nói thế nào với những người đã giúp đỡ mình. Và nhỡ, "đầu nậu" cắt hết phần liên quan đến cách mạng Việt Nam, chỉ giữ lại những phần về DVM thì khác nào mình thành Việt gian? Vậy là ông đến NXB Trẻ ký hợp đồng và cầm 3 triệu đồng về nhà để đỡ bị “đầu nậu” làm phiền.
 
Thanh Hà
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ 7 công nhân tử vong thương tâm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền xi măng ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 đối tượng

Vụ 7 công nhân tử vong thương tâm khi bảo dưỡng, sửa chữa máy nghiền xi măng ở Yên Bái: Bắt tạm giam 1 đối tượng

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Liên quan tới vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khiến 10 công nhân thương vong tại nhà máy xi măng ở Yên Bái, công an tỉnh này đã khởi tố vụ án, đồng thời bắt tạm giam 1 đối tượng.

Trinh sát đột kích, phát hiện bí mật khủng khiếp của nam thanh niên thường lục thùng rác lúc nửa đêm

Trinh sát đột kích, phát hiện bí mật khủng khiếp của nam thanh niên thường lục thùng rác lúc nửa đêm

Pháp luật - 3 giờ trước

Qua quá trình theo dõi, lực lượng chức năng phát hiện nam thanh niên này thường đến khu vực thùng rác lúc nửa đêm mỗi khi về hoặc trước khi rời khỏi nhà...

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Giải cứu cụ bà 92 tuổi thoát khỏi đám cháy, hai người dân ở Hải Phòng được khen thưởng

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Công an quận Hồng Bàng (TP. Hải Phòng) vừa tổ chức khen thưởng 2 công dân đã dũng cảm giải cứu cụ bà 92 tuổi mắc kẹt trong vụ cháy nhà dân.

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Sai sót trong quy trình vận hành sửa chữa cướp đi sinh mạng 7 công nhân

Thời sự - 5 giờ trước

Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Yên Bái, nguyên nhân ban đầu của vụ tai nạn được xác định do sai sót trong việc thực hiện quy trình vận hành sửa chữa.

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Bắt Phó chủ tịch Vĩnh Phúc và các bị can do liên quan tới Hậu "Pháo"

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Bộ Công an xác định, Phó chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Khước và một số cá nhân đã nhận tiền hối lộ của Hậu "Pháo" để tạo điều kiện cho công ty của bị can này.

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Nữ Tiktoker ở Bình Dương bị đánh hội đồng

Pháp luật - 5 giờ trước

Một nhóm thanh niên đánh hội đồng cô gái trẻ ngay tại tiệm ăn vặt trên đường khiến dư luận bức xúc. Nạn nhân là một Tiktoker nổi tiếng tại Bình Dương.

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Dự báo chi tiết các phương diện của tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi theo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024

Xã hội - 6 giờ trước

GĐXH – Dự báo tử vi tuần mới 22/4 – 28/4/2024, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã dự báo chi tiết các phương diện về sự nghiệp, tài lộc, tình cảm... dưới đây các tuổi Tý, Sửu, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, Hợi

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Hòa Bình: Sau va chạm giao thông nữ giáo viên tai nạn thương tâm

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Trên đường đi dạy học, một giáo viên đang công tác tại một trường học ở huyện Tân Lạc, Hòa Bình bất ngờ xảy ra va chạm dẫn đến tử vong.

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Chi tiết lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 mới nhất cho người lao động, học sinh, sinh viên

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Theo lịch hoán đổi ngày làm việc trong dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2024, người lao động sẽ được nghỉ sẽ kéo dài 5 ngày liên tục.

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thời sự - 9 giờ trước

GĐXH - Ngày 23/4, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Top