eMagazine

Mòn mỏi, lay lắt đến kiệt quệ trong cuộc chờ đợi 4.000 ngày

Hơn 10 năm cũng có nghĩa là gần 4.000 ngày chờ đợi. Đó là quãng thời gian nhiều trăn trở và băn khoăn nhất trong cuộc đời với phần lớn những người dân chịu ảnh hưởng từ đại dự án mỏ sắt Thạch Khê.

Họ là những người dân miền Trung nghèo khổ, vất vả nhưng nhiều niềm tin và hy vọng. Hiếm có một đại dự án nào mà số lượng người dân ủng hộ khi bắt đầu có chủ trương khởi công lại lên đến 100%. 

Người dân Hà Tĩnh nhiều thập kỷ về trước còn tự cho rằng người dân Thạch Đỉnh, Thạch Hải thuộc địa bàn vùng ven biển vốn sống như một "bộ lạc" tách biệt. Đó là cách nói dân dã nhưng đầy chua xót về cuộc sống vất vả, nghèo khó của người dân thuộc địa bàn mỏ sắt Thạch Khê. Nhưng, điều quan trọng hơn hết, đó cũng chính là lý do cho sự ủng hộ quả quyết của người dân mỏ sắt Thạch Khê.

25.000 người dân “khóc ròng” 4.000 ngày trước đại công trình mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 1.

Khung cảnh hoang tàn, đổ nát của đại công trình mỏ sắt Thạch Khê hiện nay.

Năm 2008, mỏ sắt Thạch Khê chính thức được khởi công xây dựng. Gần 650 hộ dân được di dời, 5ha đất nông nghiệp được san bằng để nhường đất cho đại dự án. Mỏ sắt Thạch Khê là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á, dự kiến có trữ lượng khai thác đến 544 triệu tấn. 

Đại công trình mỏ sắt Thạch Khê bắt đầu bấm nút khởi công vào ngày 24/11/2008 với mô hình khai thác lộ thiên 4.821 ha. Nếu dự án triển khai hoàn thiện sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của gần 6.000 hộ dân và 25.000 người dân sẽ nằm trong vùng bị ảnh hưởng. Tổng mức đầu tư cho dự án này là 14.500 tỷ cho 52 năm triển khai.

Người dân ra đi với những khoản đền bù và những lời hứa. Lời hứa mà họ quan tâm nhất chính là việc được ưu tiên về công ăn việc làm cho bản thân và con em. Với những người dân biển ngang nghèo khó, chỉ cần thế là đủ.

Thế nhưng, 10 năm trôi qua, họ đã phải sống trong lay lắt. Nhiều hộ dân vẫn chưa nhận đủ số tiền đền bù, nhà máy nước sạch vẫn chưa thành hình, mọi nguồn sinh kế đã bị xóa sạch. Sau nhiều quyết định liên quan đến tiếp tục triển khai hay tạm dừng thì đến nay người dân chịu ảnh hưởng thuộc 6 xã gồm Thạch Đỉnh, Thạch Khê, Thạch Lạc, Thạch Hải, Thạch Bàn, Thạch Trị vẫn chưa có nổi một ngày an tâm với cuộc sống mới.

25.000 người dân “khóc ròng” 4.000 ngày trước đại công trình mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 2.

Những ngôi nhà đang bị đập phá dở là nơi trú nắng, trú mưa của hàng chục hộ dân quay lại lòng mỏ mưu sinh.

Những phận dân đen chưa kịp hiểu bản đánh giá tác động môi trường mà Bộ Tài nguyên Môi trường đã công bố nhưng họ hiểu rất rõ "nếu cứ quẩn quanh ở đây thì chết đói".

Gần 4.000 ngày chờ đợi, năm 2018, mỏ sắt buộc phải dừng lại. Vừa qua, trong nhiều cuộc thảo luận từ Trung ương đến địa phương, các Bộ, ngành đã có nhiều ý kiến trái chiều về việc nên tiếp tục hay dừng lại mỏ sắt Thạch Khê. Dừng lại, hay tiếp tục vẫn còn là câu hỏi còn nhiều trăn trở.

Đến Mỏ sắt Thạch Khê, chúng tôi không khỏi xót xa khi khác với không khí hăng say, náo nhiệt trước đây nay chỉ còn là những dải đất, cồn cát hoang hóa, những vũng nước sâu trải dài hàng km.

Buộc phải rời nơi tái định cư, về lại chốn cũ sống trong cảnh hoang tàn

6h sáng, những người dân sống trong lòng dự án mỏ sắt Thạch Khê lại rồng rắn di chuyển cả 3,4 km để lấy nước, sạc điện vào ác quy. Chuyện tưởng như chỉ có trong thời bao cấp nhưng lại là chuyện thường ngày với những người dân ở đây.

25.000 người dân “khóc ròng” 4.000 ngày trước đại công trình mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 3.

Anh Nguyễn Hy Long trong nỗi trăn trở cơm áo, gạo tiền khi nguồn sinh kế đã bị vùi lấp theo dòng cát mỏ sắt.

Đã nhiều năm nay, nhiều hộ dân trong số những người dân được chuyển về khu tái định cư đã quay lại sống ở những ngôi nhà đổ nát trong lòng dự án mỏ sắt Thạch Khê. Họ chấp nhận cuộc sống không điện, không nước để có thể kiếm kế mưu sinh. Chấp nhận là bởi không có hồi âm, không thể giải quyết. Chấp nhận bởi họ không còn con đường nào khác.

Gần cả mấy tháng nay, anh Nguyễn Hy Long (46 tuổi, người dân khu tái định cư Thạch Đỉnh) cùng vợ của mình đã chuyển về khu nhà cũ bị phá dỡ một phần trong lòng dự án để trồng màu. Anh tâm sự trong nước mắt: "Bà tôi tin tưởng dự án nên mới để đất lại để nhận tiền đền bù. Số tiền ấy chỉ đủ cho chúng tôi xây nhà ở. Đất nông nghiệp không được phân, dự án không triển khai, không có công ăn việc làm thì dân chịu đói. Nhà tôi có 2 vợ chồng, 3 đứa con đang tuổi ăn học nên chỉ còn cách quay lại đây. Chịu ở khốn khổ như thế này mà mưu sinh".

Đó là số phận chung của hàng chục hộ dân đã phải quay trở lại sinh sống trên đất dự án. Lý do quay lại đều là để kiếm nguồn thu nhập từ việc trồng màu và chăn nuôi. Dự án khai thác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mạch nước ngầm nên hiệu quả từ việc trồng màu của người dân cũng không còn được như trước. Với đặc thù là vùng biển ngang, chiêm trũng chỉ canh tác được một mùa nên giờ đây canh tác đủ sống cho nhu cầu thường ngày là cả một giấc mơ dài với bà con.

25.000 người dân “khóc ròng” 4.000 ngày trước đại công trình mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 4.

Người dân đã buộc phải chấp nhận cuộc sống cơ cực để có thể có nguồn sinh kế.

Tương lai có lẽ là vệt nối cho sự ra đi và trở về của họ. Ra đi vì một tương lai tương sáng hơn và trở về cũng vậy. Ít nhất họ còn có thể chủ động chuyện cơm áo thường ngày. Những người dân sống hiểu họ đang vi phạm pháp luật dù vì đất đai, nhà cửa giờ đã không còn là của họ. Nhưng sinh kế là điều quan trọng hơn nếu một ngày có "bị đuổi" thì thì vẫn phải ra đi bởi đất đâu còn là của mình nữa".

Chung niềm trăn trở, bà Hoàng Thị Ánh (49 tuổi) không giấu nổi sự bức xúc: "Cuộc sống ở nơi tái định cư với những người có tuổi như chúng tôi không khác gì "giam lỏng". Có nhà cửa nhưng không có công ăn việc làm thì chúng tôi chỉ có chịu chết. Người trẻ còn có thể đi xin việc chứ chúng tôi già cả thế này lại không có trình độ ngoài quay lại đây thì để nuôi trồng thì chẳng còn cách nào khác. Nếu mỏ sắt làm chúng tôi đi ngay, lời hứa hẹn trôi đi 10 năm rồi".

Dân khát nước, khát việc, cuộc sống quẩn quanh nhiều số 0

Không nước sạch, không việc làm, không đất sản xuất là tình trạng chung của hàng nghìn người dân tại các khu tái định cư vùng sắt Thạch Khê. Người dân tại đây đã quá ngán ngẩm khi nói về cuộc sống ở nơi ở mới của mình.

Rời mỏ sắt Thạch Khê, mỗi một hộ dân được phân 300 mét vuông đất tại khu tái định cư. Diện tích đất này chỉ đủ để mỗi hộ dân có thể xây nhà và làm một khoảng sân nhỏ. Không chỉ không có đất nông nghiệp để sản xuất, không có sinh kế để làm việc mà những hộ dân ở đây suốt 10 năm qua đều không có nguồn nước sạch để sử dụng.

Đều đặn hàng ngày, những hộ dân tại khu tái định cư thuộc xóm 9, xã Thạch Đỉnh đều phải di chuyển sang các xã bên để vận chuyển nước sạch về sử dụng. Tất cả các giếng ngầm được người dân đào để sử dụng đều là những "giếng chết". Gọi là "giếng chết" vì tất cả các giếng khoan này đều trong tình trạng không thể sử dụng. Những dòng nước được bơm lên từ giếng nước này không khác nước cống, đen ngòm hoặc đỏ au.

25.000 người dân “khóc ròng” 4.000 ngày trước đại công trình mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 5.

Sống trong những căn nhà khang trang nhưng "chạy ăn từng bữa" vẫn là nỗi lo thường trực của bà con khu tái định cư.

Nguồn nước phải đi lấy về rất quý, nên để tiết kiệm, việc sử dụng máy nóng lạnh, máy giặt cũng là điều xa xỉ với các bà con tại khu tái định cư. Ông Nguyễn Công Cảnh (69 tuổi, dân xóm tái định cư) chia sẻ đầy chua xót: "Khi di dời, họ hứa hẹn sẽ cho chúng tôi nước sạch và việc làm nhưng đến giờ một giọt cũng không có. Dân chúng tôi khát nước, khát việc làm. Con em cũng chỉ biết tha phương cầu thực chứ quẩn quanh ở đây thì cũng chết đói mà thôi".

Điều đáng nói là không chỉ các hộ tái định cư, mà đên thời điểm hiện nay rất nhiều hộ dân vẫn chưa được nhận đủ tiền đền bù với đất nằm trong dự án vì dự án tạm dừng. Bà Hồ Thị Quyên (69 tuổi) chỉ biết nghẹn ngào: "Chúng tôi chưa được đền bù hết thì dự án dừng. Nếu như biết trước thế này chắc chắn chúng tôi sẽ không chấp nhận di dời. Di dời vì nhìn thấy tương lai chứ ri (thế này) chẳng khác gì mần lại (làm lại) từ đầu. Hứa hẹn cũng nhiều, tập huấn nghề cũng lắm mà chúng tôi có được mần chi mô (làm gì đâu). Không có con cái chắc chết đói".

Đó không chỉ là thực trạng của những bà con tại khu tái định cư Thạch Đỉnh, Thạch Bằng mà còn là câu hỏi còn bỏ ngỏ với hơn 6.000 người dân đã bị di dời. Mỏ sắt ngừng cũng có nghĩa là họ phải tự chuyển đổi việc làm. Nhưng, rào cản lớn nhất lại là trình độ và tuổi tác.

Đến với khu tái định cư những ngày giáp Tết chúng tôi không khỏi trăn trở, xót xa khi những ngôi nhà khang trang đều cô đơn và lạnh lẽo. Phần đông những người trẻ phải tha hương, cầu thực còn những người lớn tuổi thì tay xách, nách mang với những thế hệ con trẻ mà số tuổi của chúng có khi còn nhỏ hơn số năm chờ đợi mỏ sắt thành hình.

Cần siết chặt quản lý khai thác khoáng sản quốc gia

Trao đổi với phóng viên Báo Gia đình & Xã hội, Chủ tịch UBND xã Thạch Đỉnh, ông Nguyễn Văn Hồng cho biết: "Chúng tôi đã đề xuất cho dân nhiều lắm rồi nhưng rất bế tắc. Địa phương không có cách nào để tháo gỡ. Quỹ đất địa phương không hề còn đất sản xuất cho người dân tái định cư. Dân khóc chúng tôi cũng khóc theo chứ có mô (nơi nào) khổ như dân Thạch Đỉnh, Thạch Hải".

Đại diện Ban Quản lý dự án mỏ sắt Thạch Khê (đề nghị được giấu tên) thì cho rằng: "Hiện nay, chưa có cơ sở cụ thể nào để có thể đánh giá năng lực của chủ đầu tư là đủ hay không để thực thi dự án. Hiện nay, chủ đầu tư cũng đã đầu tư gần 2.000 tỷ, đó là một con số không nhỏ. Rõ ràng nếu mỏ sắt Thạch Khê dừng hẳn thì hệ lụy cho cuộc sống của người dân là điều khó tránh khỏi. Để giải quyết có khi phải mất cả hàng chục năm mới xong. Vấn đề sinh kế của người dân và nước sạch cũng vậy. Dự án dừng không thể có nguồn để xây dựng".

25.000 người dân “khóc ròng” 4.000 ngày trước đại công trình mỏ sắt Thạch Khê - Ảnh 6.

Những cỗ máy đã "đắp chiếu" từ khi dự án mỏ sắt Thạch Khê bị tạm dừng.

Về vấn đề nhiều hộ dân còn chưa được đền bù, vị lãnh đạo này cho biết thêm: "Theo tiến độ dự án sẽ đền bù theo các giai đoạn 1850ha đất nhưng do dự án tạm dừng khiến khoảng 170ha còn chưa được đền bù. Đây là nguyên nhân khách quan nên chúng ta không thể ép chủ đầu tư dự án được".

Không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta. Nhưng đằng sau việc dừng lại một đại dự án là những hệ quả vô cùng nặng nề của những người dân. Câu hỏi trách nhiệm cần được đặt ra một cách rõ ràng, dứt khoát.

Trách nhiệm lớn nhất nằm ở quá trình cấp phép, quản lý dự án. Chúng ta không chỉ cần nhìn nhận ở góc độ giá trị kinh tế mà cần nhìn sâu vào những hệ lụy của người dân phải gách chịu. Không chỉ người dân mất niềm tin mà doanh nghiệp cũng rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi hơn 1.800 tỷ đồng bỗng chốc "bỗng hơi" mà không được tiếp tục triển khai dự án.

Để quyết định liệu có thể tiếp tục triển khai hay không cần sự vào cuộc nghiêm túc của nhiều Bộ, ngành, đơn vị liên quan. Tuy nhiên, để cả vạn người dân rơi vào cảnh "sống không biết tương lai" thì rõ ràng chúng ta cần phải xem xét lại quá trình cấp phép của dự án. Siết chặt cấp phép khai thác khoáng sản địa phương là điều cần phải thực hiện một cách nghiêm túc, nhất quán để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc như đại dự án Mỏ Sắt Thạch Khê. Hậu quả về kinh tế là điều thấy rõ nhưng chỉ số niềm tin của người dân sụt giảm thì khó lòng có thể đong đếm được.

Huy Hoàng - Hà An

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Người đàn ông để lại nhẫn cưới, điện thoại rồi nhảy xuống sông

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện một đôi dép, chiếc áo, điện thoại và một nhẫn cưới do nạn nhân để lại.

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Lừa đảo đưa 9 người dân ở Bắc Kạn sang Úc làm việc, một đối tượng quê Hải Dương bị bắt

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Do nợ nần, Đoàn Văn Trung quê ở Hải Dương lập tài khoản zalo thường xuyên đăng tải hình ảnh về công việc ở Úc với mức thu nhập cao. Khi nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền thì chiếm đoạt.

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Bắc Kạn: Vận chuyển pháo hoa thuê với giá 2,2 triệu đồng, một đối tượng bị phạt 5 năm tù

Pháp luật - 8 giờ trước

GĐXH - Vận chuyển pháo hoa với số lượng lớn từ Cao Bằng về Thái Nguyên với giá 2.200.000 đồng, một bị cáo bị xử phạt 5 năm tù giam.

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

TPHCM chỉ đạo nóng sau vụ trẻ mầm non bị tát, ngồi đè lên bụng, nhét đồ ăn

Giáo dục - 8 giờ trước

Ngày 24/4, Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM có văn bản chấn chỉnh hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo sau vụ bạo hành tại Lớp Mẫu giáo Tí Bo.

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Sơn La: Mưa đá phủ trắng ruộng nương, đường sá, gây thiệt hại lớn

Thời sự - 9 giờ trước

GDXH - Trận mưa đá lớn ở xã Lóng Luông và Xuân Nha, huyện Vân Hồ, Sơn La bao phủ đồi núi, ruộng nương gây thiệt hại nặng.

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường kính không rõ nguồn gốc xuất xứ

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Quá trình thực hiện nhiệm vụ, lực lượng của Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình phát hiện, tạm giữ 3,5 tấn đường không rõ nguồn gốc xuất xứ.

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

3 học sinh dựng hiện trường tự tử khiến nhiều lực lượng mò dưới kênh suốt nhiều giờ

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Nhận được thông tin nghi có học sinh tự tử trên kênh N2 (địa bàn xã Sơn Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) các lực lượng chức năng đã khẩn trương xuống kênh để mò tìm suốt nhiều giờ.

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Phát tán video ‘nhạy cảm’ khi người yêu cũ có bạn trai mới: Hành vi đê hèn

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Bực tức vì người yêu cũ có người yêu mới, Thức đã phát tán video "nhạy cảm" lên mạng xã hội với mục đích trả thù.

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Chủ tịch Hà Nội yêu cầu công an làm rõ vụ 2 phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tác nghiệp ghi nhận vụ cháy nhà xưởng trên địa bàn xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội, 2 phóng viên thuộc 2 cơ quan báo chí đã bị một nhóm đối tượng lăng mạ, hành hung.

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Dự án tàu điện không ray được đề xuất triển khai tại Hà Nội có gì đặc biệt?

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Tàu điện không ray là một loại hình vận tải hành khách công cộng mới được đề xuất áp dụng vào mạng lưới giao thông công cộng thành phố Hà Nội. Tàu không chạy trên đường ray truyền thống mà thay thế bằng đường ray ảo với công nghệ hiện đại.

Top