Hà Nội
23°C / 22-25°C

200 lao động "kêu cứu" ở Jordan: Bao giờ có kết luận cuối cùng ?

Thứ tư, 07:58 05/03/2008 | Xã hội

Giadinh.net - Hôm qua 4/3/2008, Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội đã tổ chức họp báo thông báo về tình hình 200 lao động kêu cứu ở Jordan...

>> Thảm cảnh vì tin vào "miền đất hứa"

"Các nữ công nhân không kiệt sức vì đói"

Đó là khẳng định của ông Trần Việt Tú với GĐ&XH, Phó tổng Lãnh sự ĐSQ Việt Nam tại Cairo (Ai Cập), đại diện ngoại giao của Việt Nam được cử sang Jordan để giải quyết tình hình 200 lao động Việt Nam "kêu cứu" ở đây.

Theo lời ông Trần Việt Tú, nguyên nhân dẫn đến tình trạng cảnh sát Jordan đến ký túc xá của lao động Việt Nam tại nhà máy Sơn Hoa (TP Amman - Jordan) “sử dụng bình xịt hơi cay, đánh người” như lời tố cáo của lao động là do nhóm lao động đình công phá phách, huỷ hoại đồ đạc, quần áo, tư trang của những người đi làm.

Trước khi tách làm hai nhóm lao động đối lập (nhóm đi làm và nhóm đình công) như hiện nay, toàn bộ hơn 200 lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhà máy Sơn Hoa thống nhất đình công đòi tăng lương và thoả thuận với nhau không ai được đi làm khi chưa được sự đồng ý của cả nhóm.

Tuy nhiên, sau khi nhà máy điều chỉnh mức lương mới (thông thường đạt trên 200USD/tháng), đã có 30 lao động đi làm trở lại. Bực mình vì sự “thất hứa” của những người này, những lao động còn lại đã có sự xô xát với nhóm người đi làm.

Theo lời của nhân viên phiên dịch Vũ Thu Hà, đại diện công ty đưa lao động đi làm việc tại nhà máy Sơn Hoa cho biết: Khi xảy ra xô xát, nhà máy đã gọi lên văn phòng của Bộ Lao động và cảnh sát khu vực để “giúp đỡ” nhà máy giải quyết tình trạng trên.

Theo đánh giá của ông Trần Việt Tú thì nhóm những người đình công đã làm “những việc rất sai trái”. Thậm chí, có những công nhân tố cáo là bị đánh, bị đau ốm, đòi nhà máy phải đưa đi chụp chiếu, trong khi nhà máy chưa kịp sắp xếp thì kêu là nhà máy không quan tâm. Nhưng khi ông Tú yêu cầu nhà máy cho xe ô tô đưa đi bệnh viện thì những người này không đi và một số người được coi là cầm đầu không cho đưa đi khám bệnh. Hiện vẫn đang có 85 lao động trở lại làm việc với tinh thần ổn định.

Chủ nhà máy đề nghị công nhân đi làm lại

Ông Tú cho biết thêm: Điều 28, Luật Lao động của Jordan quy định: công nhân chỉ được đình công trong 10 ngày. Sau thời gian này, nhà máy có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và không chịu trách nhiệm về mọi mặt. Nếu sau 10 ngày công nhân vẫn đình công, mỗi người sẽ bị phạt 50DJ (tương đương với 71USD) trong ngày đầu tiên, từ ngày thứ hai trở đi sẽ bị phạt thêm 5DJ mỗi ngày.

Nếu dựa vào luật này thì nhà máy Sơn Hoa hoàn toàn có thể mời những công nhân đình công ra khỏi kí túc xá, bởi đến thời điểm hiện nay công nhân đình công đã hơn 20 ngày. Đồng thời họ có quyền làm đơn và chuyển danh sách những lao động đình công lên Bộ Lao động Jordan để nước sở tại trục xuất những lao động này về nước.

Cũng theo ông Tú, trong 2 ngày (2-3/3), ông đã tiếp xúc với lao động Việt Nam và chủ nhà máy Sơn Hoa, đích thân chủ nhà máy đã cùng ông Tú gặp gỡ với lao động đình công và đề nghị họ ở lại làm việc. Tuy nhiên, nhóm lao động này đã tỏ thái độ bất hợp tác bằng việc cười ồ lên sau mỗi câu nói của ông chủ nhà máy.

Cuối cùng, ông Tú đành phải tìm biện pháp mượn một phòng trống của công ty, mượn bảng lương và thông báo cho toàn bộ công nhân trong nhóm đình công có thể xuống gặp trực tiếp, để trao đổi trực tiếp những bức xúc và đối chiếu bảng lương, xem số tiền thực nhận của công nhân có đúng như bảng lương Công ty cung cấp. Đồng thời, qua trò chuyện, ông Tú sẽ dự trù được số lượng bao nhiêu người muốn đi làm trở lại. Nhưng không có một lao động nào xuống do bị một số người cầm đầu trong nhóm khống chế. Ông Tú cho biết, trong nhóm lao động đình công có một số lao động rất cứng đầu và gần như điều khiển toàn bộ công nhân đình công.

“Hiện nhà máy vẫn phục vụ lao động đình công cơm ăn ba bữa như những công nhân Việt Nam đi làm trở lại và công nhân đến từ những nước khác. Toàn bộ lao động đình công cũng vẫn xuống nhà ăn của nhà máy ăn uống đều đặn, không hề có chuyện kiệt sức vì đói như có tờ báo ở VN đưa tin”, ông Tú khẳng định.

Mai Thúy (từ Bangkok)

"Nếu đúng như lao động phản ánh, lỗi thuộc về doanh nghiệp"

Trước những thông tin trái chiều về vụ việc này, phóng viên Báo GĐ&XH đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Thanh Hòa, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội (LĐTBXH).

Theo nguồn tin mà chúng tôi đã nhận được từ phía người lao động, việc gần 200 công nhân Việt Nam tại Jordan đình công là do lương thấp và làm quá sức không đúng như thỏa thuận trong hợp đồng. Sự việc này đã được báo chí phản ánh khá lâu, nhưng cho đến nay việc đình công của công nhân vẫn chưa chấm dứt. Vậy phía cơ quan quản lý lao động Việt Nam đã có những động thái gì?

Đầu tiên chúng tôi đã yêu cầu Công ty cổ phần Da giày Việt Nam và Công ty Than tìm hướng giải quyết, yêu cầu doanh nghiệp báo cáo tình hình và cử ngay đoàn công tác sang Jordan để giải quyết. Phía Công ty cổ phần Da giày Việt Nam và Công ty Than đã đi sang Jordan nhưng 4 ngày nay vẫn chưa sang được vì vướng visa ở Bang Kok (Thái Lan).

Trước tình hình đó, Bộ Ngoại giao và Bộ LĐTBXH đã họp bàn và thống nhất cử ngay đại diện Đại sứ quán của ta ở Ai Cập sang Jordan nắm tình hình. Và thông tin mà đồng chí Tú (ông Trần Việt Tú) gửi về chúng tôi đã kịp thời gửi tới cơ quan báo chí.

Như vậy, hiện phía chủ sử dụng phía Jordan đã điều chỉnh lại lương cho lao động, trung bình 280-300 USD, sau khi trừ còn 210 -230 USD cho tháng 1, hứa bảo đảm hợp đồng, tính đủ thời gian làm thêm...

Nhưng theo phản ánh của lao động, thì họ muốn phía công ty Sơn Hoa sửa lại lương không chỉ 1 tháng mà là cả 3 năm đúng như hợp đồng. Và đó chính là lý do khiến lao động chưa từ bỏ ý định đình công. Vậy quan điểm của Bộ về việc này như thế nào?

Không phải cái gì lao động kêu cũng đúng, chúng ta cần phải kiểm chứng thêm thông tin. Cho đến nay chúng tôi cũng chưa có kết luận cuối cùng về vấn đề này. Hơn nữa, theo luật pháp của Jordan, lao động ta đã đình công trái pháp luật. Theo luật của họ, trước khi đình công, lao động phải thông báo cho chủ sử dụng trước 15 ngày.

Nhưng thông tin về vấn đề lương thấp và làm quá sức đã được lao động phản ánh tới công ty đưa người đi XKLĐ ở Việt Nam từ trước Tết. Sau đó Công ty Da giày đã cử cán bộ sang Jordan để thương lượng nhưng chưa được giải quyết thỏa đáng, mới dẫn đến đình công. Như vậy việc họ đình công để đòi quyền lợi có gì sai?

Nếu đúng như lao động phản ánh thì lỗi đó thuộc về doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp sai thì sẽ phải làm rõ và xử lý sau.

Vậy hướng giải quyết sắp tới của cơ quan quản lý là gì thưa ông?

Ngày hôm nay (5/3), sẽ có một đoàn cán bộ của Bộ Ngoại giao và Bộ LĐTBXH cùng đại diện các công ty sang Jordan giải quyết vấn đề mà lao động phản ánh, trên tinh thần bảo vệ quyền lợi người lao động.

Lâm Vũ (thực hiện)

giang
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội bắn pháo hoa tại 6 điểm 'đón chào' 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thời sự - 37 phút trước

GĐXH - Ngày 23/4, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 124/KH-UBND tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Từ 1/7/2024, người lao động khu vực Hà Nội đón tin vui về tăng lương tối thiểu vùng?

Đời sống - 55 phút trước

GĐXH - Sở LĐ-TB&XH Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ LĐ-TB&XH, thống nhất về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024. Theo đó, lương tối thiểu vùng tại Hà Nội tăng bao nhiêu?

'Mùa' đăng kiểm ở Hà Nội, dòng phương tiện nối đuôi nhau xếp hàng từ sáng sớm

'Mùa' đăng kiểm ở Hà Nội, dòng phương tiện nối đuôi nhau xếp hàng từ sáng sớm

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Những ngày gần đây, các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại Hà Nội đang bước vào giai đoạn "cao điểm", theo ghi nhận, một số trung tâm xuất hiện cảnh ùn ứ ngay từ sáng sớm, hàng dài phương tiện nối đuôi nhau tràn ra cả lòng đường.

Chém người sau mâu thuẫn ăn nhậu, 3 thanh niên lĩnh án

Chém người sau mâu thuẫn ăn nhậu, 3 thanh niên lĩnh án

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Do mâu thuẫn trong lúc ăn nhậu, các đối tượng về nhà lấy dao đến chém đối thủ trọng thương.

Ngày mai (24/4), học sinh lớp 12 đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT

Ngày mai (24/4), học sinh lớp 12 đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 24-28/4, học sinh được đăng ký thi thử tốt nghiệp THPT trên hệ thống của Bộ GD&ĐT. Học sinh lưu ý khoảng thời gian này để tập dượt đăng ký dự thi.

Giải cứu bé gái bị lừa bán sang nước ngoài

Giải cứu bé gái bị lừa bán sang nước ngoài

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Cháu L. quen một người phụ nữ qua Facebook, rồi bị dụ dỗ, lôi kéo và lừa bán sang Myanmar. Sau khi bị sập bẫy, chúng bắt ép cháu lao động vất vả.

Người phụ nữ bật khóc khi nhận lại 400 triệu đồng chuyển nhầm suốt 3 tháng

Người phụ nữ bật khóc khi nhận lại 400 triệu đồng chuyển nhầm suốt 3 tháng

Đời sống - 2 giờ trước

SKĐS - Chuyển 400 triệu đồng cho con trai, do sơ suất, một phụ nữ ở TP HCM chuyển nhầm sang tài khoản của một thanh niên quê Nghệ An đang làm việc ở nước ngoài.

4 con giáp này gặp nhiều may mắn, tài lộc rủng rỉnh trước ngày nghỉ lễ 30/4

4 con giáp này gặp nhiều may mắn, tài lộc rủng rỉnh trước ngày nghỉ lễ 30/4

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH – Dự báo tử vi tuần mới cho thấy, 4 con giáp này gặp nhiều may mắn, tài lộc rủng rỉnh trước ngày nghỉ lễ 30/4.

Nhiều cây xanh trên các tuyến phố ở Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ đổ, gãy nếu xảy ra mưa dông

Nhiều cây xanh trên các tuyến phố ở Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ đổ, gãy nếu xảy ra mưa dông

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Hoàng loạt cây xanh tại nhiều tuyến phố ở Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ gãy, đổ nếu gặp mưa dông và gió to gây thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hà Nội: Phát hiện cô gái tử vong dưới hồ nước Công viên Tuổi trẻ Thủ đô

Hà Nội: Phát hiện cô gái tử vong dưới hồ nước Công viên Tuổi trẻ Thủ đô

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Sáng 23/4, thi thể cô gái trẻ tử vong dưới hồ nước tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô (Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng) đã được lực lượng chức năng vớt lên bờ, nguyên nhân đuối nước nghi do nạn nhân nhảy cầu tự tử.

Top