Hà Nội
23°C / 22-25°C

12 năm sống bằng…nụ cười

Thứ sáu, 08:08 30/01/2009 | Xã hội

Giadinh.net - 12 năm trong phòng trọ ở "xóm chạy thận", một tuần 3 lần vào viện lọc máu, những chiếc kim lấy ven đâm nát cánh tay, hàng tá thứ bệnh kéo theo tàn phá cơ thể cô nhưng trên môi vẫn luôn nở nụ cười…

 

Nguyễn Hồng Công và tự truyện "Khát vọng sống để yêu". (Ảnh: Trọng Chính)

 
Tự truyện "Khát vọng sống để yêu" của Nguyễn Hồng Công khiến người ta giật mình về khả năng vượt qua số phận, bản lĩnh đối diện "tử thần" và vượt qua nó của một cô gái trẻ mãnh liệt đến vô bờ.                                                     

14 tuổi mới được gọi bố

Tôi gọi cho Hồng Công khi cô đang trên đường thăm trẻ em ở Ba Vì (Hà Nội) về. Giọng cô yếu và mệt mỏi nhưng cô vẫn nhất quyết bảo rằng mình không sao, có thể gặp tôi ở "xóm chạy thận" đường Lê Thanh Nghị. Căn phòng 10m2, một chiếc máy vi tính nối mạng, những tấm ảnh kỷ niệm, túi thuốc di động, bếp nấu… Làn da Công từ lâu đã chuyển sang mầu tím, khuôn mặt đẹp được thoa lên 1 lớp phấn khó che nổi những nếp nhăn trên đôi mắt phờ phạc.

23/10/1978, một cô gái xinh xắn dễ thương cất tiếng khóc chào đời, được mẹ đặt cho một cái tên rất đẹp là Nguyễn Hồng Công. Một đứa trẻ sinh ra số phận lại gắn liền với những thiệt thòi: 3 tháng tuổi cô mồ côi cha. Ông ra đi anh dũng vì Tổ quốc trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc khi mới tròn 22 tuổi.
 

Giây phút hạnh phúc khi về thăm bố mẹ ở Bắc Giang. (Ảnh: Trọng Chính)

Tuổi thơ của Hồng Công vô cùng khó khăn, sự động viên duy nhất có lẽ là tình yêu thương của ông bà nội ngoại. Vậy nhưng, cô rất ngoan, học rất khá, ưa hoạt động đoàn thể. Người mẹ ở vậy nuôi Hồng Công cho tới khi 14 tuổi mới quyết định đi bước nữa với bố dượng Đinh Văn Kỳ. Ông cũng là một người lính, một thương binh từng tham dự nhiều trận đánh ác liệt trên đảo Cồn Cỏ anh hùng thời kháng chiến chống Mỹ. Bố Kỳ yêu thương Hồng Công như con đẻ, chăm sóc cô từng ly từng tí. 14 tuổi cô  mới được gọi tiếng bố đầu tiên và thật hạnh phúc khi trong cuộc đời có tới hai người bố. Tuyệt vời hơn, cả hai đều là người lính!

Lên 14 tuổi Công bắt đầu những tháng ngày đi viện. Căn bệnh viêm cầu thận đã kết án "chung thân" cuộc đời cô gái trẻ đầy khát vọng. Mọi thứ như sụp đổ. Mọi khao khát tuổi trẻ dừng lại khi mỗi tuần 3 lần vào bệnh viện chạy thận nhân tạo. Cuộc đời cô từ đó gắn với "xóm chạy thận" nghèo ở gần Bệnh viện Bạch Mai. 12 năm, với cô là những cuộc chiến đấu kiên cường với bệnh tật.
 
12 năm - một nụ cười
 
"Nhiều người nghĩ rằng, phải giàu có mới có thể làm từ thiện, nhưng em nghĩ tất cả chúng ta đều có thể chia sẻ với người khác. Em không có tiền, thậm chí không có sức khoẻ, nhưng em có thể dành cho họ những nụ cười, ánh mắt và cả những cái nắm tay thật chặt nữa" - Công tâm sự.
 
Mất 87% sức lao động, sống phụ thuộc hoàn toàn vào lương trợ cấp của bố và sạp rau nhỏ của mẹ nhưng mong ước được chia sẻ với mọi người luôn trào dậy trong cô. Những khi không phải chạy thận, cô tới các bệnh viện thăm những em nhỏ, cụ già bị bệnh hiểm nghèo hay theo chân những người làm từ thiện đến với trẻ em mồ côi, tật nguyền. Ai gặp Công, đều thấy một điều đặc biệt. Đó là nụ cười thường trực, nụ cười xua tan hết những ám ảnh bệnh tật mà cô đang mang trong mình. Nụ cười rạng rỡ làm cho người xung quanh có thêm sức mạnh tinh thần.
 

Hồng Công, 12 năm sống bằng nụ cười.

 
Cuốn tự truyện "Khát vọng sống để yêu" gần 400 trang ra đời trong vòng 1 năm, ghi lại những gì đã diễn ra với cô trong những tháng ngày đẹp nhất lẫn đau khổ nhất. Quyển sách chất chứa khát vọng sống mãnh liệt nhất, trân quý từng giờ phút, nâng niu từng ánh mắt, nụ cười, từng lời nói. Quyển sách khuyên người ta tha thứ, bỏ qua cho nhau, cùng nhau vượt lên số phận của mình.
 
Khi quyển sách xuất bản, hàng ngày cô lại nhận được những lời an ủi động viên của rất nhiều độc giả. Gần như ai đọc sách của Công, cũng đều muốn tìm đến gặp cô, chia sẻ với cô những điều riêng tư nhất. Nhiều người nhà của bệnh nhân muốn gặp Công để hỏi về bí quyết làm sao có thể lạc quan, yêu đời khi mang trong mình căn bệnh nan y. Nhiều bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối đã gọi cho Công qua điện thoại nói chuyện, để bớt đi sự sợ hãi về những gì sắp diễn ra.
 
Công kể về một ông già đã gần 80 tuổi, mấy lần đi xe đạp đến tận nơi thăm cô, có lần dẫn thêm cụ bà ngoài 70. Quà của hai cụ dành cho Công là một túi chè xanh và bức ảnh Phật Thích Ca. Trò chuyện vui vẻ xong, cụ ông bảo cụ bà: Đó bà xem, cô ấy bệnh như vậy mà vẫn vui vẻ cười đùa, bà mới đau một chút đã kêu ầm ĩ cả lên". Cụ bà bĩu môi hờn dỗi: "Tôi biết rồi…" - nhìn hai cụ đèo nhau trên chiếc xe đạp, cô thấy ấm lòng.
 

Hồng Công đi thăm và động viên các trẻ em khuyết tật.

Tự sự bằng thơ, lãng quên bằng thiền…

Chiến đấu với bệnh tật, tận hưởng từng hơi thở và bầu trời qua khe cửa mỗi sáng thức dậy, khi biết mình còn sống, Công như con chim sẻ yêu đời đến ngạt thở, yêu những khuôn mặt bất chợt cô nhìn thấy. Hồng Công thích chụp ảnh, ảnh nào của cô cũng cười. Cô chụp một mình, chụp với bạn bè, với những ai từng gặp rồi post lên blog chia sẻ cùng mọi người. Sau tự truyện, Hồng Công lại làm thơ, những câu thơ tự sự, những câu thơ về xóm thận nghèo, về sự khát khao tình yêu.

Những vần thơ giản dị, nhân ái giống như bản thân cô vậy:

"Chúng tôi chạy thận mỗi người một ca khác nhau

Nếu có một người đến giờ mà chưa về là tất cả lại lo lắng!

Đợi chờ nhau như chờ người xa trở về

... Dãy nhà trọ của tôi thân thương lắm

Chúng tôi chia nhau từng quả cà muối giòn chua"… 

Với căn bệnh nan y của Hồng Công, sự sống kéo dài suốt 12 năm qua là một điều kỳ diệu. Sự kỳ diệu đó là kết quả của tinh thần lạc quan, yêu đời. Một năm qua, Công tìm đến thiền như tìm cho tâm hồn mình một sự minh triết. Dừng suy nghĩ, không thù ghét, coi nỗi buồn niềm vui như một làn không khí để thở. Ăn bánh mì, uống nước lọc và ngắm bầu trời qua khe cửa…
 

Nhật ký những ngày Tết

Hôm nay đã là 29 Tết. Mình vẫn phải nằm viện. Đây là buổi lọc máu cuối cùng của mình trong năm nay. Mình lững thững đi từ nhà trọ vào viện, đường phố Hà Nội giờ đây thưa thớt người đi lại. Có vẻ rộng rãi hơn, thênh thang hơn. Cảm thấy mình xa lạ với con đường tấp nập, mà ngày nào mình cũng đi qua.

Ngày 29 Tết mà Khoa Thận nhân tạo vẫn nhộn nhịp lắm. Điểm qua những khuôn mặt quen thuộc vẫn không thiếu một ai.

Năm hết Tết đến, mọi người về quê gần hết rồi, "xóm trọ" của mình vắng vẻ quá.  Nhưng mình cũng chưa phải là người cuối cùng về quê, còn vài người nữa chưa về, một số người ở lại ăn Tết vì quê xa.

Chưa bao giờ mình lại mong về nhà như hôm nay. Niềm vui như trẻ nhỏ, háo hức đi về nhà. Tết đến, ai mà chẳng nhớ nhà, nhớ quê.

Mồng Một Tết, bố mẹ mừng tuổi cho mình mạnh khoẻ. Một ngày thật tuyệt vời…Mồng Hai Tết, mới đó mà đã một ngày, dù không muốn cũng phải ra Hà Nội để vào viện. Bố dậy từ rất sớm để nắm cho mình hai nắm cơm to ơi là to, sợ mình chạy thận bị đói. Bố nắm cơm rất khéo, lại mịn và dẻo… Ngày mồng Bốn Tết mình vào nhà tưởng niệm liệt sĩ thắp hương, có bố Nguyễn Quang Minh của mình ở đây, nhìn tên của bố mình thấy có gì đó chẹn ở cổ họng, tim nghẹn lại, mình cảm thấy mềm yếu lạ thường.

 Hoài Nam

nguyenquyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Hơn 1.600 ngôi nhà tốc mái ở miền núi phía Bắc

Đời sống - 3 phút trước

Đến chiều tối 18/4, những cơn dông, lốc và mưa rào lớn đã làm hơn 1.600 ngôi nhà ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc bị bay mất nóc, tróc mái lợp, thủng dột, hư hại...

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Thủ khoa đại học sau 20 năm thành nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới

Giáo dục - 11 phút trước

Trở thành thủ khoa đại học năm 2003 với số điểm tuyệt đối, sau 21 năm, PGS Hà Khải Minh hiện là một trong những nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới.

Tạo trend 'đi tìm kho báu bà Trương Mỹ Lan' coi chừng pháp luật; Hàng loạt tác giả tuyên bố dừng hợp tác với Nhã Nam

Tạo trend 'đi tìm kho báu bà Trương Mỹ Lan' coi chừng pháp luật; Hàng loạt tác giả tuyên bố dừng hợp tác với Nhã Nam

Xã hội - 11 phút trước

GĐXH - Những ngày qua cư dân mạng dựng hàng loạt clip về việc bà Trương Mỹ Lan giấu kho báu 673.000 tỉ đồng ở biển khơi. Dù biết là đùa giỡn theo trend nhưng người dân phải hết sức cẩn thận, tránh vi phạm pháp luật

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Sát hại người quen rồi dựng thành hiện trường vụ tai nạn

Pháp luật - 9 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Sơn La vừa bắt giữ 2 đối tượng gây ra vụ giết người vào đêm 17/4 tại huyện Mai Sơn.

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Giám đốc Nhã Nam bị tạm dừng công việc sau cáo buộc 'quấy rối nhân viên nữ'

Xã hội - 9 giờ trước

GĐXH - Mới đây, trên fanpage của Nhã Nam đã bất ngờ đăng tải một thông báo về việc ra quyết định tạm thời ngừng vị trí công tác Tổng giám đốc của ông Nguyễn Nhật Anh tại công ty.

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Biển người chen nhau tắm ở công viên nước Đầm Sen

Xã hội - 9 giờ trước

Chiều 18/4, hàng nghìn người dân đổ về vui chơi, giải nhiệt tại công viên nước Đầm Sen (quận 11, TPHCM) trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Nghỉ lễ nhà nhà đi chơi, riêng người này ‘rinh’ ngay giải thưởng tiền tỷ Vietlott về tay

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH – Tối 18/4, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) thông báo đã tìm ra chủ nhân tấm vé trúng giải Jackpot 2 của xổ số Power 6/55.

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Quyết định mới nhất của cha nạn nhân trong vụ bé gái 12 tuổi sinh con ở Hà Nội

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Bố bé Đ.T.N.L cho biết do không có điều kiện chăm sóc nên định tìm một trung tâm bảo trợ nhờ hỗ trợ nuôi dạy bé trai mới sinh 2 năm tới.

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Dự án mở rộng một phần đường 70 ra sao sau 4 năm thi công?

Đời sống - 11 giờ trước

GĐXH - Dự án đầu tư xây dựng một phần tuyến đường 70 (đoạn từ cầu Ngà đến hết ranh giới Làng giáo dục quốc tế) và đường quanh Làng giáo dục quốc tế thuộc địa phận quận Nam Từ Liêm, cùng một phần huyện Hoài Đức, khởi công từ 2020 nhưng đến nay vẫn ngổn ngang.

Hà Nội và quyết tâm 'hồi sinh' những công viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Hà Nội và quyết tâm 'hồi sinh' những công viên xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng

Thời sự - 12 giờ trước

GĐXH - Sau nhiều năm không được chăm sóc, sửa chữa, nhiều công viên, vườn hoa trên địa bàn Thủ đô hiện đã xuống cấp nghiêm trọng, gây mất mỹ quan... Trước thực trạng trên, UBND TP Hà Nội đã lên kế hoạch cải tạo, chỉnh trang và đầu tư xây dựng mới các công viên, vườn hoa, qua đó nâng tầm cảnh quan, phục vụ nhu cầu của nhân dân.

Top