Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quỹ cơm và nghĩa tình ở xóm chạy thận

Thứ sáu, 09:43 14/11/2014 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet - Sáng thứ Ba và thứ Sáu hàng tuần, khi cánh cổng Bệnh viện Thận Hà Nội mở ra là có 50- 60 suất cơm miễn phí được đưa vào phát cho bệnh nhân. Hơn một năm nay, hàng nghìn suất cơm ấy đã đến với những bệnh nhân khó khăn đang phải đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo. Đáng quý là món quà đầy tính nhân văn ấy đến từ những người trẻ còn chưa đi làm, chưa có thu nhập.

 

Những suất cơm từ tay các bạn sinh viên nhóm “cơm tình nguyện 208” .	Ảnh: H.Phương
Những suất cơm từ tay các bạn sinh viên nhóm “cơm tình nguyện 208” . Ảnh: H.Phương

 

Nghìn suất cơm từ người chưa có thu nhập

6h sáng, mưa phùn kèm theo gió lạnh đầu mùa giăng kín mọi ngõ ngách Thủ đô. Mặc cho trở ngại thời tiết ấy, những thành viên của nhóm thiện nguyện đã có mặt ở chùa Cót (Yên Hòa, Cầu Giấy) để cùng nhau chuẩn bị những suất cơm chay từ thiện cho những bệnh nhân ở Bệnh viện Thận Hà Nội.

Những người bán hàng ở dọc phố Yên Hòa không còn quá xa lạ với những người "nội trợ" đặc biệt này. Khó ai có thể nghĩ, có người trong số họ trước khi tham gia nấu cơm từ thiện còn chưa từng biết vào bếp là gì. Nhưng giờ đây, cách thức để làm cơm cho người bệnh thận đã được họ thuộc lòng. Hơn 1 năm nay, mỗi tuần 2 buổi với hàng nghìn suất cơm đã đến với những bệnh nhân nghèo.

Quách Thị Yên, sinh viên năm thứ 3 Đại học Luật, một trong những người có mặt ngay từ những buổi đầu gây dựng quỹ cơm này kể: “Đội thanh niên tình nguyện 208 của chúng em có rất nhiều hoạt động trong năm như: Trung thu cho em, Xuân yêu thương, Tiếp sức mùa thi, Mùa hè xanh… Nhưng những suất cơm đến với những bệnh nhân ở Bệnh viện Thận Hà Nội là ý nghĩa nhất. Chúng em chỉ mong giúp đỡ một chút nhỏ với những người đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn, chỉ mong san sẻ một chút khó khăn cho người bệnh ”. Cô sinh viên Đại học Luật quê Thanh Hóa này cho biết, từ miền quê nghèo ra Thủ đô học tập, chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn đã giúp cô thêm động lực đến với những bệnh nhân nghèo.

Chị Hồ Thị Hằng, bệnh nhân đang phải chạy thận ở Bệnh viện Thận Hà Nội kể: “Mỗi tuần có 2 suất cơm miễn phí đến với tôi. Mỗi lần có thông báo nhận cơm, vì mệt, vì đông nên tôi chỉ ra lấy, chưa có thời gian để hỏi thăm hay cảm ơn những bạn trẻ ấy được. Tôi từ Nghệ An ra Hà Nội điều trị, giữa chốn thị thành không quen biết ai, lại nhận được những suất cơm nghĩa tình này, quả thật rất cảm động. Những người bệnh thận như chúng tôi, ăn uống kiêng cữ rất ngặt nghèo, đáng nói là những suất cơm ấy được họ làm phù hợp với căn bệnh này”.

Chị Hằng bị suy thận độ 4, không thể lao động kiếm tiền. Chồng chị chạy xe ôm, 2 đứa con trai thì một học cấp 3, một còn học tiểu học. Vì gia cảnh khó khăn quá mà con đầu của chị phải vừa học, vừa tham gia đội múa lân kiếm tiền. Từ ngày chị lâm trọng bệnh, hoàn cảnh kinh tế gia đình càng khó khăn hơn, vì thế mà một suất cơm nhỏ cũng làm món quà tinh thần rất lớn đối với chị. Kể với chúng tôi về những suất cơm ấy, chị Hằng rơm rớm nước mắt.

Người bệnh nhường nhau cơm

 

Cơm được phát miễn phí cho bệnh nhân Bệnh viện Thận Hà Nội.
Cơm được phát miễn phí cho bệnh nhân Bệnh viện Thận Hà Nội.

 

Ở nơi này, người phát cơm và bệnh nhân chẳng kịp tìm hiểu về nhau. Người lâm trọng bệnh nhiều việc phải lo. Người phát mỗi buổi như thế đến 60 suất ăn chỉ giới hạn trong 30-45 phút cũng chẳng có thời gian dừng lại mà hỏi han. Cho nên đến lúc chia tay họ vẫn không biết về nhau là chuyện thường.

“Quả thật không có thời gian để hỏi han thêm những người bệnh bởi quỹ thời gian bệnh viện cho phép rất ít. Bệnh nhân ở Bệnh viện Thận Hà Nội đông nhưng suất cơm chúng em lại có hạn. Tuy nhiên, điều em rất cảm động là chính người bệnh nhường nhau cơm. Có những người có điều kiện họ nói rằng nhường cho người khó khăn hơn. Có những người hôm trước nhận rồi họ nói người kia hôm trước chưa được. Tình cảm những người cùng cảnh ngộ vẫn dành cho nhau rất đáng quý”, Yên cho biết.

Trước đây nhóm tình nguyện này hoạt động ở chùa Linh Thông (Yên Hòa, Cầu Giấy) nhưng bếp nhỏ, mọi người phải kê gạch làm bếp ngoài sân. Mỗi khi trời mưa thì chiếc ô lớn duy nhất sẽ được dùng để che bếp. Người có thể mặc áo mưa hoặc để ướt, còn cơm và ruốc thì tuyệt đối không. Hơn 1 tháng nay, bếp cơm chuyển về chùa Cót (Yên Hòa, Cầu Giấy). Nhóm hoạt động cơm tình nguyện có 50 thành viên, khó khăn nhất là kinh phí hoạt động.  Cả nhóm phải tỏa ra xin tài trợ, chính từ những nguồn tài trợ nhỏ này mà đội vẫn có thể duy trì hoạt động.

Yên kể: “Một chị (xin giấu tên) ở Đống Đa mỗi tháng đóng góp 1 triệu đồng. Không chỉ được các nhà hảo tâm ủng hộ về vật chất mà nhóm chúng em còn nhận được sự động viên rất lớn về mặt tinh thần, đặc biệt  với trường hợp của  chị Mai - giáo viên Trường THPT Đống Đa. Chị là một nhà tài trợ thân thiết với nhóm chúng em. Vào những tháng sinh viên về hè, thấy nhóm hoạt động neo người, chị không những góp công mà còn động viên cả con trai cùng tham gia. Ngoài ra, nhà chùa Linh Thông và chùa Cót đã hưởng ứng rất nhiệt tình hoạt động của chúng em”.

Đều đặn mỗi tuần 2 lần với những suất cơm nắm, gói ruốc nhỏ thôi, nhưng những người trẻ đã mang đến cho những bệnh nhân đang điều trị ở đây sự sẻ chia, cảm thông ấm áp tình người.

 

Nhóm tình nguyện giúp đỡ bệnh nhân nghèo làm việc không công, không quản mưa nắng. 15 tình nguyện viên chia thành các nhóm nhỏ như nhóm bếp, vo gạo, làm ruốc, kê bàn ghế và chuẩn bị dụng cụ để nắm cơm. Một thành viên của nhóm tình nguyện chia sẻ:“Mỗi buổi chúng em thường nấu khoảng gần 5 cân gạo, 3 cân thịt cho 42 đến 45 suất cơm. Công việc tuy không có gì nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mẩn trong mỗi nắm cơm, gói ruốc. Cơm phải dẻo, không quá khô, quá ướt để khi nắm sẽ không bị nứt hay vỡ vụn. Ruốc cũng không quá khô, nhạt để phù hợp với thể trạng của người mắc bệnh thận”.

Hà Phương

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
MS 916: Người mẹ đơn thân vượt đường dài từ Gia Lai ra Hà Nội chữa bệnh cho con tuyệt vọng vì không có tiền

MS 916: Người mẹ đơn thân vượt đường dài từ Gia Lai ra Hà Nội chữa bệnh cho con tuyệt vọng vì không có tiền

Cảnh ngộ - 2 ngày trước

GĐXH – Vượt đường dài từ Gia Lai ra Hà Nội với hi vọng chữa bệnh cho con, chị Thuận đang rơi vào tuyệt vọng vì không cạn kiệt tiền. Trong khi đó, con trai đang nằm liệt ở trên giường bệnh.

MS 915: Bố bị tâm thần, mẹ bị ung thư, nữ sinh sư phạm nhiều lần có ý định nghỉ học

MS 915: Bố bị tâm thần, mẹ bị ung thư, nữ sinh sư phạm nhiều lần có ý định nghỉ học

Vòng tay nhân ái - 1 tuần trước

GĐXH – Bố đi lang thang khắp nơi, nhiều lúc không tìm được, giờ mẹ lại đau đớn vì bệnh ung thư, gia cảnh éo le khiến nữ sinh sư phạm Bùi Thu Thủy (SN 2004, ở Hòa Bình) đã có ý định dừng lại việc học.

MS 914: Xót xa hoàn cảnh của nam sinh viên mồ côi cha, giờ cần tiền để được ghép thận

MS 914: Xót xa hoàn cảnh của nam sinh viên mồ côi cha, giờ cần tiền để được ghép thận

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH – Chỉ còn một năm nữa là tốt nghiệp đại học, Huy bất ngờ phát hiện mình bị suy thận mạn. Nam sinh này hiện đang rất cần sự giúp đỡ của cộng đồng để ghép thận, giữ được tính mạng.

MS 913: Xót xa cô gái trẻ phải bỏ lỡ hạnh phúc vì tai nạn, nằm liệt một chỗ nhiều năm nay

MS 913: Xót xa cô gái trẻ phải bỏ lỡ hạnh phúc vì tai nạn, nằm liệt một chỗ nhiều năm nay

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Tai nạn không may trước ngày cưới không lâu đã cướp đi hạnh phúc, tuổi xuân và mọi thứ của Huyền. Cô gái trẻ ấy đã phải bỏ lỡ hạnh phúc và nhiều năm nay nằm liệt một chỗ. Hoàn cảnh khó khăn, Huyền đang rất cần sự chung tay của mọi người.

MS 912: Bà nội mắc ung thư, cháu trai quằn quại đau đớn vì bệnh nặng cần được phẫu thuật sớm

MS 912: Bà nội mắc ung thư, cháu trai quằn quại đau đớn vì bệnh nặng cần được phẫu thuật sớm

Vòng tay nhân ái - 3 tuần trước

GĐXH – Bé Phạm Văn Khôi (SN 2020) mang bệnh nặng cần được phẫu thuật nhưng cha mẹ em dù đã bán sạch tài sản vẫn không đủ tiền lo cho con.

MS 911: Bán cả ruộng nương cho chồng điều trị không đủ, người phụ nữ dân tộc Mông khẩn cầu sự giúp đỡ

MS 911: Bán cả ruộng nương cho chồng điều trị không đủ, người phụ nữ dân tộc Mông khẩn cầu sự giúp đỡ

Vòng tay nhân ái - 3 tuần trước

GĐXH – Bị lóc động mạch chủ type A cấp tính khiến tính mạng của chồng rơi vào nguy kịch, không biết bấu víu vào đâu, người vợ dân tộc Mông khẩn cầu sự giúp đỡ.

Trao tiền bạn đọc đến hoàn cảnh 3 đứa trẻ bị nạn trong vụ nổ lớn tại Nghệ An

Trao tiền bạn đọc đến hoàn cảnh 3 đứa trẻ bị nạn trong vụ nổ lớn tại Nghệ An

Vòng tay nhân ái - 4 tuần trước

GĐXH - Phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống đã trao số tiền 2.155.000 đồng cho anh Hồ Trọng Nhâm (trú xóm 12, xã Quỳnh Tân, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) - bố của 3 đứa trẻ bị nạn trong vụ nổ lớn khiến 2 cháu nhỏ bị thương nặng.

3 đứa trẻ mồ côi mẹ, bố sống thực vật đã nhận được nhiều tình cảm từ bạn đọc của Báo Sức khỏe và Đời sống

3 đứa trẻ mồ côi mẹ, bố sống thực vật đã nhận được nhiều tình cảm từ bạn đọc của Báo Sức khỏe và Đời sống

Vòng tay nhân ái - 4 tuần trước

GĐXH – Được sự giúp đỡ của bạn đọc hảo tâm, 3 chị em Linh đã tiếp tục được đến trường và người cha đang sống đời sống thực vật đã có những tiến triển tốt về sức khỏe.

MS 910: Xót thương hai đứa trẻ thiếu tình thương của cha mẹ, côi cút sống cùng ông bà già yếu

MS 910: Xót thương hai đứa trẻ thiếu tình thương của cha mẹ, côi cút sống cùng ông bà già yếu

Cảnh ngộ - 1 tháng trước

GĐXH – Bố mất vì ung thư, mẹ lại bỏ đi không tin tức, hai đứa trẻ sống lay lắt với ông bà nội giờ đã già yếu, tương lai trước mắt khó khăn, mịt mờ.

MS 909: Sau 2 lần mất con, người mẹ nghèo cầu xin mọi người cứu cô con gái út đang cần ghép tủy

MS 909: Sau 2 lần mất con, người mẹ nghèo cầu xin mọi người cứu cô con gái út đang cần ghép tủy

Cảnh ngộ - 1 tháng trước

GĐXH - Hy vọng sống duy nhất cho đứa trẻ là ghép tủy với chi phí lên đến cả tỷ đồng, người mẹ nghèo không còn khả năng chỉ biết cúi xin cộng đồng hỗ trợ.

Top