Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhà nghèo, nuôi vợ bệnh vẫn chạy xe ôm miễn phí giúp người

Thứ tư, 07:30 14/06/2017 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet - Dù một tháng phải lo gần 30 triệu đồng để chữa bệnh cho vợ nhưng ông Trường vẫn tình nguyện chạy xe ôm miễn phí cho các bệnh nhân ung thư tại Khoa Nhi - Bệnh viện K Tân Triều. Nhiều người nói ông “gàn dở, lo chuyện bao đồng” nhưng ông đều để ngoài tai.

Dù hàng tháng phải lo một số tiền lớn để chữa bệnh cho vợ nhưng ông Trường vẫn tình nguyện chạy xe ôm miễn phí cho các bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K Tân Triều. Ảnh: Đình Việt
Dù hàng tháng phải lo một số tiền lớn để chữa bệnh cho vợ nhưng ông Trường vẫn tình nguyện chạy xe ôm miễn phí cho các bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện K Tân Triều. Ảnh: Đình Việt

Tiết kiệm, kiếm tiền để chữa bệnh cho vợ

Chúng tôi gặp ông Nguyễn Xuân Trường (58 tuổi, quê ở xã Thụy Hà, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) khi ông vừa chở xong một chuyến khách. Ngồi nghỉ ngơi và cũng để chờ đợi lượt khách mới ở trong khuôn viên Bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội), ông Trường luôn nhận được những lời chào hỏi từ nhiều người xung quanh. Và cũng tại Bệnh viện này, hơn 2 năm qua ông thường xuyên lui tới chở miễn phí người nhà và các bệnh nhân khoa Nhi, Bệnh viện K. Trong câu chuyện, ông Trường kể, cách đây hơn 10 năm, do cuộc sống ở quê quá khó khăn, quanh năm làm ruộng mà vẫn không đủ ăn, nên ông quyết định khăn gói lên Hà Nội bươn chải kiếm tiền lo cho bốn đứa con đang tuổi ăn, học. Lên Hà Nội ông Trường làm đủ nghề để mưu sinh, ban đầu làm công nhân cho người quen, làm cửu vạn, rồi làm xe ôm.

Cuộc sống của ông những tưởng sẽ trôi đi bình yên, nhưng đến 2014, trong lúc đang chở khách thì các con ông báo tin dữ, vợ ông là bà Đào Thị Yến đột nhiên ngất xỉu và phải chuyển vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình cấp cứu. Tại đây, vợ ông được chẩn đoán bị bệnh tiểu cầu cao, các bác sỹ chỉ định phải thường xuyên nằm bán trú ở bệnh viện. Cách đây gần một năm, do bệnh tình chuyển biến xấu, vợ ông phải chuyển lên Viện Huyết học truyền máu Trung ương để điều trị. Cũng từ đó, ban ngày ông ngược xuôi khắp nơi lo kiến sống tối thì vào viện chăm sóc vợ ốm.

“Trước vợ nằm viện ở Thái Bình, tôi cũng phải thường xuyên đi về vì có ba cô con gái đều lấy chồng xa, đứa con trai út đang đi học cũng không có nhiều thời gian chăm mẹ. Để duy trì sự sống, vợ tôi phải lọc máu một tháng/lần, mỗi lần như vậy chi phí hết gần 30 triệu đồng. Số tiền vượt quá sức một người chạy xe ôm như tôi. Các con cũng không giúp được nhiều vì nhà đứa nào cũng hoàn cảnh”, ông Trường ngậm ngùi tâm sự. Theo ông Trường từ ngày vợ ông lâm bệnh trong nhà có bao nhiêu tài sản giá trị đều phải bán hết để góp tiền chữa bệnh cho vợ. Cũng từ ngày đó, lễ Tết đối với ông không còn nhiều ý nghĩa.

Ông Trường kể, ngày nào nhiều khách thì ông kiếm được khoảng 500.000 đồng. Để tiết kiệm ông nhịn ăn bữa sáng, đến bữa trưa và tối ông chọn những quán cơm bụi rẻ tiền nhất để ăn. Đêm về thì ngủ nhờ nhà người quen. “Từ ngày vợ ốm, tôi bỏ thuốc lá, rượu bia để tiết kiệm tiền cho bà ấy chữa bệnh. Có nhiều tháng kiếm không đủ tiền cho vợ lọc máu phải đi vay mượn thêm hàng xóm vì nhà không còn gì để bán”, ông Trường chia sẻ.

Chạy xe ôm miễn phí cho bệnh nhân ung thư

Nhiều người nói ông gàn dở, lo chuyện bao đồng nhưng ông Trường đều để ngoài tai.
Nhiều người nói ông gàn dở, lo chuyện bao đồng nhưng ông Trường đều để ngoài tai.

Hoàn cảnh khó khăn là vậy nhưng ông Trường vẫn tình nguyện chạy xe ôm miễn phí cho người nhà và bệnh nhân ưng thư đang điều trị tại Khoa Nhi - Bệnh viện K Tân Triều. Gần 3 năm qua, ông cũng không nhớ mình đã chở bao nhiêu chuyến xe miễn phí. Bất kể ngày hay đêm cứ có người gọi là ông lại sẵn sàng giúp đỡ. Có lúc ông chở họ đi mua thuốc, mua giúp đồ hay đơn giản là chở họ đi ngắm cảnh của Hà Nội.

Ông Trường nhớ lại, năm 2013, ông được một nhóm thiện nguyện nhờ chở đồ vào Khoa Nhi giúp đỡ các em nhỏ mắc bệnh ung thư. Tại đây, ông nghe người nhà bệnh nhân tâm sự về những khó khăn, về cảnh nghèo túng lại phải còng lưng lo tiền chữa bệnh hiểm nghèo cho con. Ngẫm từ hoàn cảnh của mình, ông Trường thấy thương vô cùng các em nhỏ đang phải gồng mình giành giật sự sống. Dù chẳng dư giả gì nhưng ông nghĩ mình phải làm gì đó giúp họ. Sau lần đó, số tiền ông kiếm được từ việc chạy xe ôm dù phải tích cóp để chữa bệnh cho vợ như ông vẫn trích ra một ít để mua hộp sữa hay cái bánh giúp đỡ các em nhỏ bị bệnh hiểm nghèo. Ông cũng để lại số điện thoại để ai có nhu cầu đi đâu thì ông chở. Theo ông Trường, thời gian đầu thấy ông tình nguyện chở xe ôm miễn phí cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, nhiều người còn nghĩ ông lừa đảo vì trên đời làm gì có ai làm không công(?). Nhưng dần dần họ bắt đầu nhận ra việc ông làm xuất phát từ cái tâm nên họ rất cảm phục và quý mến ông.

Hơn hai năm chạy xe ôm miễn phí cho bệnh nhân ung thư, ông Trường có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ. “Có một cô bé quê Yên Bái bị ung thư xương, thời gian cháu điều trị tại Hà Nội tôi chở đi nhiều nơi. Ngày sắp về quê, cô bé ao ước một lần được đi chơi vòng quanh Hà Nội, tôi đã dành cho cô bé một buổi sáng. Ngồi sau xe cô bé cứ tíu tít kể chuyện, rồi mong ước được đi học như các bạn nghe cháu nói mà tôi rơi nước mắt. Một thời gian ngắn sau đó, mẹ cô bé điện thông báo cháu mất rồi”. Trong câu chuyện với ông Trường, chúng tôi có đặt câu hỏi, mấy năm gần đây xe ôm công nghệ phát triển rầm rộ, thu nhập của ông có giảm đi không? Ông Trường cho biết, thực tế thì có giảm nhưng cũng không đáng kể vì ông có lượng khách quen nhiều. Cũng nhiều lần ông định đăng kí chạy xe ôm công nghệ nhưng cứ nghĩ như thế sẽ không có thời gian giúp đỡ các bệnh nhân ung thư nên ông lại thôi. Theo ông Trường điều làm ông vui mừng nhất khi làm công việc này là được vợ ủng hộ. Dù cùng chung cảnh bệnh tật và nghèo khó nhưng vợ ông chưa bao giờ trách móc chồng một lời. Thậm chí nhiều lần vợ ông còn lấy tiền của mình đưa cho ông mua quà cho bệnh nhân.

“Ở khoa hầu như y, bác sỹ nào cũng biết đến chú Trường, chúng tôi ai cũng cảm phục tấm lòng của chú. Nhà nghèo, vợ ốm đau nhưng chú vẫn tình nguyện giúp đỡ mọi người. Nhiều người nói chú gàn dở, lo chuyện bao đồng nhưng chú vẫn để ngoài tai”, một Y tá tại Khoa Nhi - Bệnh viện K Tân Triều cho biết.

Mọi sự giúp đỡ gia đình ông Nguyễn Xuân Trường - Mã số 281 - xin gửi về:

1. Ông Nguyễn Xuân Trường ở xã Thụy Hà, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

2. Ủng hộ trực tuyến trên Vòng tay nhân ái/Giadinh.net.vn. Đề gửi: Mã số 281

3. Ủng hộ trực tiếp tại chương trình "Vòng tay nhân ái", tòa soạn Báo Gia đình & Xã hội. Địa chỉ Tầng 11, Tòa nhà Tổng cục DSKHHGĐ - Ngõ số 8, Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội (Đối diện bến xe Mỹ Đình). Đề gửi: Mã số 281

Mọi thắc mắc, xin gửi tới email: phuongthuangdxh@gmail.com. Điện thoại 0975.839.126

4. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Vietinbank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 126000032013 , Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Nam Thăng Long, Hà Nội.

5. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Agribank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 1303 201 045 980 . Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Hà Thành, Hà Nội.

6. Ủng hộ VNĐ qua ngân hàng TMCP Ngoại thương Vietcombank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 0611001911287 . Ngân hàng TMCP Ngoại thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội.

7. Ủng hộ USD qua ngân hàng Vietinbank:

Tên tài khoản: Báo Gia đình và Xã hội. Số tài khoản: 102020000189568 , Ngân hàng TMCP Công thương, chi nhánh Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam.

VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE

Swift Code: ICBVVNVX

Further credit to: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE - BADINH BRANCH

Swift Code: ICBVVNVX124

- Thông tin người nhận:

Beneficiary name: Báo Gia đình và Xã hội

Account Number: 102020000189568

Đề gửi Mã số 281

Đình Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
MS 922: Xin cứu giúp người đàn ông đang nguy kịch sau tai nạn bỏng

MS 922: Xin cứu giúp người đàn ông đang nguy kịch sau tai nạn bỏng

Vòng tay nhân ái - 20 giờ trước

GĐXH – May mắn giữ được mạng sống sau tai nạn bỏng nhưng do thiếu thốn điều kiện điều trị, anh Hoàng Văn Trọng bị liệt từ ngực trở xuống và mang nhiều vết sẹo trên cơ thể.

Gia đình bé gái chưa tròn tuổi bị suy giảm miễn dịch nhận hơn 19 triệu đồng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống

Gia đình bé gái chưa tròn tuổi bị suy giảm miễn dịch nhận hơn 19 triệu đồng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống

Vòng tay nhân ái - 3 ngày trước

GĐXH – Đón nhận hơn 19 triệu đồng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống, chị Nguyễn Thị Anh đã rất xúc động. Chị cho biết, cùng số tiền này và cộng đồng hỗ trợ trực tiếp, con chị đã có một cơ hội để có thể sống khỏe bình thường.

MS 921: Bố chồng ung thư, chồng lại nguy kịch vì bỏng nặng, người vợ thế chấp nhà vẫn không đủ tiền chạy chữa

MS 921: Bố chồng ung thư, chồng lại nguy kịch vì bỏng nặng, người vợ thế chấp nhà vẫn không đủ tiền chạy chữa

Vòng tay nhân ái - 6 ngày trước

GĐXH – Căn nhà duy nhất của gia đình đã thế chấp nhưng chị Nguyên vẫn không lo đủ tiền cứu chồng đang nguy kịch vì bỏng nặng. Trong khi đó, bố chồng bị ung thư, em chồng bị tàn tật, gánh nặng kinh tế đè nặng khi chồng chị nằm một chỗ.

Lan tỏa yêu thương tình người đến với 3 mẹ con gặp nạn ở Hải Dương

Lan tỏa yêu thương tình người đến với 3 mẹ con gặp nạn ở Hải Dương

Kết chuyển - 1 tuần trước

GĐXH - "Gia đình tôi thật sự xúc động, biết ơn rất nhiều và chính những tình cảm đó là động lực giúp gia đình vượt qua hoạn nạn. Lúc này, tôi chỉ biết nói lời cảm ơn đến những tấm lòng trân quý của mọi người, tổ chức gần xa…", anh Thắng tâm sự.

Bé gái bị u thận tiếp tục nhận thêm hơn 62 triệu đồng từ bạn đọc hảo tâm của Báo Sức khỏe và Đời sống

Bé gái bị u thận tiếp tục nhận thêm hơn 62 triệu đồng từ bạn đọc hảo tâm của Báo Sức khỏe và Đời sống

Vòng tay nhân ái - 1 tuần trước

GĐXH – Hoàn cảnh của bé Khánh Vân bị u thận tiếp tục nhận được sự quan tâm của bạn đọc để có kinh phí điều trị bệnh. Gia đình con mới đây nhận thêm số tiền 62.040.000 đồng từ bạn đọc hảo tâm của Báo Sức khỏe và Đời sống.

MS 920: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ đơn thân bị tai nạn nghiêm trọng, hai con nhỏ lo lắng không có tiền cứu mẹ

MS 920: Xót thương hoàn cảnh người phụ nữ đơn thân bị tai nạn nghiêm trọng, hai con nhỏ lo lắng không có tiền cứu mẹ

Vòng tay nhân ái - 1 tuần trước

GĐXH – Chồng mất sớm, chị Huệ làm mẹ đơn thân gồng gánh chăm hai đứa con nhỏ. Vốn đã khó khăn, mới đây, người phụ nữ nghèo ấy lại gặp tai nạn trong lúc lao động. Tính mạng mẹ gặp nguy hiểm, hai con nhỏ lo lắng không có tiền cứu mẹ.

MS 919: Tiếng cầu cứu xé lòng của mẹ đơn thân bên người con gái thở ô xy đang giành giật sự sống

MS 919: Tiếng cầu cứu xé lòng của mẹ đơn thân bên người con gái thở ô xy đang giành giật sự sống

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH - Tưởng rằng sau khi đi 'xin' được người con thì cuộc sống của bà Mạnh sẽ đổi thay, may mắn, nhưng niềm vui ấy chưa 'tày gang' thì tai họa bỗng đổ dồn xuống người phụ nữ bất hạnh và giờ đây con gái của bà cũng đang phải giành giật sự sống từng ngày...

MS 918: Vừa sinh con xong, người mẹ bất ngờ phát hiện bị ung thư nên kinh tế gia đình rơi vào kiệt quệ

MS 918: Vừa sinh con xong, người mẹ bất ngờ phát hiện bị ung thư nên kinh tế gia đình rơi vào kiệt quệ

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Con vừa chào đời, chị Loan bất ngờ phát hiện bị ung thư. Một mình đơn thân nuôi con, chị Loan luôn cố gắng vừa làm cha, vừa làm mẹ. Nghĩ tới cảnh con sẽ mồ côi, chị lại càng xót xa, cầu xin sự giúp đỡ của mọi người.

MS 917: Xót thương hoàn cảnh nam sinh lớp 8 bị biến dạng khuôn mặt vì bệnh

MS 917: Xót thương hoàn cảnh nam sinh lớp 8 bị biến dạng khuôn mặt vì bệnh

Vòng tay nhân ái - 3 tuần trước

GĐXH – Mới 15 tuổi, nhưng Trường đang phải sống trong những ngày tháng khổ cực vì ung thư. Khuôn mặt của Trường đã bị biến dạng và đang cần chi phí để tiếp tục điều trị.

MS 916: Người mẹ đơn thân vượt đường dài từ Gia Lai ra Hà Nội chữa bệnh cho con tuyệt vọng vì không có tiền

MS 916: Người mẹ đơn thân vượt đường dài từ Gia Lai ra Hà Nội chữa bệnh cho con tuyệt vọng vì không có tiền

Cảnh ngộ - 4 tuần trước

GĐXH – Vượt đường dài từ Gia Lai ra Hà Nội với hi vọng chữa bệnh cho con, chị Thuận đang rơi vào tuyệt vọng vì không cạn kiệt tiền. Trong khi đó, con trai đang nằm liệt ở trên giường bệnh.

Top