Hà Nội
23°C / 22-25°C

Vinh quang và tù ngục

Thứ bảy, 10:04 22/12/2007 | Giải trí

Giadinh.net - “Cơm áo không đùa với khách thơ” - Aziz Nesin đã phải vất vả trải qua rất nhiều nghề như bán tạp hoá, rau quả, kế toán, giao báo và cả thợ ảnh, nhưng đều thất bại...

>> Học cười trước cuộc đời đầy nước mắt

Năm 1945, Nesin xin được một chân trong tờ báo Tan với tư cách một nhà báo chuyên viết mục châm biếm. Nhưng chỉ vài tháng, tờ báo này đã bị đóng cửa chính do những bài báo “động chạm” này của Nesin.Ông trở thành kẻ thất nghiệp, không một toà báo nào dám nhận đăng bài của ông nữa.

Nhà văn “chuyển đổi giới tính”

Để tồn tại được, Nesin đã phải viết cho các tờ báo và tạp chí dưới hơn 200 bút danh khác nhau. Những bài viết của ông lúc này gồm đủ các loại: Châm biếm, tiểu phẩm, tin tức, phỏng vấn, phóng sự, tiểu thuyết trinh thám và truyện ngắn. Nhưng chẳng ai biết đến tác giả thật của nó. Thậm chí, một tác phẩm viết cho thiếu nhi dưới bút danh “Oya Atesh” - lấy tên của hai đứa con ông - bị liệt kê trong thư mục các cuốn sách của các tác giả... nữ (vì thế có người gọi đùa ông là người chuyển đổi giới tính).

“Cơm áo không đùa với khách thơ” - Nesin đã phải vất vả trải qua rất nhiều nghề như bán tạp hoá, rau quả, kế toán, giao báo và cả thợ ảnh, nhưng đều thất bại. Chỉ có một con đường duy nhất cho ông lựa chọn: Đó là văn chương.

Bước ngoặt đã đến vào năm 1946, khi ông vừa bước qua tuổi “tam thập nhi lập”. Đây là thời điểm đánh dấu chấm hết cho 6 năm ròng kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ suy sụp, xã hội hỗn loạn dưới sự điều hành của các đạo luật quân sự và những phức tạp chính trị. Dưới áp lực trong nước và quốc tế, Thổ Nhĩ Kỳ đã phải chấp nhận một thể chế dễ thở hơn với nhiều luật được thông qua nhằm bảo vệ quyền con người. Nhưng trong tay một chính quyền vốn nổi tiếng là rất bảo thủ, những cam kết trên nhiều khi chỉ là hư danh.

Tờ báo “nhe răng” và cuộc chiến chống lại sự đàn áp chính trị

Vào lúc này, Aziz Nesin cùng với Sabahattin Ali - một nhà văn nổi tiếng về mảng truyện ngắn, bắt đầu cho xuất bản tờ Marko Pasa. Trong tờ báo này, người viết chủ yếu là Aziz Nesin, còn Sabahattin giữ vai trò “chủ xị”. Mục đích của họ đơn giản chỉ là đả kích cuộc sống và nhất là phơi bày những cuộc đàn áp chính trị thông qua lăng kính hài hước. Tất nhiên, trong xã hội vốn chịu nhiều o bế, việc xuất hiện của Marko Pasa như một làn gió mát trong lành, khiến đời sống tinh thần của người dân đỡ bớt phần tẻ nhạt.

Sự thành công vang dội của tờ báo thể hiện rõ nét nhất ở số lượng xuất bản. Con số này khiến mọi tờ nhật báo hàng đầu của đất nước phải ghen tị. Xã hội đang đầy nước mắt thì họ cần có tiếng cười. Và tiếng cười thì chẳng đâu bằng Marko Pasa cả (đến nỗi có nhà văn trào phúng gọi đó là tờ báo “nhe răng” - vì ai đọc cũng... nhe răng ra cười).

Thế là không cần bất kỳ một hình thức quảng cáo nào, tờ báo trở thành một món ăn bổ dưỡng về tinh thần của người Thổ đương thời. Ở phương diện văn học, những tác phẩm này đã đánh dấu một kỷ nguyên mới cho mảng văn học trào phúng và đại diện cho một cuộc chiến kiên cường chống lại những sự đàn áp về chính trị.

Những “mũi rìu” của nhà văn dũng cảm

Cùng với sự ra đời của tờ báo Marko Pasa, một ngôi sao mới đã ra đời và toả sáng rực rỡ trên bầu trời văn học của Thổ Nhĩ Kỳ. Chất trào phúng của Nesin đã được thể hiện không ngưng nghỉ trong hàng loạt truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, phim truyền hình qua hàng loạt các loại người khác nhau, nhiều cảnh sống khác nhau. Rất ít nhà văn có khả năng nắm bắt được cái thần của nhiều người, ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, quan điểm sống, cảm xúc và suy nghĩ của họ như ông. Nesin có khả năng chỉ ra chính xác thái độ và tâm hồn, suy nghĩ của người Thổ. Ông không ngần ngại bày tỏ mình là một người khâm phục và đi theo đường lối của chủ nghĩa xã hội.

Mũi rìu đầu tiên mà Nesin hướng đến chính là hệ thống chính trị trên quê hương. Đó là một nền chính trị dựa rất nhiều vào những giá trị của phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ. Trong cách nhìn trào phúng của nhà văn, tất cả những điều đó đều đáng nực cười.

Ông khẳng định với báo chí Đức: “Tôi không tin vào nền dân chủ phương Tây”. Việc lụy theo quyền lực và những đồng đôla khiến cho chính quyền đó phải e sợ, phải khúm núm trước ngay cả một tên gián điệp có bí danh OX-13, dù rằng hắn đã công khai đầu thú và thừa nhận danh tính của mình.

Đối với Nesin và những người đồng chí của ông, điều này cũng đồng nghĩa với việc chủ quyền và những niềm tự tôn dân tộc bị tổn hại. Nhưng chính quyền khi ấy là thế, họ coi trọng đồng tiền, coi trọng quyền lực ngoại bang. Trong khi đối với các vấn đề quốc nội, hệ thống chính trị này hiện rõ là cơ chế quan liêu, bưng bít, coi thường nhân dân và vô tích sự. Điều này dẫn đến như câu chuyện cười ra nước mắt như “Thanh tra sắp đến”, “Nhỏ và đẹp”, “Thôi thì ở lại”...

Mũi rìu thứ hai mà Aziz Nesin “dám” hướng vào, đó chính là các thói hư, tật xấu làm người Thổ “không thể thành người được”. Một loạt các vấn đề trong các tác phẩm như: “Xếp hàng”, “Phải ho lao mới được”, “Giá không có ruồi”... đã gây nên rất nhiều phản ứng trái chiều trong dư luận. Nhưng ai cũng thấy rõ một điều: Aziz Nesin đã mô tả lại một cách chân thực và sinh động nhiều phương diện trong đời sống xã hội Thổ Nhĩ Kỳ, từ các cách kiếm sống, vai trò giới, việc nhập cư thành thị - nông thôn, công nghệ... dưới ngòi bút hài hước dí dỏm. Ông phê phán những tuýp người nhỏ nhen, ích kỷ, hiếu kỳ, tự ti dân tộc và thiếu lý tưởng ở cả người dân thường cho đến những vị “giáo sư” khả kính... Thậm chí, chính Aziz Nesin trong một cuộc trả lời phỏng vấn đã thẳng thừng khẳng định: “60% người Thổ Nhĩ Kỳ là... ngu ngốc”.

Gần 6 năm trong tù và lần “bóc lịch” oan

Tất nhiên, nhìn thấy những “tác hại” của tờ báo nên chính quyền đã mạnh tay trấn áp. Chỉ sau khi số thứ 3 được phát hành, Aziz Nesin và Sabahattin Ali đều bị bắt giữ. Nhưng cả hai đều được trả tự do sau 20 ngày mà không có bất cứ một phiên toà nào. Họ lại chung lưng xuất bản tiếp tờ báo này cho đến tận năm 1951.

Tính tổng cộng, cả cuộc đời, Aziz Nesin có đến 5 năm rưỡi ngồi trong nhà đá vì ngòi bút và lời nói của mình. Vì thế, rất nhiều tác phẩm của ông lấy bối cảnh và nhân vật trong các trại giam. Năm 1946, khi bị bắt lần đầu tiên, ông bị sở cẩm nhằng nhẵng hỏi trong 6 ngày liền câu hỏi: “Ai là tác giả thực sự của những bài viết dưới tên tuổi của anh?”. Họ không tin là Aziz Nesin có gan viết.

Nhưng đó chỉ là lần duy nhất. Những lần sau đó, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã thấu được cái “gan cóc tía” của Aziz Nesin. Hai năm sau, Nesin lại bị bắt trở lại. Lần này, cảnh sát cho rằng ông đã viết các bài báo dưới bút danh khác nhau. Lần đầu tiên, ông thừa nhận đây là bài của mình và được họ thả. Đến lần sau, họ lại trình ra một bài mà ông không hề viết. Ông phủ nhận nhưng các “chuyên gia” quyết không “ngây thơ” và một mực chứng minh rằng Nesin đã ẩn danh để viết. Nesin lại ngồi bóc lịch oan 6 tháng trời cho một bài báo mà ông không hề viết. Ra tù, ông có cảm hứng để viết “Voi Hamđi” và “Cả một ổ”.

Thậm chí, có lần vào năm 1949,  ông đã bị quốc vương của một số nước cáo buộc là phỉ báng họ trên báo. Họ đã yêu cầu các đại sứ tại Ankara gây sức ép để tống ông vào ngục. Và sau sự kiện này, Aziz Nesin phải nằm trong nhà đá 6 tháng nữa.

Suýt bị “hoả thiêu” vì phê phán kinh Coran

Aziz Nesin là một người đi tiên phong trong việc đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, đặc biệt là quyền được chỉ trích đạo Hồi. Từ những năm 1990, ông bắt đầu dịch cuốn tiểu thuyết gây nhiều tranh cãi của “Những vần thơ của quỷ Sa Tăng” của Salman Rushdie. Việc này khiến ông trở thành “kẻ thù không đội trời chung” của các nhóm Hồi giáo cực đoan đang hoạt động mạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngày 1/7/1993, trong lúc dự lễ hội văn hoá Alevi tại trung tâm Anatolian của thành phố Sivas cùng với một nhóm nhà văn cùng lý tưởng, Aziz Nesin đã phát biểu trong đó hoài nghi về nguồn gốc kinh Coran. Thế là bạo động lập tức diễn ra. Một đám đông những người Hồi giáo cực đoan đã bao vây và đốt khách sạn Madimak, đồng thời hô hào trừ khử những kẻ ngoại đạo. Khi ngọn lửa đã nhấm chìm những tầng thấp của toà nhà thì xe cứu hoả mới có thể tiếp cận.

Theo tờ Columbia Journalism Review: Nesin đã được những người lính cứu hoả cứu vì họ nhầm ông với một viên đại uý cảnh sát. Khi ông đang trèo xuống bằng chiếc thang cần cẩu của xe cứu hoả thì toán lính cứu hoả này đã nhận ra ông và đuổi đánh ông một cách không nể nang. Một kẻ quá khích trong Toà thị chính của thành phố Sivas còn thét vang: “Đây là con quỷ dữ mà chúng ta lẽ ra phải giết từ lâu rồi”. Mặc dù bị vây kín và đã 78 tuổi nhưng ông vẫn thoát khỏi gọng kìm nhờ sự yểm trợ kịp thời của quân đội và chỉ bị thương nhẹ. Tuy nhiên, đã có 37 nhà văn đã thiệt mạng - Vụ việc càng đào sâu thêm sự rạn nứt giữa phe tôn giáo và những người có tư tưởng ngoại đạo tại đất nước này.

(Còn nữa)

Thế Dương

 

 

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
HLV Park Hang-seo dặn dò Quang Hải trong ngày cưới Chu Thanh Huyền, ông Troussier vắng mặt sau lùm xùm "ngó lơ" Hải "con"

HLV Park Hang-seo dặn dò Quang Hải trong ngày cưới Chu Thanh Huyền, ông Troussier vắng mặt sau lùm xùm "ngó lơ" Hải "con"

Giải trí - 1 giờ trước

Mối quan hệ giữa HLV Troussier và Quang Hải gây chú ý sau khi ông Troussier nhất quyết không cho Quang Hải vào sân trận thua Indonesia.

Vợ Quang Hải mặc váy 150 triệu đồng trong đám cưới ở quê nhà

Vợ Quang Hải mặc váy 150 triệu đồng trong đám cưới ở quê nhà

Giải trí - 2 giờ trước

Chu Thanh Huyền diện thiết kế được làm từ loại ren nhập đắt đỏ cùng chiếc voan dài 2m khi sánh bước bên chú rể Quang Hải.

NSND Đức Long: 'Đến lúc không kham nổi mình, tôi sẽ vào viện dưỡng lão'

NSND Đức Long: 'Đến lúc không kham nổi mình, tôi sẽ vào viện dưỡng lão'

Giải trí - 3 giờ trước

GĐXH - "Đến giờ tôi cũng không tính tới chuyện lập gia đình nữa. Tôi cho rằng nên nghĩ thoáng một chút, đừng quan niệm phải có gia đình mới là hạnh phúc. Còn nếu sau này không thể tự chăm sóc bản thân, tôi sẽ chọn nhà dưỡng lão", NSND Đức Long chia sẻ.

Tuổi U60 của 'mỹ nhân ảnh lịch' thập niên 90: Sống bình yên bên chồng doanh nhân kín tiếng

Tuổi U60 của 'mỹ nhân ảnh lịch' thập niên 90: Sống bình yên bên chồng doanh nhân kín tiếng

Giải trí - 3 giờ trước

GĐXH - Hiền Mai được mệnh danh là "mỹ nhân ảnh lịch" nổi tiếng trong làng giải trí những năm 90. Hiện tại, khi đã qua thời kỳ đỉnh cao, cuộc sống của chị thay đổi như thế nào?

Tuổi xế chiều của 2 nghệ sĩ đất Bắc: Sống giản dị, thích chăm sóc vườn tược dù không thiếu tiền

Tuổi xế chiều của 2 nghệ sĩ đất Bắc: Sống giản dị, thích chăm sóc vườn tược dù không thiếu tiền

Giải trí - 4 giờ trước

Dù kinh tế khá giả thậm chí là giàu có nhưng 2 nam nghệ sĩ đất Bắc vẫn chọn lối sống giản dị, hòa vào thiên nhiên.

Cận cảnh chiếc xe 16 tỷ đi đón dâu của cầu thủ Quang Hải

Cận cảnh chiếc xe 16 tỷ đi đón dâu của cầu thủ Quang Hải

Giải trí - 6 giờ trước

GĐXH - Quang Hải mới đây đã khiến khán giả đã chú ý khi chuẩn bị xe 16 tỷ để đi đón dâu. Đây là chiếc xe mang nhãn hiệu Rollroyce được trang trí rất đẹp với hoa tươi sang trọng.

Lương Thu Trang từng bị chê khó gần, ghét chính mình khi vào vai phản diện

Lương Thu Trang từng bị chê khó gần, ghét chính mình khi vào vai phản diện

Giải trí - 7 giờ trước

Khi vào vai An Nhiên trong phim "Trạm cứu hộ trái tim", Lương Thu Trang cũng thấy lo lắng. Cô thậm chí cũng "dị ứng" với vai diễn phản diện của mình.

Hơn 3 năm hẹn hò với Trương Ngọc Ánh, Anh Dũng 'Sống chung với mẹ chồng' giờ ra sao?

Hơn 3 năm hẹn hò với Trương Ngọc Ánh, Anh Dũng 'Sống chung với mẹ chồng' giờ ra sao?

Giải trí - 8 giờ trước

GĐXH - Anh Dũng nổi tiếng là diễn viên của VFC một thời trong phim "Sống chung với mẹ chồng" cùng Bảo Thanh. Sau đó, anh Nam tiến và có tin hẹn hò cùng Trương Ngọc Anh. Hiện tại, cuộc sống của nam diễn viên điển trai ra sao?

Lâm Tâm Như hé lộ cách giáo dục con: Quyết nói không với điều này để con học cách chủ động

Lâm Tâm Như hé lộ cách giáo dục con: Quyết nói không với điều này để con học cách chủ động

Giải trí - 9 giờ trước

Lâm Tâm Như cho biết, Hoắc Kiến Hoa cũng có đôi lúc nhượng bộ con gái.

Phước Sang: Vua phim Tết, vỡ nợ bất động sản và nỗ lực làm lại từ 'tay trắng'

Phước Sang: Vua phim Tết, vỡ nợ bất động sản và nỗ lực làm lại từ 'tay trắng'

Giải trí - 11 giờ trước

Từng là ông bầu nổi tiếng một thời, có hãng phim riêng, được mệnh danh là "Vua phim Tết", Phước Sang lâm vào cảnh khốn khó sau khi ôm món nợ nghìn tỷ đồng.

Top