Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiếp bài: "Tìm thấy nguồn gốc Thánh Gióng": Đổng Sóc Thiên Vương là một Thánh Gióng hoàn thiện

Chủ nhật, 08:19 18/10/2009 | Giải trí

Giadinh.net - Sau khi bài viết “Tìm thấy nguồn gốc Thánh Gióng?” được đăng tải, báo GĐ&XH Cuối tuần đã nhận được nhiều phản hồi từ độc giả, trong đó có ý kiến thắc mắc rằng việc Thánh Gióng có họ là điều khó chấp nhận vì Thánh Gióng là do dân nuôi, hình ảnh đẹp mang tính quảng đại như thế không thể bị gán ghép cho riêng một dòng họ nào cả.

 
GĐ&XH Cuối tuần đã có cuộc phỏng vấn TS Hán học Cung Khắc Lược, dịch giả trực tiếp của cuốn thần phả có chứa bí mật về họ Đổng để làm rõ thêm vấn đề.
 
Hình ảnh Thánh Gióng của dân gian.
 
Mâu thuẫn giữa truyền thuyết và thần phả có thể lý giải

- Việc tìm ra một bản ký khác về Thánh Gióng có khiến ông ngạc nhiên không, thưa Tiến sĩ?

- Tôi cũng đã từng thắc mắc về điều này, tôi nghĩ rằng ắt hẳn phải có một điều gì đó, một ẩn số nào đó sau vẻ đẹp lộng lẫy của Phù Đổng Thiên Vương, những điều căn cốt đã khiến ngài sống một cuộc đời oanh liệt như vậy.

May mắn, nhân một lần tìm đến đền Gióng ở Quán Thánh nằm trên cánh đồng giữa hai thôn Bộ Đầu và Thượng Giáp ở xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, TP Hà Nội, tôi đã được dân làng cho xem một bức tượng cực kỳ có giá trị về mặt lịch sử - văn hóa trong hậu cung của ngôi đền. Đó là bức tượng đức Đổng Sóc Thiên Vương uy nghi lẫm liệt cao tới 6m. Đây có lẽ là pho tượng cổ lớn nhất trong di sản văn hóa dân tộc còn lại cho đến ngày nay. Nội dung của bức tượng lại cực khớp với cuốn thần phả mà dân làng vẫn còn giữ lại. Lúc đó tôi mới vui mà nghĩ rằng thắc mắc của tôi ít ra cũng giúp tôi có cơ hội để lần mò đến những di sản xưa cũ.

- Là một nhà nghiên cứu, ông đã tự dung hòa mâu thuẫn giữa truyền thuyết Thánh Gióng trong dân gian và trong thần phả thế nào?

- Truyền thuyết dân gian rất đẹp, tôi chưa từng thấy một hình ảnh nào trên thế giới về một cậu bé nhi đồng đánh giặc lại đẹp như thế. Nhưng với tư cách một nhà nghiên cứu, tôi muốn tìm hiểu căn nguyên của vấn đề nên việc tìm được cuốn thần phả đó đúng là một phát hiện cực kỳ thú vị. Nếu chỉ dừng ở truyền thuyết của cậu bé lên 3 ấy thì chúng ta cũng biết được nhiều điều nhưng với cuốn thần phả đó, chúng ta biết được về một dòng họ hết sức thú vị, sự phát triển của xã hội Việt Nam thời kỳ Hùng Vương thứ Sáu và bao nhiêu những sinh hoạt khác trong nhân dân. Tìm được một cuốn tài liệu như thế đúng là một may mắn của chúng ta.

Còn việc có hai văn bản về lịch sử của Thánh Gióng thì có thể tạm giải thích thế này: Thánh Gióng nhổ tre là truyền thuyết của dân tộc, còn cuốn thần phả về Đổng Sóc Thiên Vương là một thể loại kí được viết một cách bài bản hơn do các quan triều Hậu Lê ghi lại. Bản thần phả không được truyền miệng như bản của dân gian cho nên có sự mâu thuẫn cũng có thể hiểu được, chúng tồn tại dưới hai dạng khác nhau.
 
Tiến sĩ Hán học Cung Khắc Lược

- Vậy tại sao lại có sự khác nhau quá xa như vậy, thưa Tiến sĩ?

- Đó cũng là đặc trưng của vùng đất này. Trong cái mạch mong muốn của người dân một nước luôn phải chịu họa xâm lăng thì việc tồn tại một Thánh Gióng như trong dân gian là điều dễ hiểu. Hình ảnh Thánh Gióng dân gian thỏa mãn mong muốn ấy. Đó là mong muốn thiết cốt của người dân vùng này. Cho nên Phù Đổng Thiên Vương chỉ đánh giặc mà thôi, thế là đã hoàn thành sứ mệnh và bỏ lại tất cả rồi bay về trời.

Tuy nhiên, cũng chính nơi này, đời sống gia đình vẫn có những run rẩy và cần người nương tựa. Câu chuyện về ông Đổng Sóc đã thỏa mãn được cả điều sau đó. Nó làm trọn vẹn con người Gióng, không chỉ là một nhi đồng 3 tuổi đã đánh giặc mà còn nhào nặn nên một sự phát triển, không chỉ cứu làng cứu nước mà còn cứu mẹ.

Từ quy củ gia đình đến quy củ xã hội

- Có nhiều độc giả phản hồi rằng Thánh Gióng là của nhân dân, do dân nuôi, việc xuất hiện một dòng họ Đổng liệu có làm phương hại đến tâm thức này không?

- Sự nuôi nấng bao giờ cũng có quy củ và sự quy củ đó bao giờ cũng ở trong một gia đình chặt chẽ và nề nếp. Trong xã hội cũng thấy nhiều người có điều kiện gia đình thiệt thòi và họ phải nương vào những cửa khác nhưng những gia đình nuôi đều là những gia đình ngay ngắn cả. Việc ông Đổng Sóc có một gia đình là điều đáng mừng biết bao và nó thỏa mãn được tính hệ thống này.
 
Du khách thập phương trẩy Hội Gióng

- Tính chất gia đình đó thể hiện điều gì thưa Tiến sĩ?

- Ông Gióng thứ nhất chỉ có 3 tuổi thôi, sự nuôi nấng chỉ đến 3 tuổi là chấm dứt, đỉnh cao đời ông ấy là đánh giặc và sau đó là chấm hết. Ông Đổng Sóc đánh giặc xong còn về cứu mẹ và chôn mẹ trên lòng bàn tay. Có thể thấy rất rõ tình thâm mẹ con ở cuốn thần phả, điều mà truyền thuyết dân gian không có. Truyền thuyết dân gian chỉ có một mục tiêu là kẻ thù thôi. Do đó với Đổng Sóc, thần phả đã cho thấy một đặc điểm rất quan trọng đối với vùng đất này. Do nhiều yếu tố của vùng này như là khí hậu, sự yếu đuối của tuổi già nên người ta mong có người con, cho dù người con đó đẹp hay xấu để trông chờ lúc yếu héo, bệnh tật. Chúng ta có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con” nên chi tiết Đổng Sóc chôn mẹ trên lòng bàn tay là rất quan trọng.

Qua đó, có thể thấy quy mô gia đình, tập tục gia đình và chòm ngõ của thời Hùng Vương thứ 6 đó. Xã hội đã đi đến một thời kỳ làng chạ mà đặc trưng của làng chạ không gì khác chính là gia đình.
 
Cửa đền Thượng

- Vậy đến thời ông Đổng Vĩnh, cháu 12 đời của Đổng Sóc thì xã hội Việt Nam đã tiến đến đâu rồi?

- Đến ông Đổng Vĩnh thì sự phát triển đã quá đẹp. Ông đã nghĩ đến kinh tế, an bình của một làng lũ lụt và cả sự an bình chính trị nên đã giúp cho vua Hùng làm chậm sự lên ngôi của Thục Phán. Lúc này song song với sự phát triển của lịch sử, chuyện về Đổng Vĩnh đã cho chúng ta thấy ít nhiều đường nét nhất định của một người lên ngôi như thế nào và việc cản trở hay thúc đẩy điều đó. Nó phản ảnh một sự phát triển hơn hẳn, văn minh hơn những tiến trình trước đây, chứ không đơn giản như những tiến trình trước, chỉ có một mối liên hệ là có một loại giặc tên Ân và người Việt.

Chữ hiếu trong Đổng Sóc được thể hiện khá bộc trực. Đó là biểu tượng rất thú vị, không thấy có sự chôn cất nhưng đến Đổng Vĩnh thì đã vào thời kì hoàn chỉnh của phong tục tang ma, thờ cúng có, chôn cất có và có cả dân làng đến, đã có họp làng rồi. Người viết kí cũng cho thấy cái đường nước của một làng thời các vua Hùng. Qua 3 câu chuyện, chúng ta thấy có một cái gì đó trưởng thành mỹ mãn hơn và hoàn chỉnh hơn. Điều này có thể là hiện thực của văn hóa Việt xưa.

- Xin cảm ơn Tiến sĩ!

 Thùy Ninh
nguyenquyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phim có Tuấn Tú - Duy Hưng vừa lên sóng, khán giả khen chê thế nào?

Phim có Tuấn Tú - Duy Hưng vừa lên sóng, khán giả khen chê thế nào?

Giải trí - 1 giờ trước

GĐXH - Ngoài đời hơn Duy Hưng 5 tuổi nhưng vẫn nhập vai em trai rất ổn trong "Người một nhà", Tuấn Tú nhận được nhiều lời khen tích cực của khán giả.

NSND Thu Hà gây bão

NSND Thu Hà gây bão

Giải trí - 1 giờ trước

Phân đoạn bà Lan dạy dỗ An Nhiên với lời thoại đã tai cùng diễn xuất ấn tượng của NSND Thu Hà nhận lời khen của khán giả.

2 nam nghệ sĩ cưới vợ xinh đẹp, kém gần 30 tuổi, U60 chưa có con chung vẫn hạnh phúc, mặn nồng

2 nam nghệ sĩ cưới vợ xinh đẹp, kém gần 30 tuổi, U60 chưa có con chung vẫn hạnh phúc, mặn nồng

Giải trí - 3 giờ trước

Từng lận đận về tình duyên, nhưng hiện tại Tiết Cương và Lưu Huỳnh đều có cuộc sống hạnh phúc bên vợ trẻ.

Hình ảnh Phước Sang sau đột quỵ, đang điều trị trong bệnh viện khiến khán giả xót xa

Hình ảnh Phước Sang sau đột quỵ, đang điều trị trong bệnh viện khiến khán giả xót xa

Giải trí - 5 giờ trước

GĐXH - Phước Sang bị đột quỵ là thông tin xôn xao mạng xã hội ngày hôm qua. Hình ảnh mới nhất của anh tại bệnh viện khiến nhiều người xót xa.

Thương Tín lộ diện sau ồn ào tố người giúp đỡ ăn chặn tiền: Sống tại khách sạn, phủ nhận dựng chuyện

Thương Tín lộ diện sau ồn ào tố người giúp đỡ ăn chặn tiền: Sống tại khách sạn, phủ nhận dựng chuyện

Giải trí - 5 giờ trước

Thương Tín cũng cho biết, tới đây sẽ về quê sống để không chịu cảnh "nay đây mai đó".

Á hậu chuyển giới có gương mặt "vạn người mê": Từ bỏ hào quang về quê bán bún cá, vất vả mà yên vui

Á hậu chuyển giới có gương mặt "vạn người mê": Từ bỏ hào quang về quê bán bún cá, vất vả mà yên vui

Giải trí - 7 giờ trước

"Ở Sài Gòn lúc nào cũng thơm tho, mịn màng còn bây giờ, lúc nào cũng quanh quẩn trong bếp với rau, cá, nồi nước lèo, lúc nào người cũng đầy mùi cá, than củi, hành ngò. Bán bún cá tuy có vất vả nhưng tôi thấy rất thoải mái", á hậu Tường Vi nói.

HLV Park Hang-seo dặn dò Quang Hải trong ngày cưới Chu Thanh Huyền, ông Troussier vắng mặt sau lùm xùm "ngó lơ" Hải "con"

HLV Park Hang-seo dặn dò Quang Hải trong ngày cưới Chu Thanh Huyền, ông Troussier vắng mặt sau lùm xùm "ngó lơ" Hải "con"

Giải trí - 17 giờ trước

Mối quan hệ giữa HLV Troussier và Quang Hải gây chú ý sau khi ông Troussier nhất quyết không cho Quang Hải vào sân trận thua Indonesia.

Vợ Quang Hải mặc váy 150 triệu đồng trong đám cưới ở quê nhà

Vợ Quang Hải mặc váy 150 triệu đồng trong đám cưới ở quê nhà

Giải trí - 18 giờ trước

Chu Thanh Huyền diện thiết kế được làm từ loại ren nhập đắt đỏ cùng chiếc voan dài 2m khi sánh bước bên chú rể Quang Hải.

NSND Đức Long: 'Đến lúc không kham nổi mình, tôi sẽ vào viện dưỡng lão'

NSND Đức Long: 'Đến lúc không kham nổi mình, tôi sẽ vào viện dưỡng lão'

Giải trí - 19 giờ trước

GĐXH - "Đến giờ tôi cũng không tính tới chuyện lập gia đình nữa. Tôi cho rằng nên nghĩ thoáng một chút, đừng quan niệm phải có gia đình mới là hạnh phúc. Còn nếu sau này không thể tự chăm sóc bản thân, tôi sẽ chọn nhà dưỡng lão", NSND Đức Long chia sẻ.

Tuổi U60 của 'mỹ nhân ảnh lịch' thập niên 90: Sống bình yên bên chồng doanh nhân kín tiếng

Tuổi U60 của 'mỹ nhân ảnh lịch' thập niên 90: Sống bình yên bên chồng doanh nhân kín tiếng

Giải trí - 19 giờ trước

GĐXH - Hiền Mai được mệnh danh là "mỹ nhân ảnh lịch" nổi tiếng trong làng giải trí những năm 90. Hiện tại, khi đã qua thời kỳ đỉnh cao, cuộc sống của chị thay đổi như thế nào?

Top