Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tác giả James Bond đạo văn

Thứ sáu, 16:06 04/01/2008 | Giải trí

"Bí" vì không viết nổi tập 9 truyện James Bond theo đúng hẹn của nhà xuất bản, Ian Fleming đành "mượn" kịch bản phim của một đồng nghiệp để nhào nặn thành tiểu thuyết "Thunderball".

Vụ vi phạm tác quyền này về sau trở thành một vụ kiện kéo dài hàng tháng trời. Nhà văn thua kiện trong trạng thái ê chề.

Đó là vụ án hấp dẫn và gây tranh cãi nhất trong lịch sử James Bond. Đáng lẽ, giữa nhà sản xuất phim người Ireland Kevin McClory và Ian Fleming đã có mối quan hệ hợp tác, mà nếu thành công, nó sẽ tạo ra bộ phim 007 đầu tiên do Alfred Hitchcock đạo diễn với sự tham gia của Richard Burton trong vai Bond. Nhưng thay vào đó, họ dẫn nhau ra tòa trong một vụ kiện bản quyền đầy dư vị đắng cay, sự phản bội và những mối đe dọa đến mạng sống.

Nhà sản xuất phim Cubby Broccoli, người cùng với Harry Saltzman phát hành Dr No, bộ phim James Bond đầu tiên năm 1962 luôn luôn tìm cách phớt lờ McClory. Bị kích thích trí tò mò bởi sự thật còn bí ẩn này, tôi quyết định viết một cuốn sách về nó. Nhưng trước hết, tôi phải tìm ra sự thật. Vấn đề là không ai biết đâu là sự thật, còn sự thật lại luôn là thứ khó nắm bắt.

Rồi một ngày, tôi tìm được. Chính xách hơn, người tìm được là Sylvan Whittingham Mason - con gái của Jack Whittingham - nhà văn được McClory thuê viết kịch bản phim đầu tiên về James Bond năm 1959, sau khi Fleming đã thử hai lần nhưng thất bại. Fleming không phải là nhà viết kịch bản phim. Ông thú nhận trong một bức thư gửi McClory. “Khó khăn lớn nhất khi viết một cái gì đó đặc biệt để dựng thành phim là tôi không có ý tưởng nào trong đầu cả".Vì thế, Whittingham là người được chọn để viết kịch bản phim 007 đầu tiên với tiêu đề Thunderball. Mối quan hệ giữa tôi với Sylvan đã đưa đến một phát hiện quan trọng: vài thùng các tông giấy. Trong đó là những tài liệu của một vụ án vi phạm bản quyền đáng hổ thẹn liên quan đến Fleming vào năm 1963.

Khi Whittingham hoàn thành kịch bản Thunderball, McClory giữ bản thảo và bắt đầu kêu gọi tài trợ để làm phim. Nhưng dự án này về sau thất bại. Kịch bản Thunderball trở thành một thứ phế phẩm. Một lần, Fleming đến Jamaica, ở trong ngôi nhà mà ông đặt tên là Goldeneye để viết tập truyện James Bond như thường lệ. Nhưng ông bế tắc. Dưới áp lực của nhà xuất bản, Fleming đã chọn cách dễ dàng hơn: nặn ra một cuốn tiểu thuyết mới từ kịch bản Thunderball bị vứt bỏ mà ông cũng có trong tay. Tệ hại hơn, nhà văn không hề xin phép hay thông báo cho McClory hoặc Whittingham về việc làm này. Thay vào đó, ông nghiễm nhiên coi đây là sản phẩm của chính mình - một thái độ hồn nhiên nghệ sĩ hay sự trốn tránh ngạo mạn?

Nhờ những tài liệu được tìm thấy, chúng ta được biết, Fleming từng nhận được cảnh báo rằng, ông có thể sẽ phải ra tòa vì việc làm của mình.

Trong một lá thư, Fleming từng yêu cầu Robert Fenn, luật sư của mình: "Dọn sạch vấn đề bản quyền này đi, nếu không chúng ta sẽ nhận được giấy triệu tập của tòa án do McClory yêu cầu đấy. Nếu thế, nó sẽ gây phiền toái lớn". Một bức thư với những lời dặn dò đã nói lên tất cả. Nhưng bất chấp mối lo lắng này, Fleming vẫn ký với Jonathan Cape - đại diện nhà xuất bản - một giấy đảm bảo (hiện vẫn còn lưu trong hồ sơ) rằng Thunderball là tác phẩm nguyên bản, không vi phạm bất cứ vấn đề tác quyền nào. Không thể tượng tưởng được một nhà văn đầy kinh nghiệm như Fleming lại ký vào một tờ giấy đảm bảo như thế với tất cả sự thật mà ông biết rõ.

Khi được đọc tiểu thuyết Thunderball, ra mắt vào tháng 3/1961, McClory rất tức giận. Ông nộp đơn lên tòa án London yêu cầu cấm phát hành cuốn sách. Trở về từ Jamaica với làn da rám nắng, Fleming diện một bộ flannel xanh, thắt nơ trắng, ngồi ở tòa án, nghe mình bị buộc tội đạo văn. Sau 90 phút, tòa quyết định: cuốn sách đã được phát hành quá rộng rãi để có thể ngăn chặn. “Thật kinh khủng", Fleming nói với đám phóng viên túc trực bên ngoài. "Tôi tin là Bond sẽ không bao giờ phải trải qua một tình huống tương tự nữa". McClory thua kiện, nhưng ông vẫn nung nấu ý định phục thù Fleming - người lúc bấy giờ đã rất ốm yếu.

Bộ phim xây dựng từ kịch bản gây tranh cãi.

Bộ phim xây dựng từ kịch bản gây tranh cãi.

Bạn bè của nhà văn lo ngại, phiên tòa sẽ làm cho sức khỏe vốn đã ốm yếu của ông ngày càng trầm trọng hơn. Ngày 12/4/1963, hai tuần sau khi thắng kiện, Fleming bị một cơn đau tim. Trong một cuộc họp diễn ra vào thứ ba hàng tuần ở tờ The Sunday Times, nhà văn đột nhiên ngã quỵ, mặt trắng bệnh khiến nhiều nhà văn tin rằng, ông đã chết. Fleming ngay lập tức được đưa đến một bệnh viện ở London. Bác sĩ cảnh báo, ông phải bớt hút thuốc và uống rượu. Nhưng nhà văn lờ đi lời khuyên của bác sĩ.

Ngày 20/11/1963, phiên tòa Thunderball được mở lại. Lúc này, với hai bộ phim James Bond đã được phát hành Dr No From Russia with Love, Ian Fleming đã trở thành một nhà văn nổi tiếng.

Khác với thời kỳ còn hợp tác, Fleming và McClory quay ra thù hằn lẫn nhau. Trong một cuộc họp báo, Fleming công khai thức nhận: "Tôi đặc biệt không thích con người Kevin vì tôi chưa bao giờ thích lối nói đường mật kiểu Ireland". Nhiều bức thư chỉ ra rằng, nhà văn từng nhiều lần tìm cách đánh bật McClory khỏi dự án James Bond. Còn với McClory, ông gọi Fleming là "kẻ cay độc" và "trưởng giả học làm sang".

Phiên tòa trở thành một tâm điểm của giới truyền thông trong năm. Báo chí xếp hàng dài trên lối dẫn nguyên đơn và bị đơn đi vào và ra. McClory đến cùng Jack Whittingham, người sở hữu những chứng cứ quan trọng về hành vi đạo văn của Fleming. Sức khỏe của Whittingham cũng rất kém, ngoài đau tim, ông còn bị viêm họng liên miên. Nhưng bất chấp lời khuyên của bác sĩ, ngày nào Whittingham cũng có mặt tại tòa, trung thành bên cạnh McClory. "Phần thưởng" của ông về sau là sự quay lưng lạnh lùng của McClory.

Fleming đến tòa cùng một người bạn là Ivar Bryce. Phiên tòa còn có sự tham dự của George Wren Howard, một nhà xuất bản nổi tiếng ở Anh lúc bấy giờ. Năm 1961, McClory từng gửi cho ông một bức thư, tố cáo hành vi đạo văn của tác giả tiểu thuyết Thunderball. Nhưng sau khi tuyên thệ sẽ chỉ nói sự thật tại tòa, Wren Howard khẳng định, ông không nhận được bất cứ lá thư nào như thế cả.

Fleming cũng khăng khăng rằng, cuốn tiểu thuyết hoàn toàn là của ông và McClory không có bất cứ tác quyền nào ở đó. Nhưng người ta chứng minh được rằng, có đến 200 trang trong đó các chi tiết trong tiểu thuyết được lấy lại từ kịch bản phim. Fleming rơi vào tình trạng bất lợi. Tuy nhiên, suốt ba ngày diễn ra phiên tòa, ông vẫn cự tuyệt đề nghị thương lượng với McClory.

Đến ngày thứ 9, McClory bất ngờ được biết, phiên tòa phải hoãn lại, vì Fleming muốn thương lượng. Nhưng tại sao?

Vì Fleming lại vừa trải qua một cơn đau tim nghiêm trọng, Bryce lo ngại phiên tòa sẽ gây tác động xấu đến ông bạn thân. Trước đó, trong quá trình diễn ra phiên tòa, Fleming đã bị hai cơn đau tim khác. Sau nhiều ngày đấu tranh với lương tâm, Bryce đã thuyết phục bạn nên hòa giải. Ann, vợ của Fleming rất tức giận. Bà viết lên cuốn sách Diamonds Are Forever được Fleming dành tặng cho Bryce, dòng chữ: "Kẻ đã phản bội Ian trong vụ án Thunderball". Fleming, sau đó, cũng cay đắng lăng mạ hành động của Bryce. Nhưng bất chấp, Bryce vẫn giữ nguyên quyết định.

Một chuyện gây tranh cãi khác chưa từng được tiết lộ về nguyên nhân dẫn đến quyết định xin thương lượng một cách đột ngột của phía Fleming là McClory có thể đã nắm trong tay một bức thư tố cáo Fleming. Hành động vội vàng của Bryce làm dấy lên những giả thuyết rằng, ông làm như thế là để tránh cho bức thư bị lôi ra ánh sáng, có thể khiến cả ông lẫn Fleming đều khó xử.

Sau đó, lá thư được nộp lên cho chánh án. Vị chánh án này sau khi đọc xong đã thốt lên rằng: "Sẽ không khôn ngoan nếu tôi bình luận gì về lá thư này. Tất cả những gì tôi có thể nói là tôi rất ngạc nhiên khi đọc nó". Nội dung cũng như tác giả của bức thư không bao giờ được tiết lộ.

Hơn nữa, một lý do khác dẫn đến sự hòa giải là những lý lẽ mà McClory đưa ra là không thể phản bác được. Fleming đã đánh giá quá thấp đối thủ của mình. Nhà văn cho rằng, McClory không bao giờ đủ ý chí và tiền bạc để theo kiện. Cuối cùng McClory giành chiến thắng khá thuyết phục: 50.000 bảng Anh tiền bồi thường, được đền bù chi phí kiện tụng và quan trọng nhất là được quyền sản xuất bộ phim Thunderball. Năm 1965, ông hợp tác với các nhà sản xuất khác để cho ra mắt bộ phim đạt doanh thu cao nhất trong lịch sử series phim về James Bond - Never Say Never Again.

Nhưng được voi đòi tiên, nhiều năm sau đó, McClory còn đấu tranh với các nhà sản xuất James Bond để đòi chia sẻ tác quyền. Ông trơ tráo khẳng định rằng, vì Thunderball là kịch bản phim 007 đầu tiên nên chúng ảnh hưởng tới hình ảnh 007 của tất cả các bộ phim khác và do đó, ông có vai trò quan trọng đối với series này. McClory đòi được chia phần trong số 3 tỷ USD doanh thu mà các bộ phim James Bond mang lại. Chỉ đến năm 2001, những tranh giành dai dẳng này mới kết thúc. Phần thua lần này thuộc về McClory.

Ngày 20/11/2006, McClory qua đời. Ông chết không một xu dính túi dù đã kiếm được hàng triệu bạc từ Thunderball.

Còn Whittingham chịu số phận khốn khổ hơn. Ông bị McClory quay lưng lạnh lùng sau khi phiên tòa kết thúc. McClory đối xử tệ bạc với Whittingham. Hai người hầu như không nói chuyện với nhau. Whittingham qua đời năm 1972, những đóng góp của ông đối với truyện James Bond cũng bị quên lãng.

Fleming, nhân vật chính, rời khỏi phiên tòa năm 1963 với tư cách của một người đàn ông thất trận. Ông nói: "Tôi nghĩ Bond phải làm cái gì đó để lấy lại tinh thần sau vụ này, ví như "đoành" cho vị chánh án một phát chẳng hạn". Bạn bè nhà văn đã ở bên ông, cổ vũ cho ông viết tiếp. Nhưng 9 tháng sau khi kết thúc phiên tòa, vào 12/8/1964, nhà văn qua đời ở tuổi 56.

Theo Hà Linh
 Evan

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Tình địch' của Hồng Diễm bị 'ném đá' dữ dội, phản ứng thế nào về vai phản diện đầu tiên trong sự nghiệp?

'Tình địch' của Hồng Diễm bị 'ném đá' dữ dội, phản ứng thế nào về vai phản diện đầu tiên trong sự nghiệp?

Giải trí - 2 giờ trước

GĐXH - Bức xúc với những hành động của An Nhiên (Lương Thu Trang) trong "Trạm cứu hộ trái tim", nhiều khán giả vào thẳng trang cá nhân của nữ diễn viên để... "ném đá".

Con gái xinh đẹp của Phương Thanh: Tôi và mẹ cãi nhau um sùm nên bỏ nhà đi bụi

Con gái xinh đẹp của Phương Thanh: Tôi và mẹ cãi nhau um sùm nên bỏ nhà đi bụi

Giải trí - 2 giờ trước

Bùi Hà Nghi Phương - con gái ca sĩ Phương Thanh chia sẻ với VietNamNet nhiều góc độ hiếm thấy ở người phụ nữ được là gai góc nhất showbiz.

'Điều không tưởng' Lê Tuấn Anh giúp con trai của Hồng Vân

'Điều không tưởng' Lê Tuấn Anh giúp con trai của Hồng Vân

Giải trí - 6 giờ trước

NSND Hồng Vân tiết lộ khi quay phim ở Mỹ, Khôi Nguyên được ba Lê Tuấn Anh đứng sau hỗ trợ, thậm chí có những điều gần như 'không tưởng' với mẹ con chị.

Nữ ca sĩ gốc Đà Nẵng nổi tiếng 'Làn sóng xanh' những năm 2000: 43 tuổi giàu có, trẻ đẹp nhưng vẫn độc thân

Nữ ca sĩ gốc Đà Nẵng nổi tiếng 'Làn sóng xanh' những năm 2000: 43 tuổi giàu có, trẻ đẹp nhưng vẫn độc thân

Giải trí - 6 giờ trước

GĐXH - Mỹ Tâm nổi tiếng với khán giả qua nhiều ca khúc nổi đình nổi đám trong giải thưởng "Làn sóng xanh". Dù đã bước sang tuổi 43 nhưng sự nổi tiếng của cô vẫn không giảm.

Mai Thu Huyền làm phim ra sao mà bị chê "thảm họa", "ế nhất lịch sử"?

Mai Thu Huyền làm phim ra sao mà bị chê "thảm họa", "ế nhất lịch sử"?

Giải trí - 8 giờ trước

Những phim điện ảnh do Mai Thu Huyền cầm trịch từng nhận về không ít lời chê bai từ khán giả và giới phê bình vì kịch bản nhiều "sạn", cách làm phim cũ kỹ, không truyền đạt được thông điệp.

Tuổi xế chiều của nam NSƯT nổi tiếng: Có 10 mối tình nhưng U65 vẫn một mình, sự nghiệp biến động lớn

Tuổi xế chiều của nam NSƯT nổi tiếng: Có 10 mối tình nhưng U65 vẫn một mình, sự nghiệp biến động lớn

Giải trí - 10 giờ trước

Ở tuổi 63 nhưng NSƯT Thành Lộc vẫn một mình lẻ bóng. Ông dành hết tình yêu cho sân khấu nghệ thuật.

3 năm liền giữ vai trò quyền lực Miss Grand Vietnam, Hà Kiều Anh nói gì?

3 năm liền giữ vai trò quyền lực Miss Grand Vietnam, Hà Kiều Anh nói gì?

Giải trí - 22 giờ trước

GĐXH - Hà Kiều Anh tiết lộ áp lực khi liên tiếp đảm nhận vai trò Trưởng Ban giám khảo Miss Grand Vietnam.

Nghệ sĩ Phương Bình 82 tuổi vẫn chạy xe 20km tới 12 giờ đêm mỗi ngày, bữa ăn khiến ai cũng xót xa

Nghệ sĩ Phương Bình 82 tuổi vẫn chạy xe 20km tới 12 giờ đêm mỗi ngày, bữa ăn khiến ai cũng xót xa

Giải trí - 23 giờ trước

"Mỗi buổi tối, tôi phải chạy lên quán nghệ sĩ để hát, cách nhà tận 20km, tới 12 giờ đêm mới về được tới nhà" – nghệ sĩ Phương Bình chia sẻ.

Đời tư kín tiếng của Bảo Anh trước khi công khai con gái

Đời tư kín tiếng của Bảo Anh trước khi công khai con gái

Giải trí - 1 ngày trước

Ca sĩ Bảo Anh đang trở thành tâm điểm chú ý khi được cho là ngầm thừa nhận chuyện có con.

Vân Dung ở tuổi U50: Có con trai nối nghiệp, cuộc sống nhiều người mơ ước

Vân Dung ở tuổi U50: Có con trai nối nghiệp, cuộc sống nhiều người mơ ước

Giải trí - 1 ngày trước

GĐXH - Không chỉ gây ấn tượng với khán giả qua hình ảnh một nghệ sĩ hài vô cùng duyên dáng và tài năng, Vân Dung còn có cuộc sống riêng nhiều người mơ ước.

Top