Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ông già “lẩn thẩn” xứ "Thần Kinh"

Chủ nhật, 09:00 18/01/2009 | Giải trí

Giadinh.net - Không muốn nhìn cổ vật “chảy” vào túi tư thương, rồi tuồn ra nước ngoài, nhưng hiện trong túi ông không có "một xu", đành phải đợi... Ông Phan nghĩ ra cách để cạnh tranh với những gã buôn đồ cổ là ngày ngày lặn lội về “sống chung” với người dân vạn đò.

Có lần, nghe một người dân vạn đò trên sông Hương vớt được món đồ quý, ông tức tốc tìm đến, tức tốc trả giá và ôm cổ vật ra về mà quên trả tiền. “Hôm đó, tôi nghe có đồ quý nên chạy đi, không ngờ trong túi không còn một xu dính túi, đành dặn họ không được bán cho ai, rồi vội chạy về xoay mượn...”
 
Ông Hồ Tấn Phan - "tôi coi đồ cổ xứ Huế như máu thịt của mình".

30 năm lượm “đồ bỏ đi”

Nhắc đến ông Hồ Tấn Phan (71 tuổi), ở phường Phú Hiệp, TP Huế, người trong nghề đều gọi ông là “vua đồ cổ xứ Thần Kinh”, nhưng cũng có người gọi là “ông già lẩn thẩn”.

Mối lương duyên của ông cổ vật bắt đầu từ năm 1977, khi ông bỏ ngang nghề giáo viên, xin nghỉ mất sức. Từ đó, ông khăn gói đi tìm cổ vật. Bao nhiêu tiền bạc mà bảy đứa con làm ăn xa gửi về để bố mẹ dưỡng già, ông lén bà “đổ” vào cổ vật. Ngày qua ngày, tài sản có giá trị trong nhà lần lượt ra đi, “đổi” lấy những thứ mà với nhiều người là “đồ bỏ đi”.
 

Từ ngoài nhìn vào, nhà ông Phan đúng là ngôi nhà cổ vật.

Nói về vụ lấy hàng quên trả tiền, ông cười hóm: “Vét sạch tiền đi chợ của vợ cũng không đủ. Vừa lo vay mượn vừa sợ mấy tay buôn cổ vật trả giá cao, người ta bán mất nên ngày nào cũng mò đến chơi để canh hàng. Sau nhiều ngày chạy vạy, khi cầm được món đồ trên tay tôi mới thấy nhẹ người”.

Đa số cổ vật ông Phan có đều mua từ dân vạn đò sống trên sông Hương. Ban đầu họ xem những thứ như chum, hũ sành, bình vôi đồng... là những thứ bỏ đi nên bán rất rẻ. Thời gian sau, chuyện dân vạn đò vớt được nhiều cổ vật tới tai những tay buôn bán đồ cổ, họ đến săn lùng và mua lại với giá rất cao. “Khi những tay buôn đồ cổ nhảy vào, mình khó mà cạnh tranh được. Dân chài vớt được vật gì cũng đòi giá trên trời, mình thì tiền đâu mà mua. Có lúc nhìn thấy cổ vật quá quý hiếm, mình như nổi gai ốc nhưng đành chịu vì không đủ tiền”.

Không muốn nhìn cổ vật “chảy” vào túi tư thương, rồi tuồn ra nước ngoài, ông Phan đã nghĩ ra cách để cạnh tranh với những gã buôn đồ cổ là ngày ngày lặn lội về “sống chung” với người dân vạn đò. Nghe ai vớt được cổ vật là ông đến mua ngay. Lui tới thường xuyên nên quen, khi vớt được thứ gì họ thường bán cho ông với giá vừa phải. Vì vậy, người dân Huế đã quen với hình ảnh ông già độ tuổi thất thập suốt ngày lân la bờ sông, mạn thuyền cùng dân vạn đò. Kể đến đây, nở nụ cười hiền hậu, ông bảo: “Mấy ngày ni có mấy món đồ phải mua cho bằng được, nhưng trong túi không còn một xu. Chờ mấy đứa con gửi tiền về mà lòng như lửa đốt”.

Những cuộc săn tìm trong hơn 30 năm đã mang lại cho ông vô số đồ gốm, đồ đồng có niên đại hàng nghìn năm. Hàng ngàn cổ vật quý giá của ông được trưng bày la liệt. Trong “bảo tàng” cổ vật của ông, hiện có nhiều thứ thuộc loại rất quý hiếm, có giá trị lịch sử và khoa học cao, tiêu biểu là bộ đồ gốm Sa Huỳnh niên đại hơn 2.500 năm.
 

Những cổ vật trong bộ sưu tập của ông Phan. Ảnh: T.G

Ông chia “bảo tàng” của mình thành ba nhóm chính tương ứng với ba thời kỳ: Thứ quý nhất là cổ vật giai đoạn tiền và sơ sử, gồm đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của người tiền sử như chum, hũ, nồi niêu... Loại thứ hai có niên đại từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XIV. Loại thứ ba có niên đại từ thế kỷ XIV đến thời nhà Nguyễn, đa số làm bằng đồng như bình vôi, bình hoa... được chạm khắc những hoa văn rất tinh xảo.

Không bao giờ bán giá trị lịch sử

Do không còn chỗ để trong nhà nên nhiều cổ vật được ông bài trí ở ngoài vườn. Hàng ngày ông đi khắp vườn nâng niu từng cái, thủ thỉ xin lỗi vì đành để “bạn” giãi nắng dầm sương. Dường như ở ông, thú săn tìm cổ vật không bị đồng tiền chi phối. Ông không bao giờ nói về giá trị bằng tiền của mỗi hiện vật mà mình có, bởi theo ông: “Đằng sau mỗi hiện vật là những giá trị lịch sử, văn hóa tinh thần của cha ông. Những giá trị đó không tính được bằng tiền. Bởi vậy, không ít lần các tay buôn cổ vật tìm đến trả giá mỗi món vài ngàn đô, nhưng tôi đều từ chối”.
 

Nhà không đủ chỗ, đồ cổ "tràn" ra vườn.

 
Không chỉ ham mê đồ cổ, ông còn có thói quen sưu tầm và đọc sách. Với hơn ba vạn cuốn, trong đó có rất nhiều loại sách lịch sử và văn hóa quý hiếm, như bộ sách “BAVH” (Tạp chí Những người bạn cố đô Huế) hơn 100 quyển, xuất bản năm 1914 bằng tiếng Pháp. Các bản Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc in trên giấy bổi từ thế kỷ 18, Souvenirs d’Annam của sĩ quan viễn chinh P. Beille, Souvenirs d’Hué của M. Đức Chaigneau bản in đầu tiên tại Paris năm 1867, Mỗi hoài ngâm thảo của Nguyễn Thuật, Ngục trung thư của Phan Bội Châu và Từ điển Hán - Anh xuất bản ở Trung Quốc...
 
Trong số đó, có nhiều sách được xem là “của độc” như các châu bản giai đoạn “bốn tháng ba vua” (Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc) có chữ ký của các hoàng tử trình triều đình để phế vua và lập vua mới (trong kho lưu trữ có thể không có), Đại Nam thực lục từ thời Đồng Khánh đến Khải Định chép tay trên giấy bổi (chỉ chép có sáu bản), Việt Nam vong quốc sử bản chép tay của Phan Bội Châu, Dương Xuân Sơn Chí của một nho sĩ Phật giáo chưa xác định được tên.
 

Đồ cổ còn được treo trên những cành cây.

Dường như đồ cổ và sách là hai thứ đã ăn vào máu thịt của ông. Ông nói: “Cơn lũ lịch sử năm 1999 đã làm hỏng hơn 10.000 cuốn sách quí, khiến tôi như đứt từng khúc ruột”. Cũng nhờ ham đọc sách mà ông đã phát hiện việc gọi nhầm niên hiệu thành đế hiệu của các vị vua của nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn. “Không có vua nào là vua Nguyễn Huệ trong lịch sử Việt Nam cả, mà chỉ có vua Thái tổ Võ hoàng đế, tức Nguyễn Văn Huệ, lên ngôi năm 1789 lấy niên hiệu là Quang Trung. Thế tổ Cao hoàng đế thì gọi nhầm là vua Gia Long, Thánh tổ Nhân hoàng đế thì gọi nhầm là vua Minh Mạng (Gia Long và Minh Mạng là niên hiệu do hai vua này đặt ra khi lên ngôi)...

Tình yêu cổ vật trong ông được dồn vào những chuyến đi mải miết để mang về hàng trăm, hàng nghìn chứng nhân của một Huế xưa - Huế của mái đình, cây đa-Huế của bờ tre gốc rạ - Huế của bao thế hệ người nông dân, chân lấm tay bùn hun đúc nên “Văn hoá Làng”. Với ông bây giờ, còn sức khoẻ là còn lặng lẽ đi dọc những dòng sông xứ Huế để tìm lại những tinh hoa của đất Thần Kinh xưa.
 
Đăng Khoa
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
‘Đóa hoa mong manh’ chỉ còn 2-3 suất chiếu trong ngày: Cơ hội trụ rạp quá mong manh

‘Đóa hoa mong manh’ chỉ còn 2-3 suất chiếu trong ngày: Cơ hội trụ rạp quá mong manh

Giải trí - 22 phút trước

GĐXH - Sau 1 tuần công chiếu, đến nay, tại các rạp chỉ còn duy trì 2-3 suất chiếu/ngày. Cơ hội trụ rạp của Đóa hoa mong manh quả thật… mong manh.

Hậu dính tin chia tay tình trẻ vì người thứ 3, Trương Ngọc Ánh: 'Sự tử tế đáng quý hơn sự thông minh'

Hậu dính tin chia tay tình trẻ vì người thứ 3, Trương Ngọc Ánh: 'Sự tử tế đáng quý hơn sự thông minh'

Giải trí - 8 giờ trước

Trương Ngọc Ánh đã lên tiếng đính chính thông tin có người thứ 3 chen chân vào mối quan hệ với Anh Dũng.

Thanh Hằng hóa 'bác tài' đưa ông xã đi chơi dịp lễ, được đối phương chăm sóc cực ngọt

Thanh Hằng hóa 'bác tài' đưa ông xã đi chơi dịp lễ, được đối phương chăm sóc cực ngọt

Giải trí - 8 giờ trước

Kể từ sau khi kết hôn, Thanh Hằng được khen ngày càng nữ tính, hiền dịu.

Bị phong tỏa tài sản, cuộc sống của Triệu Vy thực sự thế nào?

Bị phong tỏa tài sản, cuộc sống của Triệu Vy thực sự thế nào?

Giải trí - 10 giờ trước

Sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin Triệu Vy bị phong tỏa tài sản, đường trở lại làng giải trí Trung Quốc khó khăn, những thông tin liên quan tới "én nhỏ" trở thành chủ đề nóng trên mạng xã hội.

'Quý ông' tuổi Dần hot nhất 'Làn sóng xanh' thập niên 90 -2000: Tuổi trẻ đắt show, trung niên bên vợ trẻ kém 17 tuổi

'Quý ông' tuổi Dần hot nhất 'Làn sóng xanh' thập niên 90 -2000: Tuổi trẻ đắt show, trung niên bên vợ trẻ kém 17 tuổi

Giải trí - 11 giờ trước

GĐXH - Lam Trường là nam ca sĩ thuộc thế hệ các ca sĩ hot trong giải "Làn sóng xanh" những năm của thập niên 90-2000. Hiện tại, cuộc sống của nam ca sĩ thay đổi như thế nào?

Đảm nhận vai diễn của Hồng Diễm thời thiếu nữ, hoa khôi Thái Nguyên tiết lộ bất ngờ khi nhắc đến đàn chị

Đảm nhận vai diễn của Hồng Diễm thời thiếu nữ, hoa khôi Thái Nguyên tiết lộ bất ngờ khi nhắc đến đàn chị

Giải trí - 12 giờ trước

GĐXH - "Chị Hồng Diễm không chỉ là đàn chị trong nghề mà còn là giám khảo khi tôi thi tuyển lớp diễn viên truyền hình VFC 2019. Vì thế, đảm nhận vai diễn Ngân Hà thời trẻ trong "Trạm cứu hộ trái tim", tôi cũng rất lo lắng, lo sợ bản thân làm không tốt, phụ kỳ vọng của mọi người", Linh Chi chia sẻ.

Angelina Jolie tố chồng cũ 'hút máu', Brad Pitt nói đã chuyển 100 triệu USD

Angelina Jolie tố chồng cũ 'hút máu', Brad Pitt nói đã chuyển 100 triệu USD

Giải trí - 13 giờ trước

Angelina Jolie tố Brad Pitt "hút máu" hòng gây kiệt quệ tài chính cho vợ cũ. Phía Brad Pitt ngay lập tức đưa ra thông tin về việc tài tử đã chuyển cho Angelina gần 100 triệu USD.

Bạn thân của Trấn Thành 'thoát ế', khoe ảnh cưới ngọt ngào với vợ kém 12 tuổi

Bạn thân của Trấn Thành 'thoát ế', khoe ảnh cưới ngọt ngào với vợ kém 12 tuổi

Giải trí - 13 giờ trước

GĐXH - Diễn viên Anh Đức khoe ảnh cưới lãng mạn theo concept cắm trại nghỉ dưỡng cùng vợ sắp cưới kém 12 tuổi - Phạm Quỳnh Anh.

Ca sĩ Lương Ngọc Diệp qua đời: Sáng nhận kết quả ung thư, buổi chiều đột quỵ

Ca sĩ Lương Ngọc Diệp qua đời: Sáng nhận kết quả ung thư, buổi chiều đột quỵ

Giải trí - 14 giờ trước

Theo chia sẻ của người thân, ca sĩ Lương Ngọc Diệp vừa nhận kết quả ung thư máu sáng 17/4 và đột quỵ trong buổi chiều cùng ngày.

Quách Ngọc Ngoan hiện sống ra sao sau 1 năm vỡ nợ?

Quách Ngọc Ngoan hiện sống ra sao sau 1 năm vỡ nợ?

Giải trí - 15 giờ trước

GĐXH - Quách Ngọc Ngoan cho hay hiện tại anh rất vất vả vì vẫn chưa xử lý được món nợ "khủng".

Top