Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghìn lẻ kỷ vật thời chiến

Thứ sáu, 09:15 18/05/2007 | Giải trí

Giadinh.net - Bộ sưu tập “chiến tranh” gồm hàng nghìn hiện vật “trên trời dưới biển”, chủ yếu được sản xuất tại Pháp, Mỹ từ những năm 1930 và được đưa vào Việt Nam trong thời chiến.

Không hào nhoáng như một số quán bar thông thường, dân chơi đồ cổ Hà thành- đặc biệt giới trẻ lại biết khá nhiều về NoK Bar (số 1, Lạc Long Quân, Hà Nội) bởi phong cách “bụi”. Đặc biệt, đây còn là nơi trưng bày một phần trong bộ sưu tập đến hàng nghìn cổ vật thời chiến tranh của chủ nhân Khuất Thắng. Những chiếc bi đông, một mảnh đạn vỡ, một chiếc mũ tai bèo... tất cả như mở ra phần nào cánh cửa lịch sử, để người xem lặng đi trước sự khốc liệt về thời chiến đã đi qua.

“Đồ độc”

Trong ánh sáng nhập nhoà của NoK Bar, các cổ vật thời chiến nằm im lìm, phủ bụi. Trên tường và trần nhà, các loại xe đạp, mũ nón từ thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ được treo lủng lẳng, dọc ngang. Nhiều nhất là các loại bi đông, cặp lồng to nhỏ, đủ kiểu dáng tròn vuông, các loại mũ sắt, mũ của quân đội miền Nam cộng hoà cũ...

Bộ sưu tập “chiến tranh” gồm hàng nghìn hiện vật “trên trời dưới biển”, chủ yếu được sản xuất tại Pháp, Mỹ từ những năm 1930 và được đưa vào Việt Nam trong thời chiến. Bộ sưu tập còn có những chiếc ấm, bát, điếu được bộ đội thiết kế từ những mảnh vỏ bom. Các loại quạt color của Pháp, quạt cây của Đức, quạt trần 4 cánh của Anh, quạt trần 2 và 3 cánh của Ý, Đức... được sản xuất từ những năm 1930 và được du nhập vào nước ta từ những năm sau 1950 cũng được Khuất Thắng thu thập đến hàng trăm chiếc. Có nhiều vật khá quý giá với lịch sử mà anh đã thu thập được như máy đo tốc độ do Mỹ sản xuất, thùng đựng thiết bị thông tin của lính Mỹ, thùng bảo ôn thức ăn trong quân đội Mỹ, tem mác máy bay của Hoa Kỳ, súng kíp, dao dân tộc, mũ sắt dành cho lính tăng của Nga, túi xacot Liên Xô, túi đựng sa bàn của Mỹ...

Trong chuyến đi xe máy xuyên Việt cách đây hơn 1 năm, anh Thắng đã sưu tập được rất nhiều kỷ vật như tủ lạnh, tủ bảo ôn, ống nhòm, đèn bàn, ba lô, túi xách... Có những đồ vật anh phải bỏ tiền ra mua nhưng cũng có người quý, tặng cho anh mang về Hà Nội.

Trong vô số những hiện vật chiến tranh này, có nhiều thứ độc nhất vô nhị. Chẳng hạn như chuyến đi Đà Nẵng để giao lưu lễ hội Vespa vừa qua, anh quen được một người bạn đang sở hữu một bộ sưu tập xe. Anh thấy một chiếc xe máy đời 1964, biết đây là chiếc xe được mang sang Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ, rất quý. Chủ nhân chiếc xe đã lấy bút xoá, ghi tặng anh luôn cả chiếc xe cổ. Theo như lời anh Thắng, đây là chiếc xe mà anh chưa thấy chiếc thứ hai ở miền Bắc. Hoặc chiếc máy ảnh Polagoil của Mỹ đã được sản xuất cách đây hơn 70 năm, do anh tìm được tại một hiệu sửa đồng hồ, cũng là chiếc máy ảnh anh chưa tìm thấy chiếc thứ hai. Chiếc xe đạp Peugeot được sản xuất ở Pháp từ những năm 1920, sau 80 năm nó đã được anh tìm thấy tại Hà Tây và mang về trưng bày tại quán NoK Bar.

Giá trị thời gian

Thời gian vẫn hay được lấy ra làm thước đo cho những gì là lớn lao, bất diệt. Và ở đây, trong không gian của hồi ức này, một lần nữa dấu vết thời gian lại được làm sáng lên bao hiện vật mang vóc dáng hơi thở của một thời. Gượng tay làn tơ nhện, gói nhẹ bụi thời gian, chúng tôi đã thắp lên ngọn lửa để dòng chảy thời gian cứ thế tuôn trào theo hồi ức của bạn. Các hiện vật chiến tranh như mở ra phần nào cánh cửa của lịch sử trước mắt bạn. Chỉ chiếc bi đông, một mảnh đạn vỡ, bạn đã lặng đi trước sự khốc liệt để mặc sức hồi tưởng.

(Trích lời tựa giới thiệu bộ sưu tập)

Anh Thắng kể, cơ duyên của việc sưu tập những cổ vật từ thời chiến tranh là từ bố mình. Ông là bộ đội giải phóng miền Nam, sau 30 năm trở về, sau cơn bạo bệnh ông bị liệt nửa người. Vài kỷ vật nhỏ như một chiếc bi đông, dao, vài chiếc huân, huy chương mà ông rất quý. Mỗi sáng, ông lại lôi những kỷ vật này ra tẩn mẩn lau chùi. Những hiện vật này là giá trị tinh thần không cân đo đong đếm được, bởi nó đã được trả giá bằng mồ hôi, xương máu, bằng thời gian và cả ký ức của tuổi trẻ mà bố anh đã đi qua. Chính điều đó khiến cậu bé chỉ mới mười mấy tuổi như Thắng thực sự xúc động và trân trọng.

Công việc chính của anh là làm hướng dẫn viên du lịch, đi nhiều miền đất nước. Đôi khi anh cảm thấy tiếc vì những đồ vật như chiếc lọ hoa, viên đạn, cái gạt tàn, chiếc bi đông... gắn liền với một nền văn hoá, một giai đoạn lịch sử đang bị lãng quên. Không biết từ bao giờ, anh đã nhặt nhạnh những thứ cũ rích, méo mó, sứt sẹo như thế về chất đống. Từ chiếc gầu múc nước đến chiếc ca sắt rỉ, có vật nhỏ nhưng phải mất hàng tháng trời đi lại mới thuyết phục được chủ nhân để mang về, nhưng anh vẫn không nản. Một lần đến Hà Tây, anh không tin vào mắt mình, vì có người vẫn còn treo chiếc xe đạp cũ được sản xuất ở Pháp từ những năm 1920. Hàng ngày, ông vẫn nhấc xuống lau chùi như vật quý giá. Mất hàng chục lần đi lại, anh cũng đã “rinh” được nó về. Nhiều vật khi sưu tầm được, không hiểu ý nghĩa, anh tìm trên mạng, hỏi người già và cả hỏi bố để biết thêm. Cùng với chiều dài thời gian, những kỷ vật chiến tranh của anh cứ thế dày lên theo năm tháng. Bộ sưu tập đó, giờ đã lên đến cả nghìn hiện vật.

 Những kỷ vật trong bộ sưu tập của anh, có thứ hàng vài chục triệu nhưng có những thứ chỉ có giá trị về mặt tinh thần. Anh luôn giữ nguyên những đồ vật này, không sửa chữa hoặc thay đổi bởi giá trị của nó là giá trị về mặt thời gian. Nó còn quý với anh bởi có nhiều bạn bè nước ngoài, khi đến đây đã quá ngạc nhiên vì ngay tại Mỹ hoặc Pháp, nhiều hiện vật trong bộ sưu tập này cũng chỉ còn được lưu giữ trong Viện bảo tàng và không thể tìm được ở ngoài.

Sẽ có thương hiệu “đồ thời chiến”

Câu cửa miệng của anh khi giới thiệu về các đồ vật của mình là: “Tôi muốn bảo tồn và phát triển”. Những vật đã từng có, anh cất giữ để bảo tồn. Nhưng có những vật do anh “sản xuất” từ kiểu dáng của những đồ lính cũ. Anh đã mày mò chế tạo ra chiếc Minsk có màu sơn của xe bọc thép, đèn là đèn xe tăng và ống xả là một quả đạn pháo của Nga. Hay như chiếc mũ bảo vệ đã được anh mô phỏng những chiếc mũ dành cho   người lính điều khiển xe môtô trong thời kỳ chiến tranh. Nó đã được cách điệu nhằm mục đính thoáng mát tiện cho người sử dụng.

Khi được hỏi sắp tới, liệu sẽ có một thương hiệu thời trang phỏng tác và cách điệu từ những đồ thời chiến? Anh Thắng cười, hiện anh đã phát triển thành một thương hiệu mang âm hưởng thời chiến, nhưng chỉ là những vật do anh chế tạo ra. Những chiếc mũ do anh phỏng tác trên chất liệu và kiểu dáng đồ thời chiến tranh đã được bầy bán tại các shop thời trang phong cách ở Hà Nội, với giá 132.000đ/1chiếc. Túi giả da, được thiết kế dựa trên ý tưởng túi đựng đồ của người lái phi công trong thập niên 70, với quai đeo dài, kiểu dáng gọn nhẹ, giá bán 93.000đ. Ngoài ra, có nhiều chiếc xe Vespa cổ được anh bán với nhiều mức giá khác nhau.

Lương Mỹ

kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 năm liền giữ vai trò quyền lực Miss Grand Vietnam, Hà Kiều Anh nói gì?

3 năm liền giữ vai trò quyền lực Miss Grand Vietnam, Hà Kiều Anh nói gì?

Giải trí - 6 giờ trước

GĐXH - Hà Kiều Anh tiết lộ áp lực khi liên tiếp đảm nhận vai trò Trưởng Ban giám khảo Miss Grand Vietnam.

Nghệ sĩ Phương Bình 82 tuổi vẫn chạy xe 20km tới 12 giờ đêm mỗi ngày, bữa ăn khiến ai cũng xót xa

Nghệ sĩ Phương Bình 82 tuổi vẫn chạy xe 20km tới 12 giờ đêm mỗi ngày, bữa ăn khiến ai cũng xót xa

Giải trí - 7 giờ trước

"Mỗi buổi tối, tôi phải chạy lên quán nghệ sĩ để hát, cách nhà tận 20km, tới 12 giờ đêm mới về được tới nhà" – nghệ sĩ Phương Bình chia sẻ.

Đời tư kín tiếng của Bảo Anh trước khi công khai con gái

Đời tư kín tiếng của Bảo Anh trước khi công khai con gái

Giải trí - 10 giờ trước

Ca sĩ Bảo Anh đang trở thành tâm điểm chú ý khi được cho là ngầm thừa nhận chuyện có con.

Vân Dung ở tuổi U50: Có con trai nối nghiệp, cuộc sống nhiều người mơ ước

Vân Dung ở tuổi U50: Có con trai nối nghiệp, cuộc sống nhiều người mơ ước

Giải trí - 11 giờ trước

GĐXH - Không chỉ gây ấn tượng với khán giả qua hình ảnh một nghệ sĩ hài vô cùng duyên dáng và tài năng, Vân Dung còn có cuộc sống riêng nhiều người mơ ước.

Con gái Tú Dưa 'chào sân' âm nhạc, 'đại gia' hậu thuẫn là ai?

Con gái Tú Dưa 'chào sân' âm nhạc, 'đại gia' hậu thuẫn là ai?

Xem - nghe - đọc - 14 giờ trước

GĐXH - "Linh Nhi có làm trong công ty của bố với mức lương 25 triệu/tháng. Trong vòng 2 năm sẽ là 500 triệu rồi. Thế nên có thể nói, bố chính là đại gia của Linh Nhi", Tú Dưa tiết lộ.

Phương Thảo - Ngọc Lễ 'Xe đạp ơi' giờ ra sao sau 19 năm sang Mỹ định cư?

Phương Thảo - Ngọc Lễ 'Xe đạp ơi' giờ ra sao sau 19 năm sang Mỹ định cư?

Giải trí - 14 giờ trước

GĐXH - Phương Thảo - Ngọc Lễ nổi tiếng từ thời giải thưởng "Làn sóng xanh" thập niên 90 - 2000 với "Xe đạp ơi" và "Ba ngọn nến lung linh". Sau 19 năm rời xa Vbiz, sang Mỹ định cư, cuộc sống của cặp đôi nghệ sĩ giờ ra sao?

Nathan Lee: Tôi đẹp trai thế này không có con thì hơi phí, tiền để cho ai tiêu?

Nathan Lee: Tôi đẹp trai thế này không có con thì hơi phí, tiền để cho ai tiêu?

Giải trí - 14 giờ trước

"Tôi hay tự hỏi mình còn thiếu gì? Hào quang, danh vọng tôi thấy cũng tạm ổn rồi. Có lẽ tôi chỉ còn thiếu một gia đình và con cái. Tôi nghĩ mình nên trải nghiệm cả điều đó", Nathan Lee chia sẻ.

‘Bà Mến’ Hương Tươi trở lại khiến khán giả ‘Trạm cứu hộ trái tim’ phấn khích

‘Bà Mến’ Hương Tươi trở lại khiến khán giả ‘Trạm cứu hộ trái tim’ phấn khích

Giải trí - 16 giờ trước

Sự trở lại của nhân vật bà Mến (Hương Tươi) trở thành điểm nhấn trong "Trạm cứu hộ trái tim" tập 19 và được nhiều khán giả thích thú, ủng hộ.

Ca sĩ Diệu Hà hát nhạc Phạm Duy: Đam mê ca hát nhưng không ảo tưởng

Ca sĩ Diệu Hà hát nhạc Phạm Duy: Đam mê ca hát nhưng không ảo tưởng

Xem - nghe - đọc - 16 giờ trước

GĐXH - Diệu Hà vừa chính thức ra mắt MV Tình ca của Phạm Duy, ca khúc mở đầu trong dự án nhạc hát nhạc Phạm Duy mang tên Nghìn trùng xa cách.

Bị mỉa mai lấy chồng tuổi U40, Ngọc Huyền lên tiếng làm rõ tiện "flex" luôn nửa kia

Bị mỉa mai lấy chồng tuổi U40, Ngọc Huyền lên tiếng làm rõ tiện "flex" luôn nửa kia

Giải trí - 18 giờ trước

Vào tháng 1/2024, Ngọc Huyền và bạn trai Duy Minh đã chính thức về chung một nhà.

Top