Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nghệ sĩ và những buồn vui ngày Tết

Thứ hai, 16:39 12/02/2007 | Giải trí

GĐ&XH - Tết xưa với món ăn ngon, kỷ niệm đáng nhớ của các nghệ sĩ nổi tiếng đem lại giây phút thư giãn, tiếng cười trên sân khấu, màn ảnh khi Xuân qua, Tết đến - cũng là những câu chuyện bất ngờ với khán giả khi họ vốn chỉ được nhìn trên sàn diễn, màn ảnh.

Đến nay có Tết nào khiến anh, chị nhớ nhất?

- NSưT Chánh Tín: Đó là Tết năm 1976, sau khi đổi tiền. Vợ chồng tôi đi hát ở ngoài, không ăn Tết ở nhà. Con mới sinh nên phải nhờ trông. Hát “pắc” ở Cà Mau, Bạc Liêu, tưởng có tiền, nhưng bầu lại ôm tiền trốn mất. Trước khi đi bầu cũng ứng trước một chút, nhưng 3 ngày Tết hát xong không có một cắc nào về thành phố. May được nhạc sĩ Trường Hải, người có dàn âm thanh cho bầu thuê (cũng bị lấy), cho 10 đồng để hai vợ chồng đi xe đò về. Sau những năm 1990 mới có cái Tết ở gia đình chính thức. Còn lại 10 năm đi hát đi khắp Bắc – Trung – Nam kiếm tiền, nhiều khi rất tủi thân. lúc đó không có khách sạn - phải ngủ nhờ nhà dân, chuẩn bị giao thừa, năm mới, dân sợ xui, “đuổi” xuống bếp để họ cúng gia tiên.

- NS Đức Hải: Cái Tết nhớ nhất là khi tôi học ở Nga năm 1989, do tôi không có sự  chuẩn bị về tinh thần nên bị sốc vì thiếu tình cảm gia đình, bạn thật thân, thiếu tiếng nói của người Việt, món ăn Việt. Những người đi học trước đã về quê, chỉ còn mỗi mình tôi nên cảm giác cô đơn trống trải đến mức gần tuyệt vọng. Nếu không “xồ” ra gặp tất cả những người nước ngoài trong ký túc xá với một thái độ cực kỳ thân mật và hơi... không bình thường (vì họ không thể hiểu cái Tết Việt Nam như thế nào), chắc tôi đã không chịu nổi.

NSƯT Hồng Vân

 - NSƯT Hồng Vân: Khó quên nhất là cái Tết  đầu tiên vợ chồng tôi làm sân khấu Phú Nhuận năm 2001. Nhớ vì nó cực quá, cực từ trước Tết, cực tới Tết và cũng hầu như không có Tết. Năm đó chỉ có 29, chứ không có ngày 30. Đêm 29, hai vợ chồng còn ở trong phòng hóa trang sắp xếp cúng bàn thờ sân khấu tới hơn 11h. Sau giao thừa 15 – 20 phút phải quay lại xông sân khấu, với tư thế mới của năm mới, đốt giấy tiền hương đèn khấn vái. Sau đó, vì làm sân khấu Phú Nhuận, nên vợ chồng tôi phải cầm cố nhà để vay ngân hàng. Cũng lo lắm vì năm đầu tiên gặp đủ thứ chuyện. Với tụi tôi làm việc gần như không có Tết, nhưng rất vui vì Tết góp vui cho mọi người.

 - NSưT Bảo Quốc: Với tôi Tết nhớ nhất là năm 1979, buồn vui lẫn lộn. Đoàn chúng tôi diễn vở Tấm lòng của biển vào ngày mồng một Tết, không khí rất vui, nhưng tôi lại rất buồn vì thiếu vắng NS Thanh Nga (chị ruột của NSUT Bảo Quốc đã bị ám sát). Mình đang buồn nhưng lại phải diễn cho khán giả cười – cái cảm giác đó tôi không thể diễn tả nổi.

NS Thúy Nga

- NS Thúy Nga: Tôi nhớ nhất hồi nhỏ khi Tết về háo hức với quần áo mới. Năm đó, nghe mẹ nói có xúc xích ăn nên mừng lắm (vì xem phim Liên Xô thấy họ ăn xúc xích rõ ngon, cả nước ai cũng được ăn), nên cả nhà tôi cũng hồi hộp chờ ăn. Khi lấy về là cả một cây xúc xích (thực ra là lạp xường) dài, đỏ, cả nhà tôi háo hức nướng lên nhưng không ăn được vì dở, ôi, đến mức tôi đâm ra ác cảm, khi thấy xúc xích. Sau này gia đình nhắc lại đều buồn cười. Còn cái Tết ở Sài Gòn năm 1995, lần đầu xa quê cũng đáng  nhớ. Tôi được thầy giáo cho một vai nho nhỏ trên sân khấu nên háo hức chờ dù thù lao được có 15.000 đồng, vừa đủ mua bát phở nho nhỏ và trà đá, nhưng vì được diễn với các anh chị ngôi sao, nên không về Nha Trang ăn Tết. Vì thế tôi bị mẹ giận, vì mẹ tôi là người Nghệ lại quan niệm theo kiểu người Bắc là Tết phải về sum họp gia đình. Từ khi tôi vào nghề, Tết năm nào cũng ở Sài Gòn làm việc. Mẹ bảo... đất không chịu trời thì trời phải nghe đất, bà vào Sài Gòn ăn Tết với tôi, nhưng tôi đi diễn cả ngày, nên mẹ giận dữ lắm, bảo tôi hiện nay là người của công chúng, không thèm đoái hoài tới mẹ. Những Tết sau mẹ không vào Sài Gòn nữa, tôi sợ mẹ buồn, cho em trai về ăn Tết với mẹ, còn tôi ăn Tết một mình. Mấy ngày Tết tôi cũng bày biện không khí Tết, nhưng lạnh ngắt. Đi diễn xong về thiếp đi chứ không kịp nghĩ ngợi gì. Nhớ Tết 2006, lần đầu tiên lưu diễn nước ngoài, ở tiểu bang California, Mỹ, đông đảo cộng đồng người Việt cũng có không khí Tết, nhưng Tết bà con vẫn phải đi làm, không khí đón giao thừa lại chậm hơn Việt Nam một ngày. Việt Nam là mồng một Tết thì ở Mỹ mới đón giao thừa. Tôi cảm thấy lạnh lẽo, trống trải. Mình ở trong nước đi làm mệt mỏi không để ý Tết, nhưng ra nước ngoài mới thấm thía, không có gì vui thú vị bằng ở Tết ở Việt Nam Những Tết sau, tôi tự hứa là không bao giờ diễn ở nước ngoài. Lại nhớ có Tết, tôi có một bộ áo dài rất đẹp để cả gia đình đi lễ chùa. Đi xe máy, em trai chở, tà áo bị quấn vào bánh xe rách vạt nên tiếc lắm.  Ông bà mình nói tháng Giêng kỵ mua vải nhưng tôi sợ chậm trễ nên đi thay luôn vạt sau. Thật ngẫu nhiên năm đó mẹ mới mua nhà ở Sài Gòn cho tôi mẹ bị ngã xe rất nặng, tôi sợ quá, nên từ sau vẫn nhớ có kiêng có lành. Sau này tôi cũng sợ may áo dài, nên hiện nay trong tủ chỉ có một bộ áo dài.

Những kỷ niệm đẹp và vất vả thời gian khổ ấy sau này anh chị có kể lại với con cái. Có khi nào con cái phàn nàn bảo chuyện cũ không?

- NSưT Chánh Tín: Những kỷ niệm đó chúng tôi luôn nói lại với con cái ngày nay được ăn học đầy đủ để làm gương phấn đấu cho tương lai, vì hiện nay nhiều khi giới trẻ có cảm giác quá dễ đạt được mọi thứ trong cuộc sống. Con cái ở kề bên, chứng kiến cảnh khổ sở của bố mẹ nên cũng nhớ. Còn đứa con gái út sau này không được chứng kiến cảnh đó thì thấy cuộc đời tươi sáng. Chúng tôi nhắc con út nhiều nhất rằng: cha mẹ làm ăn được, có xe cộ đưa rước, đừng tưởng bố mẹ oai phong mà phải biết rằng trước đây cha mẹ khổ lắm.

NSƯT Bảo Quốc

- NSưT Bảo Quốc: Chúng tôi vẫn dạy con cái trưởng thành trong công việc, bắt buộc họ phải làm việc, dù con cái tôi vẫn hiểu cha mẹ chúng từng vất vả thế nào hồi sau năm 1975. Tôi vẫn bắt con đi làm ở nhà  hàng của gia đình và trả lương đàng hoàng, để hướng con cái thấy rằng, kiếm được đồng tiền không phải là điều dễ dàng.

Có món ăn nào ngày Tết hay món ăn nào ấn tượng nhất với anh chị?

- NSưT Chánh Tín: Sau năm 1975, ăn uống khó khăn với gia đình trong cái khó chung của cả nước. Bánh chưng, bánh tét không có. Tết 1978 – 1979, chúng tôi đi hát còn không có tiền mua mỡ, không mua quà Tết, mua được bánh tét không có nhân đã may, còn bánh tét có thịt mỡ thì đắt lắm. May mắn có nhạc sĩ Trần Tiến và nhạc sĩ Dương Thụ  tình cờ vào thăm. Anh Dương Thụ đem bánh chưng Hà Nội vào, cả nhà cùng ăn, tấm tắc khen ngon. Hàng năm sắp đến Noel cũng là mùa kỷ niệm của vợ chồng tôi, vì cũng là gần kỷ niệm ngày cưới 15/12 và sinh nhật bà xã, bây giờ làm ăn được được thì mới tổ chức Noel, sinh nhật cho vợ con, chứ hồi đó vợ tôi dành dụm được chút tiền mua con cá lóc (miền Bắc gọi là cá quả) bằng 3 ngón tay (trong Nam cá lóc rất to) thì tình cờ có mấy người bạn ghé thăm, họ cảm động quá góp gió mua một chút, nên tổ chức được bữa tiệc linh đình. Nay cuộc sống đầy đủ ăn uống không thành vấn đề, không thiếu thốn. Xưa ăn thiếu không bị bệnh, ăn nhiều lại bị nhiều bệnh hơn, tôi lớn tuổi, sợ mập nên kiêng gần hết.

Khổ nhất là về ăn mặc. Chúng tôi làm bao nhiêu cũng sắm đồ diễn hết, vì nghệ sĩ không có đồ đẹp thì sao trình diễn? Con đẻ ra phải bú sữa bột vì vợ tôi ít sữa. Thời đó, cơm gạo không có, con phải bú nước cháo và đường. Có sữa bột của Liên Xô cho bú nên cũng đỡ. Tôi còn nhớ đứa nhỏ 2 – 3 tuổi thèm đường quá, đã  ăn cả kem đánh răng của Mỹ vì nó ngọt. Quần áo của con vợ chồng tôi thường đi xin mọi người trong họ hàng, vì không thể sắm nổi. Chúng tôi là ca sĩ phải sắm máy hát, lúc đó bán ở đường Huỳnh Thúc Kháng, quận 1, chỉ bé bằng 2 gang tay, giá 250 đồng và tôi phải trả góp trong vòng 1 năm mới hết, (vì sau năm 1975 đi hát được có 3-4 đồng/show hoặc nhiều lắm là 6-7 đồng/show).

- NS Đức Hải: Bữa ăn ngon thật là ngon làm tôi nhớ mãi là Tết 1967 – 1968, khi cả gia đình đi sơ tán, chúng tôi được ăn cái Tết ở quê ven sông Cà Lồ, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, có nhiều ruồi vì sau khi ăn cỗ xong người ta ăn mía. Món ăn là thịt lợn luộc lát mỏng (hồi đó còn không có thịt ăn), măng nấu với lưỡi lợn, chân giò, củ kiệu muối và một thứ nữa mà hiện nay hiếm: mùi gạo quê mới giã bằng cối rất thơm. Tôi đã đi diễn 64 tỉnh thành cả nước, trèo đèo lội suối, lên non xuống bể chỉ mong kiếm được 10 kg gạo giã mà không có. Tôi thèm có ai đó giã gạo quê gửi về cho mình dù chỉ là 1 kg.

- NSưT Hồng Vân: Năm 1986, tôi mới học năm thứ nhất Trường Sân khấu nghệ thuật 2, tôi đi diễn và đón giao thừa ở mặt trận 479 Cămpuchia, lúc đó khốc liệt lắm. Đêm Giao thừa, chúng tôi diễn cho bộ đội. Tôi và một người bạn được phân công về một tiểu đội thông tin, trời rất lạnh, lại có sương muối. Tôi hay bị ngã nước nên được các anh trong đơn vị cho uống một ly rượu tắc kè và đánh cảm, sau đó tôi xỉn luôn một mạch tới sáng hôm sau mới tỉnh dậy. Hỏi thăm thì biết nguyên tiểu đội đi tuần đã đạp phải mìn mất hết. Đêm 30 Tết thì cười với  bạn bè, còn sáng Mồng một Tết lại khóc đồng đội.

- NSưT Bảo Quốc: Bữa ăn tôi nhớ nhất là khi đi diễn ở Huế cùng mẹ và chị Thanh Nga đi ăn cơm Ẩm phủ. Nghe nói đến cơm Âm phủ, tôi sợ lắm, không dám đi, khi tới hóa ra là nhà hàng, tôi vẫn nhất quyết không ăn đồ... Âm phủ. Mẹ tôi phải dỗ ăn thử, tôi mới thấy ngon quá, cơm hến lạ và ngon lắm, nên từ đó ra Huế tôi phải tới Âm phủ để ăn.

Anh chị có bị trận đòn nhớ đời nào của cha mẹ? Còn các nghệ sĩ hài thì chắc hồi nhỏ nghịch lắm?

- NSưT Chánh Tín: Cả gia đình tôi theo nghiệp võ. Ba tôi là chân truyền của một tướng trong quân đội của ông Tôn Văn (Tôn Trung Sơn). Chừng 5 tuổi, năm anh em tôi đã được cha dạy võ. Vốn là tướng võ, nên cha tôi rất ghét văn nghệ, coi đó là xướng ca vô loài, sợ ít học. Nhưng ngay từ thời tiểu học, tôi đã mê văn nghệ, hát hay nhất trường, hay được chọn là biểu diễn solist, ngoài ra còn đục tượng, vẽ tranh. Tôi không học giỏi hạng nhất lớp, chỉ xếp trong vòng từ hạng nhì tới hạng mười. Thời học sinh, chừng 14 – 15 tuổi, sắp đến Tết, tôi hay vẽ thiệp chúc xuân mang vào trường bán, được các lớp đặt hàng rất nhiều đến mức không lo học thi mà lo kiếm tiền, vì thế cha tôi rất ghét, vứt hết cọ màu đi, nếu nói không được thì ba đánh. Mỗi lần đánh không dưới 10 roi. Tôi nhớ có lần đi tập văn nghệ về bị cha đánh bằng một bó năm cây roi mây. Ba tôi đã đánh là không ai can được. Năm tôi 15 tuổi thì cha mất, nên tôi mới vào nghề. Tôi hát ở Saigon Queen Bee, trên đường Nguyễn Huệ, vũ trường và phòng trà lớn nhất Sài Gòn lúc đó. Anh Tâm Chánh vốn là sếp sòng của Queen Bee nên mời tôi về hát. Hồi đó tôi là người đầu tiên hát bài Nghìn trùng xa cách, còn nữ là Thái Thanh hát. Chỉ tiếc là đến khi tôi nổi tiếng thì cha không được chứng kiến...

NSƯT Nguyễn Chánh Tin đóng vai Nguyễn Thành Luân
trong phim Ván bài lật ngửa.

- NS Đức Hải: Tôi bị cha mẹ đánh tơi bời, vì tội rất nghịch, mà toàn nghịch nguy hiểm. Có một lần tôi bị đánh đau, nhưng là đòn oan hồi lớp 5. Cha mẹ tôi làm việc vất vả và hy vọng con cái học giỏi. Tôi học rất nhanh, còn thừa 2,5 tiếng bèn lên sân thượng chơi, tình cờ bố về sớm trông thấy không học, nên rút roi mây quất cho 3 roi làm tôi khóc thét lên. Sau khi biết chuyện, bố tôi bàng hoàng vì tôi đã làm bài và lại làm rất nhanh nên ông ân hận, động viên tôi học, kết quả là tới năm lớp 8 tôi được đi thi học sinh giỏi toán thành phố.

- NSưT Hồng Vân: Tôi nghịch như một thằng con trai. Tôi mê Denop (một nhân vật thần tượng của trẻ em thời đó - NV) và tự nhận mình là Denop. Tôi ghét con nhỏ gần nhà nói chuyện điệu ơi là điệu. Bố tôi đi Đức có giấy kẹo chocolate, tôi lấy chất bẩn rắc nhiều đường lên gói vào giấy kẹo và sai một “đệ tử” là Bombop mang cho con nhỏ điệu ăn. Bombop bị đánh, nhưng nó không khai, nên tôi không bị sao. Từ nhỏ đến lớn tôi ít bị bố mẹ đánh, bố mẹ tôi toàn giơ cao đánh khẽ và cho nợ... Nhưng có lần tôi bị đòn oan, như lần cho con chó bé xíu tên là Capi (tôi mê tiểu thuyết Không gia đình, có con chó lông trắng tên Capi) ngủ chung. Bố bắt tôi phải xích nó ngoài cửa sổ, nhưng đến tối tôi mở cửa đón nó vào, vì sợ nó bị lạnh nên bị bố đánh đòn. Nay trong nhà tôi có hơn 10 con chó, một con khỉ và một con voọc.

- NSưT Bảo Quốc: Hồi nhỏ tôi nghịch phá lắm. Trong lớp học, thầy Pháp văn vừa thương vừa giận tôi, vì không biết tôi nghịch ngợm lúc nào. Tôi lên trả bài rất giỏi, được thầy thương. Còn phá tới mức trát trái mắt mèo cho thầy ngứa, bẻ vụn phấn để chọc quê thầy. Thầy biết tôi là đầu trò. Nhưng có một hôm, thầy tới bảo hôm nay thầy bệnh nhưng vẫn đến dạy, con đừng phá để thầy làm tròn nhiệm vụ. Lúc đó tôi thương thầy quá. Còn trên sân khấu đoàn Thanh Minh, ai cũng kêu ca vì sự nghịch ngợm của tôi. Trước khi đoàn diễn khoảng 8 giờ thì nhạc công đã hòa tấu trước đó để khớp nhạc rồi đi uống càphê, tôi lẻn vào xả hết đàn, nhạc, đến khi diễn trật lất, rồi tôi trộn phấn, dụng cụ hóa trang của diễn viên, họ biết nhưng không nói vì dù sao tôi cũng là con của chủ gánh hát. Nhưng có một lần tôi ăn kem rồi bỏ vào người chú Tám Kim chơi đàn kìm. Chú tức quá bỏ đàn rượt tôi và tôi bị mẹ cho một trận nhừ tử. Đó là trận đòn nhớ đời nhất, vì mẹ bảo khi biểu diễn là chén cơm của gia đình và mọi người.

- NS Thúy Nga: Tôi ít nghịch phá, nhưng tính tôi lỳ, đã thích gì là làm tới tận cùng, nên bị mẹ đánh đòn luôn. Tất nhiên, trừ khi mẹ tóm được tôi trong phòng, còn lại tôi chạy như múa. Khi lớn một chút thì hay bày trò cho mẹ cười, có lẽ mẹ nhìn mặt tôi buồn cười quá nên buông roi, thành ra tôi thường xuyên bị đánh nhưng ít trúng roi hơn so với em trai.

Hồi đó có bao giờ anh chị ấm ức oán cha, trách mẹ sau những đòn roi?

- NSưT Chánh Tín: Tôi sợ chứ không oán, vì nghĩ cha không sai, cha luôn mong các con phải biết võ nghệ, có bản lĩnh – đó là tư thế của nam nhi vào đời. Mình làm trái ý cha thì phải bị đòn đau, nhưng không bỏ được vì đó là đam mê. Còn toàn bộ anh chị em trong gia đình tôi đều là võ tướng, chị Hai tôi còn đá hai chân như một. Trong giới nghệ sĩ ít ai biết tôi xuất thân từ nhà võ. Anh tôi là Nguyễn Chánh Dân có dạy một số đệ tử, nhưng chưa đến nơi đến chốn thì ổng bị tai nạn gãy chân. Còn tôi chỉ nhớ phần võ mình được truyền dạy, hơn nữa cũng không có thời gian theo đuổi. Đánh là đánh chứ tôi không sợ ba vì hai cha con như bạn bè vong niên, có gì cha hay kêu ra nói chuyện.

- NS Thúy Nga: Oan ức gì đâu? Hơn 20 tuổi tôi còn bị ăn đòn của mẹ. Mẹ tôi hay tuyên bố từ nay đừng gọi hai tiếng mẹ con, cạch mặt mỗi khi giận tôi, nhưng mẹ nào mà chẳng thương con.

Hiện nay, anh chị có dạy cho con cái những điều mà trước đây mình từng được cha mẹ dạy?

- NSưT Chánh Tín: Tôi trang bị cho con cái tâm đạo vào đời kiểu “thõng tay vào chợ”, sống hết mình, nhưng đừng trách cứ cuộc đời vì cái nghiệp của mình là vậy, không nên đòi hỏi cao thấp sang giàu.           

- NSUT Bảo Quốc: Thời tôi còn nhỏ, cha thì mất sớm, mẹ thì bận mải, nên những chuyện về đối nhân xử thế, tình yêu... tôi phải tự tìm hiểu qua bạn bè mà may mắn là gặp được những người bạn tốt. Khi con cái lớn lên, chúng tôi thường hướng con cái nói trước bằng những câu gợi ý, chẳng hạn với người giúp việc cho mình, mình phải tôn trọng họ vì họ đã giúp mình chứ không phải là người làm để có thái độ hống hách. Mình là nghệ sĩ nên có thể dùng các vở diễn để trao đổi với con cái về đối nhân xử thế, tình yêu...

Anh có gặp lại mình trong câu hỏi của con trẻ hiện nay? Có câu hỏi nào của con cái khiến anh khó giải đáp?

- NSUT Chánh Tín: Trước đây, cha tôi thường gợi ý cho nói chứ không trực tiếp hỏi. Tôi thường nói với con cái trong bữa ăn như thế nào là gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Câu nói đó không bao giờ sai. Tuổi trẻ vốn bồng bột nên hay bị sốc, như bạn mời hút thuốc, uống rượu thì bảo không hút sẽ bị quê, không chịu chơi, chứ biết đâu là xì ke ma túy.

NS Đức Hải

- NS Đức Hải: (cười to) Con gái lớn của tôi mới 3 tuổi nhưng nhiều khi cháu hỏi những câu làm tôi cười sằng sặc, như: tại sao em bé có cái này mà con không có... Nhiều khi tôi không thể trả lời được. Cháu thường xuyên hỏi, nhưng tôi xác định mình phải luôn vui vẻ, không bao giờ được bực mình. Cũng thấp thoáng có hình ảnh của tôi thời nhỏ trong những câu hỏi của con cái, vì thế mình càng yêu trẻ hơn và yêu tuổi thơ của mình hơn.

- NSUT Hồng Vân: Tôi dạy con giống như bố mẹ đã dạy tôi ngày trước, nhưng không bưng bít thông tin khi con cần biết điều gì đó. Trước đây, thông tin đến với con nít không nhiều và sớm như hiện nay.

- NSUT Bảo Quốc: Tôi có cảm giác trẻ con ngày nay hiểu nhanh nhạy hơn xưa. Khi có chuyện gì tức giận, cha mẹ cũng không phải dùng tới đòn roi mà hướng con cái qua những câu chuyện thực tế trên sách báo, truyền hình để cùng trao đổi. Bản thân tôi cũng dạy con theo cách đó.

Nhiều bậc cha mẹ hiện nay bất an vì tệ nạn xã hội. Còn các anh chị?

- NSUT Chánh Tín: Tôi cũng đắn đo khi con cái bước vào tuổi trưởng thành. Theo tôi trách nhiệm lớn nhất trong việc giáo dục con cái ở tuổi này không phải nhà trường mà là gia đình. Nếu con cái khoảng 5 – 7 tuổi thì bố mẹ phải chăm sóc đề phòng nó bị tai nạn như té, ăn bậy bạ, từ 8 – 12 tuổi thì cần theo dõi về giới tính, vệ sinh thân thể, cần chú ý khi con cái bước vào tuổi dậy thì tính tình thường xốc nổi. Khi con cái trên 18 tuổi đã được cha mẹ trang bị đầy đủ thì đỡ lo hơn. Nếu không tạo cho con cái nền tảng căn bản thì con cái không nhận biết được điều tốt cũng như cái xấu trong cuộc sống.

- NSUT Hồng Vân: Vấn đề internet, chơi game hiện nay cũng đáng lo ngại, không thể cấm được, nhưng cha mẹ cần để mắt tới. Nhà tôi không cho máy vi tính vào trong phòng riêng các con mà để chung, rồi kiểm tra và không cho xài điện thoại. Tôi không cấm theo kiểu quân đội mà phân tích cho con hiểu như: chat, chơi game cũng được nhưng phải có thời gian...

Cảm ơn các anh chị.

Phạm Thanh Tùng (thực hiện)

kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 năm liền giữ vai trò quyền lực Miss Grand Vietnam, Hà Kiều Anh nói gì?

3 năm liền giữ vai trò quyền lực Miss Grand Vietnam, Hà Kiều Anh nói gì?

Giải trí - 9 giờ trước

GĐXH - Hà Kiều Anh tiết lộ áp lực khi liên tiếp đảm nhận vai trò Trưởng Ban giám khảo Miss Grand Vietnam.

Nghệ sĩ Phương Bình 82 tuổi vẫn chạy xe 20km tới 12 giờ đêm mỗi ngày, bữa ăn khiến ai cũng xót xa

Nghệ sĩ Phương Bình 82 tuổi vẫn chạy xe 20km tới 12 giờ đêm mỗi ngày, bữa ăn khiến ai cũng xót xa

Giải trí - 10 giờ trước

"Mỗi buổi tối, tôi phải chạy lên quán nghệ sĩ để hát, cách nhà tận 20km, tới 12 giờ đêm mới về được tới nhà" – nghệ sĩ Phương Bình chia sẻ.

Đời tư kín tiếng của Bảo Anh trước khi công khai con gái

Đời tư kín tiếng của Bảo Anh trước khi công khai con gái

Giải trí - 13 giờ trước

Ca sĩ Bảo Anh đang trở thành tâm điểm chú ý khi được cho là ngầm thừa nhận chuyện có con.

Vân Dung ở tuổi U50: Có con trai nối nghiệp, cuộc sống nhiều người mơ ước

Vân Dung ở tuổi U50: Có con trai nối nghiệp, cuộc sống nhiều người mơ ước

Giải trí - 14 giờ trước

GĐXH - Không chỉ gây ấn tượng với khán giả qua hình ảnh một nghệ sĩ hài vô cùng duyên dáng và tài năng, Vân Dung còn có cuộc sống riêng nhiều người mơ ước.

Con gái Tú Dưa 'chào sân' âm nhạc, 'đại gia' hậu thuẫn là ai?

Con gái Tú Dưa 'chào sân' âm nhạc, 'đại gia' hậu thuẫn là ai?

Xem - nghe - đọc - 16 giờ trước

GĐXH - "Linh Nhi có làm trong công ty của bố với mức lương 25 triệu/tháng. Trong vòng 2 năm sẽ là 500 triệu rồi. Thế nên có thể nói, bố chính là đại gia của Linh Nhi", Tú Dưa tiết lộ.

Phương Thảo - Ngọc Lễ 'Xe đạp ơi' giờ ra sao sau 19 năm sang Mỹ định cư?

Phương Thảo - Ngọc Lễ 'Xe đạp ơi' giờ ra sao sau 19 năm sang Mỹ định cư?

Giải trí - 17 giờ trước

GĐXH - Phương Thảo - Ngọc Lễ nổi tiếng từ thời giải thưởng "Làn sóng xanh" thập niên 90 - 2000 với "Xe đạp ơi" và "Ba ngọn nến lung linh". Sau 19 năm rời xa Vbiz, sang Mỹ định cư, cuộc sống của cặp đôi nghệ sĩ giờ ra sao?

Nathan Lee: Tôi đẹp trai thế này không có con thì hơi phí, tiền để cho ai tiêu?

Nathan Lee: Tôi đẹp trai thế này không có con thì hơi phí, tiền để cho ai tiêu?

Giải trí - 17 giờ trước

"Tôi hay tự hỏi mình còn thiếu gì? Hào quang, danh vọng tôi thấy cũng tạm ổn rồi. Có lẽ tôi chỉ còn thiếu một gia đình và con cái. Tôi nghĩ mình nên trải nghiệm cả điều đó", Nathan Lee chia sẻ.

‘Bà Mến’ Hương Tươi trở lại khiến khán giả ‘Trạm cứu hộ trái tim’ phấn khích

‘Bà Mến’ Hương Tươi trở lại khiến khán giả ‘Trạm cứu hộ trái tim’ phấn khích

Giải trí - 19 giờ trước

Sự trở lại của nhân vật bà Mến (Hương Tươi) trở thành điểm nhấn trong "Trạm cứu hộ trái tim" tập 19 và được nhiều khán giả thích thú, ủng hộ.

Ca sĩ Diệu Hà hát nhạc Phạm Duy: Đam mê ca hát nhưng không ảo tưởng

Ca sĩ Diệu Hà hát nhạc Phạm Duy: Đam mê ca hát nhưng không ảo tưởng

Xem - nghe - đọc - 19 giờ trước

GĐXH - Diệu Hà vừa chính thức ra mắt MV Tình ca của Phạm Duy, ca khúc mở đầu trong dự án nhạc hát nhạc Phạm Duy mang tên Nghìn trùng xa cách.

Bị mỉa mai lấy chồng tuổi U40, Ngọc Huyền lên tiếng làm rõ tiện "flex" luôn nửa kia

Bị mỉa mai lấy chồng tuổi U40, Ngọc Huyền lên tiếng làm rõ tiện "flex" luôn nửa kia

Giải trí - 21 giờ trước

Vào tháng 1/2024, Ngọc Huyền và bạn trai Duy Minh đã chính thức về chung một nhà.

Top